Hướng dẫn cách lập bảng khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên

Chia sẻ trên :
11-01-2023 12037 lượt xem

Với doanh nghiệp, một trong những tiêu chí để đánh giá sự thành công đó là nhân viên phải cảm thấy hài lòng với môi trường làm việc tại đây. Khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên là điều doanh nghiệp nên thực hiện 1 – 2 lần/năm để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người lao động.

Sự hài lòng của nhân viên là gì?

Sự hài lòng của nhân viên là điều mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn có được. Tại sao vậy?

Thế nào là sự hài lòng của nhân viên?

Mức độ hài lòng của nhân viên sẽ thể hiện được thái độ của họ với công việc đang làm.
Mức độ hài lòng của nhân viên sẽ thể hiện được thái độ của họ với công việc đang làm.

Sự hài lòng của nhân viên hay sự hài lòng của người lao động trong công việc thường để nói đến cảm xúc tinh thần và tâm trạng. Nó được hiểu là mức độ hài lòng, tích cực của cảm xúc cũng như thái độ của họ với công việc đang làm. Khi ai đó nói rằng họ rất hài lòng với công việc, tức là môi trường làm việc và công việc của họ đang rất thuận lợi và họ thấy thoải mái. Ngược lại nếu ai đó thấy tồi tệ với công việc thì điều này liên quan rất lớn đến môi trường công ty.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên

Khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên thì các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của họ bao gồm:

Bản chất công việc

Tính chất công việc bao gồm những thách thức, số lượng công việc phải làm mỗi ngày, độ khó của công việc, sự phù hợp năng lực với công việc ở mỗi nhân viên, sự thoải mái trong công việc mà nhân viên được cấp trên giao cho. Những công việc phù hợp năng lực, khả năng với nhân viên sẽ khiến nhân viên hài lòng và thoải mái tinh thần. Ngược lại những công việc không phù hợp năng lực, kinh nghiệm của họ sẽ khiến họ ít hài lòng hơn.

Cơ hội đào tạo và thăng tiến

Khảo sát hài lòng của nhân viên, yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của họ họ đối với công việc có thể kể đến đó là cơ hội được đào đào tạo và thăng tiến. Những nhân viên làm trong doanh nghiệp mà thường xuyên được tham gia các khóa đào tạo, training để nâng cao chuyên môn, kiến thức, có lộ trình cơ hội thăng tiến rõ ràng trong công việc sẽ cảm thấy hài lòng hơn so với những công ty mà họ cứ lặp đi lặp lại công việc mỗi ngày, không được đào tạo, không thấy có bất cứ cơ hội thăng tiến nào.

Người lãnh đạo

Ở các phiếu khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên, yếu tố lãnh đạo chi phối rất lớn. Mối quan hệ giữa nhân viên và lãnh đạo, cách ứng xử của lãnh đạo, phong cách lãnh đạo, khả năng quản trị của người đứng đầu công ty sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự hài lòng của công ty. Chắc hẳn nhiều lúc chúng ta đã được nghe câu, nhân viên rời bỏ công ty không phải bởi công việc mà là rời bỏ người lãnh đạo của họ.

Một lãnh đạo yếu kém về năng lực, thiếu sự công bằng, minh bạch, hách dịch, lộng quyền sẽ khiến nhân viên khó có sự hài lòng, sự gắn kết không được dài lâu.

Yếu tố lãnh đạo chi phối rất lớn đến mức độ hài lòng của nhân viên.
Yếu tố lãnh đạo chi phối rất lớn đến mức độ hài lòng của nhân viên.

Đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc, được hợp tác cùng các đồng nghiệp thân thiện, vui vẻ, sẵn sàng hỗ trợ nhau trong công việc sẽ làm tăng mức độ hài lòng của nhân viên. Bởi vậy nhiệm vụ của doanh nghiệp là rất lớn đó là thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể để nhân viên toàn công ty gắn kết thân thiết. Sẽ không nhân viên nào có thể hài lòng khi mà đồng nghiệp xấu tính, ganh ghét, đố kỵ và nói xấu nhau phải không nào.

