Chi phí biến đổi, chi phí cố định: Phân biệt và công thức tính

Chia sẻ trên :
19-12-2022 44337 lượt xem

Chi phí cố định và chi phí biến đổi là hai khoản phí trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Việc xác định chính xác các khoản phí này sẽ giúp doanh nghiệp cân bằng tài chính tốt hơn. Vậy làm sao để phân biệt hai loại chi phí này? Bài viết này Govi sẽ giúp bạn phân biệt rõ hai khoản phí cố định và phí biến đổi. Đồng thời chia sẻ công tính tính toán chi phí chính xác, cập nhật mới nhất 2022.

Chi phí cố định là gì?

Trước tiên chúng ta hãy cùng tham khảo một số thông tin về khoản chi phí cố định của doanh nghiệp về khái niệm, đặc điểm và các loại định phí hiện nay.

Khái niệm chi phí cố định

Các khoản tiền mà doanh nghiệp phải thanh toán định kỳ chính là chi phí cố định.
Các khoản tiền mà doanh nghiệp phải thanh toán định kỳ chính là chi phí cố định.

Chi phí cố định chính là khoản tiền mà doanh nghiệp cần thanh toán định kỳ. Khoản tiền này không thay đổi và gần như giữ ổn định trong một khoảng thời gian nhất định mà không phụ thuộc vào quy mô sản xuất.

Ví dụ: tiền phí bảo hiểm, tiền thuê mặt bằng, tiền lãi từ ngân hàng,… Số tiền mà doanh nghiệp phải đóng nhiều hay ít phụ thuộc vào quy mô sản xuất của doanh nghiệp.

Đặc điểm, ý nghĩa

Để hiểu rõ hơn về khoản chi cố định này thì chúng ta hãy cùng tiếp tục tìm hiểu về đặc điểm của nó.

  • Chi phí cố định không bị tác động bởi bất kỳ mức độ hoạt động nào. Hay để đơn giản hơn thì khoản chi này sẽ được giữ ổn định dù cho tình trạng doanh nghiệp có kinh doanh tốt hay khó khăn.
  • Với các doanh nghiệp mới được thành lập sẽ tốn một khoản tiền để đầu tư trang thiết bị sản xuất. Vì vậy khoản tiền này sẽ được chia ra nhằm giảm áp lực kinh tế cho doanh nghiệp. Đồng thời giúp doanh nghiệp có thể vận hành sản xuất đem lại lợi nhuận và bù cho các khoản phí đã chi trả.

Đối với doanh nghiệp, khoản chi phí cố định đây là khoản tiền bắt buộc phải trả. Đồng thời khoản chi phí này cũng có tác động to lớn đến quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp.

Chi phí cố định là các khoản tiền xuất phát từ tiền lương nhân viên, tiền mặt bằng, tiền mua trang thiết bị,… Vì vậy khi khoản tiền cố định này thay đổi thì số tiền chia kể trên cũng thay đổi. Nhờ đó có thể giảm áp lực tài chính đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Khoản chi phí cố định này doanh nghiệp bắt buộc phải trả.
Khoản chi phí cố định này doanh nghiệp bắt buộc phải trả.

Phân loại chi phí cố định

Dựa trên yếu tố quản lý các bạn có thể phân loại chi phí cố định thành những dạng sau:

  • Chi phí cố định bắt buộc: Bao gồm toàn bộ khoản tiền có liên quan đến trang thiết bị và chi phí cho hoạt động cơ bản của doanh nghiệp. Đây là khoản phí cố định và doanh nghiệp không thể trì hoãn cho việc chi trả. Ví dụ như tiền nhà xưởng, tiền máy móc, tiền lương của nhân viên,…
  • Chi phí cố định không bắt buộc: Bao gồm các khoản tiền mà doanh nghiệp phát sinh khi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Khoản chi phí này phụ thuộc vào sự quyết định của doanh nghiệp trong khoảng thời gian nhất định. Tùy thuộc vào từng thời điểm khác nhau mà doanh nghiệp sẽ cần trả khoản phí khác. Ví dụ như tiền quảng bá sản phẩm, tiền xây dựng thương hiệu,…

Cùng với đó, chi phí cố định cũng có thể được phân loại dựa trên yếu tố phân bổ:

