Danh sách chuẩn các loại bảo hiểm doanh nghiệp phải đóng

Chia sẻ trên :
06-03-2023 482 lượt xem

Theo quy định của pháp luật, để có thể vận hành hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ cần đóng một số khoản phí bắt buộc .Trong đó bao gồm khoản tiền về bảo hiểm bắt buộc. Vậy bảo hiểm bắt buộc là gì, doanh nghiệp cần đóng bao nhiêu loại bảo hiểm? Hãy cùng nội thất Govi tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây.

Bảo hiểm bắt buộc là gì?

Doanh nghiệp cần phải đóng bảo hiểm bắt buộc để hạn chế tối đa rủi ro, thiệt hại về tài chính
Doanh nghiệp cần phải đóng bảo hiểm bắt buộc để hạn chế tối đa rủi ro, thiệt hại về tài chính

Bảo hiểm bắt buộc là những loại bảo hiểm mà pháp luật bắt buộc doanh nghiệp cần phải đóng và có trách nhiệm thực hiện để hạn chế tối đa rủi ro, thiệt hại về tài chính nếu không may xảy ra sự cố cho người được bảo hiểm. Tuy nhiên bảo hiểm doanh nghiệp chỉ áp dụng với một vài loại bảo hiểm nhất định để bảo vệ lợi ích công cộng và đảm bảo an toàn xã hội.

Các loại bảo hiểm bắt buộc có những đặc điểm sau đây:

  • Có tính bắt buộc mọi người cần thực hiện nghiêm chỉnh và đúng theo pháp luật quy định.
  • Được pháp luật quy định rõ ràng về cách thức và mức đóng bảo hiểm.
  • Có nhiều chế độ nghỉ như ốm đau, thai sản, lương hưu, bệnh nghề nghiệp,…

Các loại bảo hiểm doanh nghiệp

Hiện nay, doanh nghiệp cần bắt buộc phải đóng các loại bảo hiểm doanh nghiệp như sau:

Bảo hiểm cơ giới

Đây là loại bảo hiểm bắt buộc đối với những phương tiện cơ giới
Đây là loại bảo hiểm bắt buộc đối với những phương tiện cơ giới

Bảo hiểm cơ giới bao gồm những loại bảo hiểm bắt buộc đối với những phương tiện cơ giới mà doanh nghiệp sở hữu. Vào thời hạn được quy định, doanh nghiệp sẽ cần phải tới cơ quan có thẩm quyền để tiến hành đóng bảo hiểm cơ giới.

Đối với bảo hiểm cơ giới của doanh nghiệp thì bao gồm những loại sau:

  • Bảo hiểm hỗn hợp ô tô: Đây là bảo hiểm toàn diện trên các phương diện thiệt hại về vật chất, tai nạn người trên xe và trách nhiệm với bên thứ ba.
  • Bảo hiểm xe máy: Xe máy là phương tiện di chuyển phổ biến nhất hiện nay. Bảo hiểm xe máy là bảo hiểm bắt buộc để bảo đảm quyền lợi của chủ xe máy.

Bảo hiểm tài sản

Bảo hiểm tài sản là bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường đối với toàn bộ tài sản của doanh nghiệp.

Với một doanh nghiệp có rất nhiều loại tài sản khác nhau vì thế phạm vi của bảo hiểm tài sản rất rộng. Khoản bảo hiểm này sẽ chịu trách nhiệm đối với cơ sở hạ tầng, máy móc và tài sản bên trong.

Bên cạnh đó, với doanh nghiệp cũng có khoản tiền bảo hiểm rủi ro về tài sản. Đặc điểm của bảo hiểm rủi ro tài sản là có phạm vi rộng. Nó chịu trách nhiệm bồi thường cho thiệt hại bất ngờ, không lường trước được từ các nguyên nhân không có trong quy tắc bảo hiểm.

Bảo hiểm thiệt hại

Bảo hiểm thiệt hại nhằm mục đích tối ưu hóa nhân lực doanh nghiệp
Bảo hiểm thiệt hại nhằm mục đích tối ưu hóa nhân lực doanh nghiệp

Bảo hiểm thiệt hại là bảo hiểm bắt buộc nhằm mục đích tối ưu hóa nhân lực doanh nghiệp và giảm thiểu trách nhiệm kinh doanh hay sản phẩm từ bên thứ ba. Trong đó bảo hiểm thiệt hại sẽ gồm các loại bảo hiểm bắt buộc nổi bật như sau:

  • Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm: Loại bảo hiểm này sẽ bảo hiểm tất cả trách nhiệm pháp lý phát sinh nếu có lỗi từ sản phẩm của doanh nghiệp. Khoản bảo hiểm này rất phù hợp với các doanh nghiệp có hình thức xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài.
  • Bảo hiểm trộm cắp: Nếu có mất mát hoặc phát sinh thiệt hại với tài sản tại địa điểm đăng ký bảo hiểm thì sẽ được bồi thường. Tuy nhiên loại bảo hiểm này thường xuyên phải đền bù đối với tài sản mất cắp.
  • Bảo hiểm tiền: Các khoản tiền trong két hoặc tiền trong quá trình vận chuyển sẽ được bảo hiểm và đền bù nếu có phát sinh. Tuy nhiên loại bảo hiểm này không áp dụng đối với các doanh nghiệp vận chuyển tiền chuyên nghiệp.