Thu nhập, chế độ đãi ngộ

Yếu tố cuối cùng mà chúng tôi muốn đề cập ảnh hưởng không nhỏ đến sự hài lòng của nhân viên đó là thu nhập và chế độ lương thưởng. Chế độ lương thưởng trong công ty cần đảm bảo công bằng và đúng với năng lực của từng nhân viên. Nếu doanh nghiệp không trả lương, thưởng công bằng, không xứng đáng với công sức nhân viên bỏ ra sẽ gây ra bất mãn và ức chế lớn ở phía người lao động.

Tại sao phải khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên?

Không phải tự nhiên các doanh nghiệp lại mất thời gian, công sức để làm phiếu khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên. Bởi họ hiểu rằng sự hài lòng của nhân viên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp. Nhân viên có vui vẻ, thoải mái thì công việc mới tốt, thái độ và hành vi với công việc sẽ tốt hơn, nhân viên sẽ chủ động học hỏi nâng cao kỹ năng và nghiệp vụ chuyên môn để đáp ứng công việc được tốt, tăng hiệu suất tổng thể công ty.

Việc nhân viên hài lòng với doanh nghiệp sẽ giúp duy trì sự ổn định nhân lực của công ty, nhân viên gắn bó dài lâu hơn chứ không có tình trạng nhảy việc, nghỉ việc giữa chừng. Không chỉ vậy nhân viên sẽ có tư tưởng muốn gắn bó và xây dựng, phát triển “ngôi nhà” chung của mình. Ngoài, việc nhân viên gắn bó lâu dài với công ty thì công ty sẽ hạn chế được việc phải thường xuyên tuyển dụng nhân viên mới, tiết kiệm chi phí tuyển dụng và chi phí đào tạo nhân sự.

Những nhân viên hài lòng với công ty sẽ có sự ứng xử tốt với khách hàng, chăm sóc khách hàng tận tâm, chu đáo vì sự phát triển chung của doanh nghiệp. Đồng thời nhân viên sẽ truyền thông hình ảnh của doanh nghiệp mình đang làm tốt hơn, thu hút thêm nguồn nhân lực tốt cho công ty, mặt khác còn tạo hình ảnh tốt về công ty trong mắt đối tác, khách hàng.

Nhân viên hài lòng với doanh nghiệp, công việc sẽ bỏ ra nhiều tâm huyết làm việc, hạn chế những sai sót, lỗi lầm trong quá trình làm việc.

Sự hài lòng của nhân viên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp.
Sự hài lòng của nhân viên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp.

Phương pháp đo lường sự hài lòng của nhân viên

Để khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên đối với doanh nghiệp, công việc thì doanh nghiệp có thể áp dụng một trong 2 phương pháp sau:

Phương pháp đo lường gián tiếp

Phương pháp này được thực hiện bằng cách bộ phận lãnh đạo sẽ theo dõi xu hướng và mức độ nghỉ việc của nhân viên. Nếu sâu hơn doanh nghiệp cần theo dõi tỷ lệ nghỉ việc ở từng phòng ban, bộ phận của công ty, trường hợp mà phòng ban nào có tỷ lệ nghỉ việc cao thì cần lập phiếu khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên để có thể tìm ra nguyên nhân cốt lõi khiến nhân viên nghỉ việc. Sau khi đã tìm hiểu được nguyên nhân chủ quan, khách quan, doanh nghiệp sẽ có sự điều chỉnh phù hợp để tăng mức độ hài lòng của nhân viên hơn.

Phương pháp đo lường trực tiếp

Ở phương pháp này, các doanh nghiệp sẽ đưa ra các phiếu khảo sát mức độ hài lòng của lao động, nhân viên công ty theo dạng ẩn danh, yêu cầu các nhân viên tự điền các thông tin trong bảng đánh giá. Hoặc doanh nghiệp cũng có thể chọn hình thức là phỏng vấn từng cá nhân hoặc nhóm để nắm bắt được mức độ hài lòng của nhân viên, xem nhân viên có chỗ nào hiện chưa được hài lòng với công ty, công việc.