  • Chi phí cố định định kỳ: Khoản tiền cố định này đã được doanh nghiệp tính toán từ trước và được nộp giống nhau trong khoảng thời gian nhất định. Ví dụ chi phí cố định định kỳ như tiền điện, tiền nước, tiền mặt bằng, nhà xưởng,…
  • Chi phí cố định có thể phân bổ: Đây là khoản chi phí không có sự cố định qua các thời điểm. Khoản chi phí này có thể thay đổi dựa trên quy ước trong thời gian dài áp dụng. Ví dụ chi phí cố định có thể phân bổ như tiền sắm máy móc mới, tiền nâng cấp hệ thống quản trị,…
Phân loại chi phí cố định có thể chia theo yếu tố quản lý và yếu tố phân bổ.
Phân loại chi phí cố định có thể chia theo yếu tố quản lý và yếu tố phân bổ.

Chi phí biến đổi là gì?

Tiếp đến chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về chi phí biến đổi để có cái nhìn rõ nét hơn về các khoản chi phí của doanh nghiệp.

Khái niệm

Chi phí biến đổi trong doanh nghiệp được tính là các khoản chi phí phụ thuộc vào các yếu tố thay đổi về quy mô sản xuất. Khoản tiền này thường ứng với các chi phí thay đổi liên tục trong doanh nghiệp.

Ví dụ: Chi phí biến đổi bao gồm các chi phí về nguyên liệu đầu vào và bao bì của sản phẩm. Chúng cũng có thể là phí giao dịch thẻ tín dụng hoặc chi phí vận chuyển hàng hóa của công ty, doanh nghiệp. Khoản tiền này tỷ lệ thuận với quy mô sản lượng của doanh nghiệp.

Chi phí biến đổi thường ứng với các khoản tiền thay đổi liên tục trong doanh nghiệp.
Chi phí biến đổi thường ứng với các khoản tiền thay đổi liên tục trong doanh nghiệp.

Đặc điểm, ý nghĩa

Khác với chi phí cố định thì chi phí biến đổi có những đặc điểm riêng biệt.

  • Tổng chi phí cần chi trả sẽ phụ thuộc sự thay đổi của mức độ hoạt động trong hoạt động kinh doanh.
  • Biến phí sẽ bằng 0 nếu doanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh.

Từ việc tính toán chính xác chi phí biến đổi của doanh nghiệp sẽ đem lại ý nghĩa to lớn với quá trình kinh doanh của công ty. Cụ thể:

  • Doanh nghiệp có thể lập kế hoạch hoạt động phù hợp với tình trạng thực tế của doanh nghiệp.
  • Là tiền đề phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận. Đồng thời cũng là cơ sở để định giá sản phẩm cho chuẩn xác.
  • Ngoài ra chi phí biến đổi cũng còn hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác kiểm soát, quản lý.

Phân loại chi phí biến đổi

Dựa trên tính chất, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp thì các bạn có thể phân chia chi phí biến đổi thành những dạng sau:

Chi phí biến đổi tuyến tính

Dạng chi phí biến đổi tuyến tính là dạng chi phí biến đổi tỷ lệ thuận với hoạt động sản xuất của công ty. Các chi phí phát sinh bao gồm chi phí về vật liệu, nhân công, phân phối,…

Để có thể quản lý tốt dạng chi phí này thì doanh nghiệp cần đồng thời quản lý tổng sổ và mức độ hoạt động của doanh nghiệp. Chúng được gọi chung là định mức biến phí ở các mức độ khác nhau. Khi công ty, doanh nghiệp xây dựng được biến phí tỷ lệ sản xuất giúp tiết kiệm nhiều chi phí.

Chi phí biến đổi cấp bậc

Những chi phí thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi ở mức cao hơn và rõ ràng thì được xem là chi phí biến đổi cấp bậc. Nếu mức độ thay đổi không đáng kể, không rõ ràng thì sẽ không được tính là chi phí biến đổi cấp bậc.

Ví dụ: Chi phí để nâng cấp cường độ hoạt động với công suất cao hơn, tăng cường nhân viên tăng ca, mua thêm nhiều máy móc mới, đồ nội thất văn phòng như bàn làm việc, ghế văn phòng để mở rộng quy mô sẽ được coi là chi phí biến đổi cấp bậc.

Để có thể quản lý được tốt chi phí biến đổi cấp bậc thì cần làm tốt những điều sau:

  • Tối ưu hóa nhân công.
  • Xây dựng biến phí hợp lý.
  • Lựa chọn mức độ hoạt động phù hợp tình trạng thực tế.