Bảo hiểm kỹ thuật

Bảo hiểm kỹ thuật là bảo hiểm chịu trách nhiệm toàn diện từ các yêu cầu bồi thường của doanh nghiệp có liên quan đến kỹ thuật và xây dựng. Trong đó cụ thể với từng loại bảo hiểm sẽ có đặc điểm riêng:

  • Bảo hiểm rủi ro lắp đặt: Nhận bảo hiểm đối với chủ thầu và nhà thầu trong tiến trình phát triển các dự án xây dựng. Đồng thời quy tắc và biểu phí cần phải tuân theo quy định của pháp luật về bảo hiểm bắt buộc.
  • Bảo hiểm rủi ro máy móc: Máy móc khi hoạt động, sản xuất nếu phát sinh rủi ro sẽ được bồi thường dựa trên các điều luật quy định.
  • Bảo hiểm hư hỏng máy móc: Trong trường hợp máy móc bị hỏng, không thể tiếp tục sử dụng thì sẽ được nhận bồi thường tương xứng.

Cùng với các khoản bảo hiểm bắt buộc đối với doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất thì họ cũng cần đóng một vài khoản phí khác cho nhân viên làm việc. Cụ thể như thế nào hãy cùng Govi tìm hiểu ở mục tiếp theo của bài viết nhé.

Các loại bảo hiểm bắt buộc với nhân viên

Dựa trên quy định tại Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì doanh nghiệp cần đóng những loại bảo hiểm bắt buộc dành cho nhân viên như sau:

Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội thay thế hoặc bù đắp cho người lao động khi họ bị suy giảm, mất thu nhập
Bảo hiểm xã hội thay thế hoặc bù đắp cho người lao động khi họ bị suy giảm, mất thu nhập

Bảo hiểm xã hội là loại bảo hiểm đảm bảo sự thay thế hoặc bù đắp cho người lao động khi họ bị suy giảm hoặc mất thu nhập vì lý do như thai sản, tai nạn lao động, hết tuổi lao động,… Đây là một loại bảo hiểm doanh nghiệp bắt buộc và khoản này phụ thuộc vào lương của nhân viên. Mức nộp bảo hiểm xã hội phải tối thiểu 7% lương tối thiểu của nhân viên.

Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ có trách nhiệm đền bù cho người mua bảo hiểm khi bị tai nạn hoặc mắc bệnh tật bắt nguồn từ công việc. Đối tượng chính của loại bảo hiểm này thường là doanh nghiệp hoạt động trong ngành độc hại có nguy cơ ảnh hưởng cao đến sức khỏe. Mức đóng khoản phí này là 0,5% lương hàng tháng vào Quỹ tiền lương.

Bảo hiểm y tế

Có thể nói bảo hiểm y tế chính là chính sách nhân đạo của Nhà nước để nhằm mục đích giảm bớt gánh nặng tài chính khi phát sinh ốm đau, bệnh tật. Bảo hiểm y tế là một trong những loại bảo hiểm bắt buộc mà doanh nghiệp cần phải chi trả cho nhân viên. Mức đóng bảo hiểm y tế đối với doanh nghiệp là 4,5% lương của nhân viên hàng tháng.

Bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp được đóng nhằm mục đích bù đắp thu nhập cho người lao động trong thời gian không có việc làm. Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp là khoản bảo hiểm bắt buộc với doanh nghiệp và cần chi trả 1% tiền lương hàng tháng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Loại bảo hiểmMục đíchMức đóng (% tiền lương)
Bảo hiểm xã hộiChi trả khi mất thu nhập do thai sản, ốm đau, chết,…7%
Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệpChi trả khi tai nạn, bệnh tật liên quan đến công việc0,5%
Bảo hiểm y tếChi trả khi ốm đau, bệnh tật4,5%
Bảo hiểm thất nghiệpChi trả khi thất nghiệp1%

Phân biệt bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện

Trên thực tế ngày nay đang bảo hiểm xã hội đang được đóng dưới 2 dạng là bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện. Vậy giữa chúng có đặc điểm gì khác nhau để có thể phân biệt.

Trước hết đó chính là về tính ép buộc đối với đối tượng tham gia bảo hiểm. Hình thức bảo hiểm xã hội bắt buộc là được Nhà nước quy định và đối tượng phải đóng đầy đủ. Còn hình thức bảo hiểm tự nguyện thì đối tượng có thể tham gia hoặc không.

Đặc điểm tiếp theo để xác định đó là về đối tượng tham gia với từng hình thức bảo hiểm. Bảo hiểm bắt buộc quy định đối tượng tham gia cụ thể. Tuy nhiên hình thức bảo hiểm tự nguyện thì có phạm vi đối tượng rộng hơn trừ các đối tượng trong hình thức bắt buộc.