Các doanh nghiệp hoàn toàn có thể mời chuyên gia tư vấn bên ngoài tham gia phỏng vấn và đưa ra mẫu bảng câu hỏi khảo sát mức độ hài lòng để nhân viên trả lời. Điều này giúp phần trình bày của nhân viên sẽ được ẩn danh khi gửi đến ban quản lý.

Sau khi đã hoàn thành khảo sát, doanh nghiệp cần tiến hành thống kê và phân tích đánh giá để tìm ra các nguyên nhân khiến nhân sự công ty cảm thấy chưa hài lòng, nếu thấy hợp lý sẽ tiến hành thay đổi một vài điều để mang lại sự hài lòng cho nhân viên.

Cách lập bản khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên

Để lập được bản khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên thì lãnh đạo cần nắm được các thông tin sau:

Bố cục, thành phần của bản khảo sát

Một số yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của nhân viên đối với doanh nghiệp.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của nhân viên đối với doanh nghiệp.

Mẫu khảo sát mức độ hài lòng của lao động trong doanh nghiệp bố cục thường sẽ chia thành 2 phần bao gồm: Phần thông tin chung và phần câu hỏi khảo sát.

Phần thông tin chung: Các thông tin chung trong bảng khảo sát thường bao gồm các câu hỏi như bảng khảo sát này dành cho ai, với mục đích gì, mức độ riêng tư của các thông tin này như thế nào? Một số bảng khảo sát có thêm các thông tin như họ tên nhân viên, mã nhân viên, phòng ban (thế nhưng đa phần các bảng khảo sát sẽ ít có thông tin này để đảm bảo tính riêng tư).

Phần các câu hỏi khảo sát nhân viên: Tập hợp các câu hỏi để doanh nghiệp nắm bắt được mức độ hài lòng của nhân viên. Ở mỗi câu hỏi thường câu trả lời sẽ có 5 mức độ đánh giá – 5 mức độ hài lòng để nhân viên có thể lựa chọn. Các câu hỏi nên ngắn gọn và dễ hiểu.

Câu hỏi phổ biến khi khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên

Doanh nghiệp có thể đưa ra các câu hỏi khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên về tiền lương, câu hỏi về mức độ hài lòng về nội dung công việc. Dưới đây là tập hợp các câu hỏi thường được các doanh nghiệp lớn sử dụng:

  • Công việc hiện tại có khiến anh/chị hài lòng hay không?
  • Anh/chị có nhận được sự hỗ trợ và hướng dẫn công việc không?
  • Anh/chị thấy điều kiện làm việc, mức lương, phụ cấp, chính sách công ty có thỏa đáng không?
  • Môi trường văn hóa doanh nghiệp có phù hợp với anh/chị hay không?
  • Anh/chị có ý định rời công ty không?
  • Anh/chị có muốn đưa ra đóng góp nào cho công ty không?
  • Anh chị có hài lòng với cách lãnh đạo thực hiện, chỉ đạo?
  • Chế độ thưởng phạt của công ty theo anh chị đã hợp lý chưa?
  • Điều gì khiến anh chị chưa hài lòng khi làm việc tại doanh nghiệp?
  • Anh chị có đánh giá gì về cơ sở vật chất của công ty hiện tại?

Mẫu phiếu khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên

Tùy vào mỗi doanh nghiệp mà mẫu phiếu khảo sát nhân viên về mức độ hài lòng đối với doanh nghiệp sẽ có sự khác nhau. Dưới đây là một số mẫu phiếu khảo sát cơ bản, dễ thực hiện nhất doanh nghiệp có thể tham khảo và áp dụng với doanh nghiệp của mình trong thời gian tới:

Tiêu chí đánh giá sự hài lòng với doanh nghiệp của nhân viên

Các tiêu chí đánh giá sự hài lòng của nhân viên với doanh nghiệp được thể hiện qua nhiều chỉ số khác nhau, cụ thể:

Chỉ số eNPS

eNPS tên tiếng Anh là Employee Net Promoter Scores, được hiểu là chỉ số đo lường sự gắn kết của nhân viên, đối tượng hướng đến là các lao động, nhân viên làm việc trong doanh nghiệp, tổ chức. Dựa vào chỉ số này thì doanh nghiệp sẽ đo lường sự gắn kết của các thành viên trong đơn vị mình, mang lại cho nhân viên cái nhìn bao quát cụ thể hơn về mục tiêu phát triển mà doanh nghiệp đang hướng tới.

