Quản trị rủi ro là gì? Bí quyết quản trị rủi ro hiệu quả

Chia sẻ trên :
18-01-2023 520 lượt xem

Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ phát sinh không ít rủi ro. Nhưng nếu lường trước được những rủi ro ấy thì sẽ hạn chế tối đa hậu quả xảy ra. Vì thế quản trị rủi ro trong doanh nghiệp đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Vậy quản trị rủi ro là gì, thực hiện quản trị rủi ro như thế nào? Nội thất Govi sẽ giới thiệu chi tiết trong bài viết dưới đây hãy cùng tham khảo.

Quản trị rủi ro là gì?

Những rủi ro trong đầu tư, sản xuất kinh doanh sẽ dẫn đến thiệt hại về kinh tế của công ty.
Những rủi ro trong đầu tư, sản xuất kinh doanh sẽ dẫn đến thiệt hại về kinh tế của công ty.

Với các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì sẽ chứa đựng nhiều bất lợi. Những rủi ro, bất lợi này sẽ làm ảnh hưởng xấu và dẫn đến thiệt hại về kinh tế của công ty. Chính vì thế để có thể ngăn ngừa chúng thì doanh nghiệp cần phải có hình thức kiểm soát rủi ro. Vậy quản trị rủi ro là gì?

Quản trị rủi ro là một chuỗi các phương pháp nhằm phân tích và xác định cách thức xử lý rủi ro có thể xảy ra đối với doanh nghiệp trong tương lai. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể chủ động đề phòng, ứng phó với mọi chuyển dễ dàng, hạn chế thiệt hại.

Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau. Vậy bạn có biết hiện nay doanh nghiệp thường phải đối mặt với những loại rủi ro nào không?

Những loại rủi ro trong doanh nghiệp thường gặp nhất

Như đã đề cập, rủi ro trong doanh nghiệp xuất phát từ rát nhiều nguồn. Với mỗi hình thức rủi ro thì sẽ đem lại những bất lợi đáng kể cho doanh nghiệp dưới nhiều khía cạnh. Vì vậy, sau đây là những loại rủi ro trong doanh nghiệp thường gặp nhất.

Rủi ro thị trường

Hình thức rủi ro doanh nghiệp thường gặp nhất chính là rủi ro về thị trường.
Hình thức rủi ro doanh nghiệp thường gặp nhất chính là rủi ro về thị trường.

Rủi ro về thị trường là hình thức thường được bắt gặp nhất đối với doanh nghiệp. Những sự thay đổi liên tục trong thị trường sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Lúc này doanh nghiệp sẽ cần phải cân bằng cung cầu để duy trì vận hành ổn định.

Rủi ro chiến lược kinh doanh

Tiếp đến đó chính là rủi ro trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu không nghiên cứu và hiểu rõ về thị trường thì doanh nghiệp sẽ có thể đưa ra những chiến lược lạc hậu, không phù hợp. Và chính điều này sẽ làm chiến lược không đạt được tối đa hiệu quả cũng như thiệt hại về kinh tế, ưu thế cạnh tranh.

Rủi ro thương hiệu

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng sẽ có thể phải đối mặt với rủi ro thương hiệu. Thương hiệu hiệu có tác động cả mặt tích cực và tiêu cực đến doanh nghiệp. Nếu xây dựng được hình ảnh doanh nghiệp được khách hàng yêu quý sẽ là tiền đề để phát triển cực kỳ thuận lợi. Trái lại, nếu thương hiệu bị bêu xấu làm cho khách hàng có ác cảm thì sẽ là bất lợi vô cùng khó khăn. Một số yếu tố dẫn đến rủi ro về thương hiệu đó là chất lượng sản phẩm, gian lận hay mức độ hài lòng của khách hàng thấp.

Rủi ro pháp lý

Doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu vướng về mặt pháp lý.
Doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu vướng về mặt pháp lý.

Cùng với đó, rủi ro về mặt pháp lý cũng thường được bắt gặp với các doanh nghiệp, đặc biệt với doanh nghiệp mới thành lập. Xuất phát từ vốn kiến thức pháp luật hạn chế dẫn đến tranh chấp xảy ra doanh nghiệp sẽ phải trả chi phí khổng lồ. Chưa kể đến doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình tượng.

Thêm vào đó, với một số ngành nghề đặc thù thì còn phải đối mặt với nhiều rủi ro khác. Ví dụ như ngành khai thác dầu khí thì sẽ phải đối mặt với rủi ro về môi trường,…

Như vậy quản trị rủi ro doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng và cần được thực hiện thường xuyên, liên tục. Vậy quy trình quản lý rủi ro như thế nào hãy cùng chúng tôi tiếp tục tìm hiểu.

Các bước trong quy trình quản trị rủi ro

Để đảm bảo quản trị rủi ro được hiệu quả thì quá trình này cần được thực hiện bài bản. Cụ thể trong quy trình kiểm soát rủi ro sẽ gồm các bước sau đây:

Xác lập tình huống rủi ro và nhận diện

Đầu tiên doanh nghiệp sẽ cần phải lường trước tất cả các rủi ro mà mình có thể gặp phải trong tương lai. Điều này sẽ được xác định dựa trên các tiêu chí đánh giá đối với ngành nghề mà doanh nghiệp kinh doanh.