Bên cạnh đó, chế độ hưởng bảo hiểm cũng là một tiêu chí để phân biệt bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm bắt buộc. Bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ chi trả với nhiều lợi ích như ốm đau, thai sản, tai nạn nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất. Trong khi đó bảo hiểm tự nguyện chỉ chi trả cho hưu trí và tử tuất.

Ngoài ra các bạn cũng có thể phân biệt dựa trên các tiêu chí khác như mức đóng bảo hiểm và phương thức đóng. Cụ thể như thế nào hãy cùng theo dõi bảng sau đây.

Tiêu chíBảo hiểm xã hội bắt buộcBảo hiểm xã hội tự nguyện
Tính ép buộcBắt buộc tham giaCó thể tham gia hoặc không
Đối tượng tham giaĐược Nhà nước xác định rõ gồm: cán bộ công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan lực lượng vũ trang,…Là công dân Việt Nam trên 15 tuổi và không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Chế độ bảo hiểmỐm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất Hưu trí, tử tuất
Trách nhiệm đóng phíNgười lao động hoặc người sử dụng lao độngNgười tham gia bảo hiểm
Mức đóng17,5% quỹ tiền lương với người sử dụng lao động, 8% tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất22% thu nhập hàng tháng
Phương thức đóngCó nhiều mốc như: 3 tháng, 6 tháng, 12 thángCó thể đóng hàng tháng hoặc theo mốc thời gian như 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng. Hoặc cũng có thể đóng 1 lần cho nhiều năm.

Qua bài viết trên chúng tôi mong rằng các bạn đã nắm được thông tin về các loại bảo hiểm bắt buộc mà doanh nghiệp cần đóng. Hãy đón chờ Govi trong những bài viết tiếp theo để có thể cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.

5/5 - (1 bình chọn)

Tin tức khác

Những tư vấn mới những xu hướng nội thất văn phòng 2024
Đàm phán là gì? 7 kỹ năng đàm phán kinh doanh thành công
Đàm phán là gì? 7 kỹ năng đàm phán kinh doanh thành công

Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh như hiện nay, kỹ năng đàm phán đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế và thành công trong các cuộc thương lượng. Bài viết dưới đây, cùng nội thất Govi tìm hiểu 7 kỹ năng đàm phán kinh doanh thành công […]

Kỹ năng nhân sự (Kỹ năng con người) - Human or Interpersonal Managerial Skills
Các kỹ năng của nhà quản trị – Bí kíp nào giúp họ thành công?

Nhà quản trị có vai trò “cốt cán” khi ảnh hưởng đến sự phát triển của một doanh nghiệp. Do đó, trang bị các kỹ năng của nhà quản trị là điều kiện bắt buộc. Tìm hiểu ngay những kỹ năng quan trọng cần có ở một nhà quản trị tài ba dưới bài viết […]

Tầm quan trọng của việc xây dựng khung năng lực nhân sự
Khung năng lực là gì? Tư vấn xây dựng khung năng lực

Tạo dựng “khung năng lực” là một nhiệm vụ quan trọng trong bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp và công ty nào. Thông qua khung năng lực, nhà quản lý có thể dễ dàng tổ chức các chương trình đào tạo, tuyển dụng nhanh chóng. Đồng thời cũng giúp cho việc xây dựng các chính […]

Tại sao cần áp dụng mô hình AIDA trong Marketing?
Mô hình AIDA – Bí quyết thu hút X5 khách hàng tiềm năng

Bất kỳ ai là Marketer cần phải biết áp dụng khéo léo mô hình AIDA trong các chiến dịch Marketing trong doanh nghiệp. Bởi đây được coi là bí quyết kinh điển giúp thu hút khách hàng, thúc đẩy quá trình ra quyết định của họ; từ đó, gia tăng tỷ lệ chuyển đổi. Bài […]

Định nghĩa Insight khách hàng là gì?
Bật mí 5 bước tìm ra Insight khách hàng từ chuyên gia

Tìm hiểu được insight khách hàng là chìa khóa quan trọng để tiếp cận mục tiêu trong marketing. Đây là một thuật ngữ vô cùng quan trọng đối với Marketer. Bởi một chiến dịch Marketing thành công hay không, phụ thuộc phần lớn vào việc khám phá Insight khách hàng. Bài viết dưới đây cung […]

TƯ VẤN THIẾT KẾ TRỌN GÓI

Với hơn 10+ năm kinh nghiệm và tư vấn cho hơn 100.000 đối tác, Govi sẽ mang đến cho bạn thiết kế không gian 2D và định hướng không gian 3D miễn phí theo tiêu chí Phù hợp phong cách - Khẳng định chất riêng - Chi phí tối ưu - Đầy đủ tiện ích.

Tư vấn ngay
Thu gọn
  • Thêm sản phẩm

  • Thêm sản phẩm

  • Thêm sản phẩm

homeTrang chủ
mapShowroom
call
messMessenger
zaloZalo
messHợp tác messMessenger zaloChat Zalo showrommShowroom callGọi ngay