Thường thì khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên để đo chỉ số eNPS doanh nghiệp sẽ chỉ hỏi một câu duy nhất: “Với thang điểm 0 – 10, bạn có sẵn sàng giới thiệu công ty như một nơi làm việc lý tưởng cho bạn bè người thân không?”.

Doanh nghiệp sẽ dựa vào câu trả lời của nhân viên rồi phân thành các nhóm điểm như sau:

  • Nhóm Detractors: đạt 0 – 6 điểm, đây là nhóm nhân viên không có sự hài lòng với doanh nghiệp, họ thường tỏ ra bất mãn, gièm pha và sử dụng các lời lẽ tiêu cực để nói về doanh nghiệp của mình.
  • Nhóm Passives: đạt 7 – 8 điểm, mức độ hài lòng của họ ở mức vừa phải, nếu có lời đề nghị tốt hơn từ công ty khác thì họ sẽ sẵn sàng rời đi. Họ nhìn chung nằm ở vị trí trung lập.
  • Nhóm Promoters: đạt 9 – 10 điểm, họ thuộc nhóm có sự hài lòng rất cao đối với công việc và doanh nghiệp mình đang làm. Họ có sự trung thành cao với tổ chức.

Chỉ số eNPS sẽ được tính theo công thức: eNPS = % P (Promoters) – % D (Detractors). Theo đó thang điểm eNPS sẽ từ biên độ -100 đến 100. Những nhân viên đạt eNPS từ 50 trở lên sẽ là tốt.

Chỉ số ESI

Chỉ số ESI giúp doanh nghiệp xác định được nhân viên có hạnh phúc khi làm việc tại doanh nghiệp hay không.
Chỉ số ESI giúp doanh nghiệp xác định được nhân viên có hạnh phúc khi làm việc tại doanh nghiệp hay không.

Khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên thì không thể thiếu được chỉ số ESI. Chỉ số này giúp doanh nghiệp xác định được nhân viên có hạnh phúc khi làm việc tại doanh nghiệp hay không, công việc mà họ đảm nhận có đáp ứng được nguyện vọng, mong muốn phát triển bản thân và nhu cầu cuộc sống hay không.

Đối với các doanh nghiệp quy mô nhỏ thì để đo lường chỉ số ESI thì 3 câu hỏi thường được đưa ra trong bảng khảo sát bao gồm:

  • Bạn có hài lòng với công việc, doanh nghiệp mình đang làm hiện tại hay không?
  • Doanh nghiệp và công việc bạn đang làm có đáp ứng được mong muốn, kỳ vọng của bạn?
  • Doanh nghiệp bạn đang làm so với môi trường làm việc lý tưởng bạn mong muốn đang ở mức nào?

Với các công ty quy mô vừa, lớn, để khảo sát sự hài lòng của nhân viên qua chỉ số ESI thì doanh nghiệp sẽ dựa trên các hạng mục cụ thể như: Hình ảnh công ty, hỗ trợ từ cấp trên, quan hệ đồng nghiệp, khả năng thăng tiến, lương thưởng, khen thưởng công bằng…

Ở mỗi câu hỏi được đưa ra trong bảng khảo sát ESI sẽ có thang điểm từ 1 – 10 để nhân viên tích từ Rất không hài lòng – rất hài lòng.

Công thức tính ESI như sau: ESI = ((Tổng số điểm các câu hỏi / Số câu hỏi) – 1) / 9 * 100. Điểm ESI dao động từ 0 – 100, chỉ số này càng cao thì chứng tỏ mức độ hài lòng của nhân viên càng lớn. Chỉ số ESI lý tưởng mà mỗi doanh nghiệp đều hướng tới đó là từ 70 điểm trở lên.