Đồng thời sau đó doanh nghiệp cũng cần nhận diện đó là rủi ro trên khía cạnh nào. Để làm được như thế thì doanh nghiệp cần nắm chắc về môi trường doanh nghiệp và hiểu rõ thị trường. Hãy phân loại các rủi ro thành các nhóm có đặc điểm tương đồng.

Phân tích và đánh giá rủi ro

Doanh nghiệp cần phải đánh giá xem rủi ro đó có thể xử lý được không.
Doanh nghiệp cần phải đánh giá xem rủi ro đó có thể xử lý được không.

Tại bước 2 trong quy trình quản trị rủi ro đó là phân tích và đánh giá các tình huống đã xây dựng ở bước 1. Lúc này doanh nghiệp sẽ cần phân tích về tỷ lệ rủi ro đó xảy ra trong tương lai và hậu quả nếu xảy ra.

Khi đã hoàn tất thì cùng lúc doanh nghiệp sẽ cần đánh giá xem rủi ro có thể xử lý được không. Việc tính toán về tỷ lệ xảy ra trong thực tế sẽ là cơ sở để tìm kiếm giải pháp ứng phó hiệu quả.

Tìm kiếm giảm pháp

Sau khi phân tích và đánh giá rủi ro ở bước 2 thì doanh nghiệp sẽ tiến hành tìm kiếm các giải pháp để xử lý. Tốt nhất nên lên nhiều giải pháp rồi chọn ra giải pháp có thiệt hại thấp nhất.

Quản trị rủi ro

Cuối cùng thì doanh nghiệp sẽ tiến hành giám sát và quản lý rủi ro đã lường trước. Lưu ý quá trình giám sát cần liên tục và cập nhật thường xuyên để đảm bảo rủi ro không phát sinh rủi ro khác.

Qua bài viết trên chúng tôi đã giải đáp quản trị rủi ro là gì và bí quyết để quản trị rủi ro hiệu quả. Ở những bài viết sau Govi sẽ chia sẻ thêm nhiều mẹo hữu ích khác, các bạn đừng bỏ lỡ.

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Tin tức khác

Những tư vấn mới những xu hướng nội thất văn phòng 2024
Định nghĩa Insight khách hàng là gì?
Bật mí 5 bước tìm ra Insight khách hàng từ chuyên gia

Tìm hiểu được insight khách hàng là chìa khóa quan trọng để tiếp cận mục tiêu trong marketing. Đây là một thuật ngữ vô cùng quan trọng đối với Marketer. Bởi một chiến dịch Marketing thành công hay không, phụ thuộc phần lớn vào việc khám phá Insight khách hàng. Bài viết dưới đây cung […]

Tìm hiểu chung về quản lý hợp đồng và phần mềm quản lý hợp đồng
Review 5 phần mềm quản lý hợp đồng tốt, sử dụng phổ biến

Quản lý hợp đồng là chìa khóa cho hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng đó. Bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ, chi tiết các thông tin giúp bạn quản lý hợp đồng cho doanh nghiệp một cách đơn giản và hiệu quả nhất. Hãy cùng Govi […]

SEO là gì trong Marketing?
SEO là gì trong Marketing? 10 Kỹ năng cho người làm SEO

Làm Marketing online, chắc hẳn nhiều người không còn xa lạ với thuật ngữ SEO, đặc biệt là những người quan tâm đển thứ hạng và traffic cho website của mình. Bên cạnh sử dụng các công cụ hỗ trợ, SEOer cũng cần phảo có những kỹ năng, kiến thức về cách thức vận hành […]

4 Bước gia tăng mức độ gắn kết giữa các nhân viên với nhau
Employee engagement là gì? 10 Cách gắn kết nhân viên

Employee Engagement là gì? – Employee Engagement hay còn gọi là gắn kết nhân viên. Đó chính là bí quyết để xây dựng một tập thể vững mạnh, đoàn kết, cùng nhau cố gắng vì mục tiêu chung để từng bước đưa doanh nghiệp ngày một phát triển hơn. Vậy làm thế nào để gắn […]

5 Lý do thuyên chuyển nhân sự phổ biến
Quyết định điều chuyển nhân sự – quy định và mẫu quyết định

Quyết định điều chuyển nhân sự – việc quan trọng ảnh hưởng đến cả doanh nghiệp & người lao động. Để thực hiện hành động này, cả doanh nghiệp lẫn nhân sự cần tuân thủ theo các quy định của Luật Doanh nghiệp và các quy định liên quan về lao động. Bài viết dưới […]

TƯ VẤN THIẾT KẾ TRỌN GÓI

Với hơn 10+ năm kinh nghiệm và tư vấn cho hơn 100.000 đối tác, Govi sẽ mang đến cho bạn thiết kế không gian 2D và định hướng không gian 3D miễn phí theo tiêu chí Phù hợp phong cách - Khẳng định chất riêng - Chi phí tối ưu - Đầy đủ tiện ích.

Tư vấn ngay
homeTrang chủ
mapShowroom
call
messMessenger
zaloZalo
messHợp tác messMessenger zaloChat Zalo showrommShowroom callGọi ngay