Chi phí biến đổi dạng cong

Bên cạnh 2 dạng kể trên thì chi phí biến đổi dạng cong cũng là dạng chi phí thường xuyên bắt gặp. Dạng chi phí này thể hiện mối quan hệ đặc biệt được thể hiện dưới dạng hình cong. Khi xác định chính xác dạng chi phí này giúp doanh nghiệp nắm rõ được tình trạng kinh doanh thực tế của doanh nghiệp.

Phân biệt chi phí cố định và chi phí biến đổi

Các bạn có thể tham khảo cách phân biệt chi phí cố định và chi phí biến đổi thông qua một vài đặc điểm sau:

Chi phí cố địnhChi phí biến đổi
Chi phí không thay đổi kể cả thay đổi về số lượng đơn vị sản xuất. Định phí ổn định trong khoảng thời gian cụ thể.Thay đổi phụ thuộc số lượng đơn vị sản xuất.
Định phí là khoản tiền xác định. Kể cả doanh nghiệp ngừng sản xuất.Biến phí thay đổi không giới hạn. Biến phí chỉ bằng 0 khi doanh nghiệp dừng kinh doanh.
Định phí không bao gồm trong thời điểm định giá tồn kho.Biến phí bao gồm trong thời điểm định giá tồn kho.
Ví dụ về chi phí cố định: tiền thuê nhà xưởng, mặt bằng, tiền bảo hiểm,…Ví dụ chi phí biến đổi: tiền nguyên liệu thô, tiền lương nhân viên, tiền vận chuyển,…

Từ các thông tin trên bạn có thể dễ dàng thấy được cách phân biệt chi phí biến đổi và chi phí cố định cực kỳ đơn giản. Về cơ bản giữa định phí và biến phí đều khá đối lập và không có điểm tương đồng. Vì vậy bạn cần nắm bắt được chính xác để có thể quản lý chi phí hiệu quả cho doanh nghiệp.

Cách tính chi phí biến đổi và ví dụ cụ thể

Tính toán đúng về chi phí biến đổi sẽ là tiền đề để doanh nghiệp có thể tối ưu doanh thu, lợi nhuận. Cụ thể cách thức tính toán bạn có thể tham khảo công thức sau:

Tổng biến phí = Tổng số sản phẩm đầu ra x Chi phí biến đổi của mỗi đơn vị

Từ đó có thể suy ra chi phí biến đổi của mỗi đơn vị là thương số giữa tổng biến phí và số sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp. Mở rộng ra với doanh nghiệp có nhiều khoản biến phí thay đổi liên tục thì có thể tính bằng biến phí của mỗi đơn vị thông qua cách tính trung bình tương đối.

Biến phí với mỗi đơn vị = Hiệu biến các biến phí vào các thời gian/Hiệu số lượng sản phẩm

Doanh nghiệp có thể tối ưu doanh thu, lợi nhuận thông qua cách tính chi phí biến đổi.
Doanh nghiệp có thể tối ưu doanh thu, lợi nhuận thông qua cách tính chi phí biến đổi.

Cách tính chi phí cố định và ví dụ cụ thể

Như đã đề cập thì chi phí cố định có vai trò cực kỳ quan trọng đối với doanh nghiệp. Việc xác định chính xác định phí sẽ là điều kiện giúp doanh nghiệp dự trù kinh phí để có biện pháp xử lý phù hợp. Bạn có thể tham khảo cách tính chi phí cố định như sau:

Chi phí cố định = Mức phí hoạt động cao nhất – (Chi phí biến đổi với một đơn vị x Đơn vị hoạt động cao nhất)

Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo công thức tính định phí khác như sau:

Chi phí cố định = Mức phí hoạt động thấp nhất – (Chi phí biến đổi với một đơn vị x Đơn vị hoạt động thấp nhất)

Ví dụ: Tổng chi phí cao nhất của doanh nghiệp trong năm hoạt động là 700 triệu với 300 sản phẩm. Còn tổng chi phí thấp nhất của doanh nghiệp trong năm là 100 sản phẩm với số tiền 250 triệu đồng. Từ đó dựa trên 2 công thức kể trên thì chúng ta có thể xác định là:

  • Chi phí biến đổi với một đơn vị = (700 – 250)/(300-100) = 2,25 triệu đồng
  • Chi phí cố định dựa trên mức hoạt động cao nhất = 700 – 2,25 x 300 = 25 triệu đồng
  • Chi phí cố định dựa trên mức hoạt động thấp nhất = 250 – 2,25 x 100 = 25 triệu đồng

Như vậy có thể thấy rằng kết quả tính toán của 2 phương pháp này là hoàn toàn giống nhau. Trên thực tế điều này sẽ giúp người tính toán linh hoạt hơn trong khi làm việc với các thông số có sẵn.