Chỉ số ETR

ETR tên tiếng Anh là Employee Turnover Rate, có nghĩa là tỷ lệ thôi việc. Chỉ số này giúp doanh nghiệp nắm được trong một khoảng thời gian nhất định: 1 tháng, 1 quý, 1 năm thì số lượng nhân viên nghỉ việc là bao nhiêu người. Chỉ số ETR càng cao thì điều này chứng tỏ mức độ hài lòng của nhân viên đối với doanh nghiệp khá tồi tệ.

Nguyên nhân bởi một nhân viên nghỉ việc chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: cơ hội thăng tiến không rõ ràng, lương thưởng không tốt, nhà quản lý không tốt…

Công thức tính chỉ số ETR là: ETR = (Số nhân viên thôi việc cuối kỳ / Tổng số nhân viên đầu kỳ) * 100%.

Chỉ số ETR giúp nhân viên nắm được số lượng nhân viên nghỉ việc.
Chỉ số ETR giúp nhân viên nắm được số lượng nhân viên nghỉ việc.

Các cách cải thiện mức độ hài lòng của nhân viên

Như đã phân tích ở trên có thể thấy việc nhân viên cảm thấy hài lòng với môi trường và doanh nghiệp sẽ mang đến lợi ích tuyệt vời, đảm bảo duy trì sự ổn định nhân lực, tăng năng suất làm việc, giảm nhiều chi phí trong việc tuyển dụng, đào tạo nhân viên mới. Nếu các lãnh đạo muốn bảng khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên công ty mình nằm trong thang điểm cao thì hãy chú ý thực hiện những điều sau:

Trao cho nhân viên quyền tự chủ nhiều hơn nữa

Hiện hầu như các doanh nghiệp đều đang thực hiện chính sách áp đặt, đưa ra các quy định, quy tắc và bắt buộc tất cả nhân viên phải thực hiện theo đúng khuôn khổ đó. Thực tế điều này không phải hẳn sai nhưng nó sẽ khiến nhân viên đôi khi cảm thấy gò bó, khó khăn bởi ngoài công việc ở công ty, họ còn rất nhiều việc gia đình, xã hội.

Doanh nghiệp theo đó có thể tạo điều kiện cho nhân viên của mình sắp xếp lịch làm việc linh động, tự chủ môi trường làm việc mà vẫn đảm bảo hiệu suất công việc được giao. Bên cạnh đó doanh nghiệp nên khuyến khích nhân viên tự trang trí khu vực làm việc của mình theo ý thích: cây xanh, hoa, khung ảnh, đồ lưu niệm để giúp văn phòng làm việc sinh động, nhân viên có hứng thú làm việc hơn. Làm được một số điều này thì bản đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên sẽ được cải thiện rõ rệt.

Điều chỉnh giờ làm việc hợp lý

Hầu hết các công ty đều có khung giờ làm việc vào 8h sáng và kết thúc trong khoảng 17h – 17h30 mỗi ngày. Khi mà tất cả từ học sinh, sinh viên, người lao động… đều đổ ra đường vào cùng khung giờ khiến bất cứ ai cũng ngao ngán vì tắc đường, mệt mỏi. Doanh nghiệp để tăng mức độ hài lòng cho nhân viên có thể đưa ra biện pháp điều chỉnh giờ giấc đi làm, cụ thể có thể đi làm muộn hơn, về muộn hơn so với giờ cao điểm.

Trong trường hợp vị trí công việc không cần đến trực tiếp văn phòng thì việc doanh nghiệp tạo điều kiện cho nhân viên làm việc từ xa cũng là phương án hay. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí mà còn tăng sự hài lòng cho nhân viên bởi họ không tốn thời gian, công sức khi phải di chuyển đến văn phòng mỗi ngày.

Để tăng mức độ hài lòng cho nhân viên, doanh nghiệp có thể đưa ra biện pháp điều chỉnh giờ giấc đi làm.
Để tăng mức độ hài lòng cho nhân viên, doanh nghiệp có thể đưa ra biện pháp điều chỉnh giờ giấc đi làm.

Không dành quá nhiều thời gian cho các cuộc họp

Tùy vào đặc điểm, công việc mỗi công ty mà thời gian họp có thể khác nhau, có doanh nghiệp ngày nào cũng họp đôi ba lần, có doanh nghiệp tuần họp 1,2 lần; cũng có doanh nghiệp họp tháng 1 lần. Thế nhưng hãy chú ý sắp xếp thời gian họp hợp lý, ngắn gọn, nêu nhanh các vấn đề cần xử lý. Lãnh đạo không nên để các cuộc họp kéo dài lê thê trong vài tiếng đồng hồ, điều này sẽ khiến bất cứ nhân viên nào cũng thấy mệt mỏi và ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng công việc cần giải quyết.

Tuyệt đối không bao giờ tổ chức cuộc họp trong giờ nghỉ trưa hoặc sau giờ làm việc bởi đó là thời gian để nghỉ ngơi hoặc làm các công việc cá nhân, gia đình. Một gợi ý hữu ích cho doanh nghiệp đó là nên tổ chức họp vào cuối giờ ăn trưa hoặc cuối giờ tan sở sẽ giúp thúc đẩy tiến độ cuộc họp nhanh hơn.

Phân chia công việc hợp lý cho nhân viên

Muốn bản khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên được đánh giá tốt thì người quản lý, lãnh đạo cần phân bổ công việc cho nhân viên thật hợp lý, phân công việc phù hợp năng lực, vị trí của từng người. Đặc biệt vào những “lúc cao điểm” không nên dồn ép nhân viên làm việc liên tục và tăng ca nhiều giờ sẽ khiến mọi người cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi.

Thường xuyên tổ chức hoạt động tập thể

Thường thì ở các phiếu khảo sát ý kiến nhân viên về sự hài lòng đối với doanh nghiệp sẽ có 5 mức độ đánh giá từ hoàn toàn không hài lòng đến rất hài lòng. Doanh nghiệp thường xuyên khuyến khích nhân viên tham gia hoạt động tập thể sẽ nhận được sự hài lòng rất lớn từ nhân viên.

Các hoạt động tập thể có thể kể đến như: tiệc ngọt 10 phút giữa giờ làm, chơi thể thao, tập thể dục giữa giờ 5 phút mỗi ngày, hoạt động tình nguyện… Thông qua các hoạt động này các đồng nghiệp trong công ty sẽ gắn bó thân thiết hơn, bản thân lãnh đạo cũng sẽ hòa nhập và gần gũi hơn với nhân viên của mình khi cùng tham gia các hoạt động chung.

Dành sự quan tâm đến sức khỏe nhân viên

Doanh nghiệp cần thường xuyên quan tâm đến sức khỏe của nhân viên.
Doanh nghiệp cần thường xuyên quan tâm đến sức khỏe của nhân viên.

Doanh nghiệp mỗi năm nên tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên từ 1 – 2 lần, đồng thời trên các hội nhóm, fanpage của công ty cần thường xuyên cập nhật các thông tin về sức khỏe để nhân viên chú ý và cải thiện. Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến thực đơn nhà bếp, các món ăn cần đảm bảo dinh dưỡng, thay đổi hàng ngày để nhân viên có năng lượng và sức khỏe, tinh thần làm việc tốt nhất. Trong trường hợp công ty không có bếp ăn thì lãnh đạo nên đầu tư lò vi sóng hoặc tủ lạnh để nhân viên dễ dàng bảo quản đồ ăn, thức uống, hâm nóng thức ăn khi cần.

Luôn tạo điều kiện cho nhân viên học hỏi và phát triển bản thân

Những công ty nhận được điểm cao khi khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên thường rất tạo điều kiện để nhân viên học hỏi. Lãnh đạo nên thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm, trau dồi năng lực cho ứng viên, tạo điều kiện cho nhân viên của mình tham gia các khóa học để nâng cao kỹ năng. Lãnh đạo cũng cần có sự công nhận năng lực của nhân viên và đưa ra chính sách khuyến khích động viên khi cần thiết.