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ cho các bạn về chi phí cố định và chi phí biến đổi. Đồng thời giới thiệu cách tính các loại chi phí chính xác nhất. Cùng đón chờ Govi trong những bài viết tiếp theo để cập nhật liên tục thông tin mới nhất từ chúng tôi.

Xem thêm:

3.5/5 - (2 bình chọn)

Tin tức khác

Những tư vấn mới những xu hướng nội thất văn phòng 2024
Nâng tầm đẳng cấp không gian lãnh đạo với bàn giám đốc chữ L
Nâng tầm đẳng cấp không gian lãnh đạo với bàn giám đốc chữ L

Là một người lãnh đạo, bạn luôn mong muốn có một không gian làm việc chuyên nghiệp, thể hiện đẳng cấp và tạo cảm hứng làm việc. Bàn giám đốc chữ L chính là lựa chọn hoàn hảo để đáp ứng những yêu cầu đó. Cùng Govi tìm hiểu về dòng sản phẩm này ngay […]

Tủ gỗ nhỏ đựng đồ có khóa: Gọn nhẹ, tiện lợi, giá tốt
Tủ gỗ nhỏ đựng đồ có khóa: Gọn nhẹ, tiện lợi, giá tốt

Trong không gian sống hiện đại, việc sắp xếp và bảo quản đồ đạc gọn gàng là điều vô cùng quan trọng. Và một trong những vật dụng hữu ích không thể thiếu đó chính là tủ gỗ nhỏ có khóa. Vậy tủ gỗ nhỏ có khóa là gì và tại sao nó lại trở […]

Bàn làm việc treo tường - Sự lựa chọn thông minh cho không gian sống hiện đại
Bàn làm việc treo tường – Sự lựa chọn thông minh cho không gian sống hiện đại

Bạn đang tìm kiếm một giải pháp làm việc hiệu quả mà không chiếm quá nhiều diện tích? Bạn muốn sở hữu một không gian làm việc hiện đại, tiện nghi ngay tại ngôi nhà của mình? Câu trả lời có thể nằm ở chiếc bàn làm việc treo tường. Vậy bàn làm việc treo […]

Kệ màn hình máy tính | Giải pháp hoàn hảo cho không gian làm việc thông minh
Kệ màn hình máy tính | Giải pháp hoàn hảo cho không gian làm việc thông minh

Xu hướng làm việc tại nhà và làm việc linh hoạt đang ngày càng phổ biến. Để tạo ra một không gian làm việc tiện nghi và hiệu quả tại nhà, nhiều người đã đầu tư vào các thiết bị hỗ trợ, trong đó có kệ màn hình máy tính. Vậy kệ màn hình có […]

Vì sao ghế xoay không tay vịn được ưa chuộng trong văn phòng hiện đại?

Trong môi trường làm việc hiện đại, ghế xoay văn phòng không tay vịn ngày càng trở thành sự lựa chọn phổ biến của nhiều người. Với nhiều ưu điểm vượt trội, loại ghế này mang đến cho người dùng sự thoải mái nhưng vẫn đảm bảo yếu tố thẩm mỹ. Hãy cùng tìm hiểu […]

TƯ VẤN THIẾT KẾ TRỌN GÓI

Với hơn 10+ năm kinh nghiệm và tư vấn cho hơn 100.000 đối tác, Govi sẽ mang đến cho bạn thiết kế không gian 2D và định hướng không gian 3D miễn phí theo tiêu chí Phù hợp phong cách - Khẳng định chất riêng - Chi phí tối ưu - Đầy đủ tiện ích.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN/ NHẬN MODEL 3D
Thu gọn
  • Thêm sản phẩm

  • Thêm sản phẩm

  • Thêm sản phẩm

call
zaloChat Zalo
callHotline 0909.12.1111 zaloZalo messHợp tác