Tạo cho nhân viên niềm vui bất ngờ

Thi thoảng, lãnh đạo doanh nghiệp có thể mời nhân viên cà phê, trà sữa hoặc đi ăn liên hoan, tặng quà cho nhân viên… Điều này tuy nhỏ nhưng sẽ khiến nhân viên cảm động và thấy mình được tôn trọng.

Thực tế thì hiện nay không có nhiều doanh nghiệp khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên. Nếu doanh nghiệp chưa thực hiện điều này thì lời khuyên dành cho bạn là nên sớm thực hiện để nắm bắt được tinh thần, thái độ của nhân viên đối với công việc, doanh nghiệp mình đang làm, từ đó có các thay đổi phù hợp để giúp nhân viên tăng sự hài lòng, năng suất công việc được hiệu quả hơn.

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Tin tức khác

Những tư vấn mới những xu hướng nội thất văn phòng 2024
Nâng tầm đẳng cấp không gian lãnh đạo với bàn giám đốc chữ L
Nâng tầm đẳng cấp không gian lãnh đạo với bàn giám đốc chữ L

Là một người lãnh đạo, bạn luôn mong muốn có một không gian làm việc chuyên nghiệp, thể hiện đẳng cấp và tạo cảm hứng làm việc. Bàn giám đốc chữ L chính là lựa chọn hoàn hảo để đáp ứng những yêu cầu đó. Cùng Govi tìm hiểu về dòng sản phẩm này ngay […]

Tủ gỗ nhỏ đựng đồ có khóa: Gọn nhẹ, tiện lợi, giá tốt
Tủ gỗ nhỏ đựng đồ có khóa: Gọn nhẹ, tiện lợi, giá tốt

Trong không gian sống hiện đại, việc sắp xếp và bảo quản đồ đạc gọn gàng là điều vô cùng quan trọng. Và một trong những vật dụng hữu ích không thể thiếu đó chính là tủ gỗ nhỏ có khóa. Vậy tủ gỗ nhỏ có khóa là gì và tại sao nó lại trở […]

Bàn làm việc treo tường - Sự lựa chọn thông minh cho không gian sống hiện đại
Bàn làm việc treo tường – Sự lựa chọn thông minh cho không gian sống hiện đại

Bạn đang tìm kiếm một giải pháp làm việc hiệu quả mà không chiếm quá nhiều diện tích? Bạn muốn sở hữu một không gian làm việc hiện đại, tiện nghi ngay tại ngôi nhà của mình? Câu trả lời có thể nằm ở chiếc bàn làm việc treo tường. Vậy bàn làm việc treo […]

Kệ màn hình máy tính | Giải pháp hoàn hảo cho không gian làm việc thông minh
Kệ màn hình máy tính | Giải pháp hoàn hảo cho không gian làm việc thông minh

Xu hướng làm việc tại nhà và làm việc linh hoạt đang ngày càng phổ biến. Để tạo ra một không gian làm việc tiện nghi và hiệu quả tại nhà, nhiều người đã đầu tư vào các thiết bị hỗ trợ, trong đó có kệ màn hình máy tính. Vậy kệ màn hình có […]

Vì sao ghế xoay không tay vịn được ưa chuộng trong văn phòng hiện đại?

Trong môi trường làm việc hiện đại, ghế xoay văn phòng không tay vịn ngày càng trở thành sự lựa chọn phổ biến của nhiều người. Với nhiều ưu điểm vượt trội, loại ghế này mang đến cho người dùng sự thoải mái nhưng vẫn đảm bảo yếu tố thẩm mỹ. Hãy cùng tìm hiểu […]

TƯ VẤN THIẾT KẾ TRỌN GÓI

Với hơn 10+ năm kinh nghiệm và tư vấn cho hơn 100.000 đối tác, Govi sẽ mang đến cho bạn thiết kế không gian 2D và định hướng không gian 3D miễn phí theo tiêu chí Phù hợp phong cách - Khẳng định chất riêng - Chi phí tối ưu - Đầy đủ tiện ích.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN/ NHẬN MODEL 3D
Thu gọn
  • Thêm sản phẩm

  • Thêm sản phẩm

  • Thêm sản phẩm

call
zaloChat Zalo
callHotline 0909.12.1111 zaloZalo messHợp tác