Tổng quan về nghề xuất nhập khẩu và những điều cần biết
Chia sẻ trên :
13-09-2022 4322 lượt xem
Sự tăng trưởng tốc độ toàn cầu, hoạt động giao thương giữa các quốc gia diễn ra mạnh mẽ. Trong quá trình này, hoạt động xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, đất nước. Xuất – nhập khẩu tăng trưởng với nhịp độ bình quân khá cao về kim ngạch, đa dạng về mặt hàng. Nhu cầu việc làm từ các doanh nghiệp tăng nhanh. Bởi vậy, ngành xuất nhập khẩu càng trở nên phổ biến và thu hút nhiều sự chú ý từ sinh viên. Vậy xuất nhập khẩu là gì? Nghề xuất nhập khẩu làm gì? Cùng tìm hiểu chi tiết về ngành xuất nhập khẩu trong bài viết dưới đây nhé !
Ngành xuất nhập khẩu là gì? Ngành xuất nhập khẩu học gì?
Xuất nhập khẩu là gì?
Ngành xuất nhập khẩu bao gồm tất cả hoạt động của quá trình mua bán hàng hóa giữa thương nhân trong nước và thương nhân nước ngoài. Đây là nền tảng cơ bản của hoạt động ngoại thương.
Xuất nhập khẩu là nghiệp vụ chính trong quá trình thương mại của quốc gia. Nó có mối quan hệ mật thiết với các lĩnh vực khác nhau và là cầu nối giữa các nền kinh tế của các nước trên thế giới.
Ngành xuất nhập khẩu học gì?
Mục tiêu của chương trình cử nhân ngành xuất nhập khẩu là cung cấp cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng về kinh tế, thương mại quốc tế nói chung và nghiệp vụ xuất nhập khẩu nói riêng. Cử nhân ngành xuất nhập khẩu sẽ được trang bị khả năng làm việc toàn diện tại các tập đoàn có vốn đầu tư nước ngoài, có các công ty tư nhân, cũng như các doanh nghiệp Nhà nước về lĩnh vực liên quan đến kinh tế, thương mại quốc tế và xuất nhập khẩu.
Sự khác biệt giữa xuất nhập khẩu và logistics
Xuất nhập khẩu và logistics đã được xuất hiện khá lâu ở nước ta, tuy nhiên từ lúc ban đầu lại phát triển nhỏ giọt nên ít người chú ý. Trong những năm trở lại đây, ngành xuất nhập khẩu và logistics được người ta nghe nói, biết đến nhiều hơn. Đặc biệt, với sự phát triển sôi động của nền kinh tế thế giới, sự hội nhập của Việt Nam thì việc mua – bán hàng hóa quốc tế ngày càng phát triển. Kéo theo đó, hoạt động logistics cũng phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Xuất nhập khẩu về bản chất có thể hiểu là hoạt động mua – bán hàng hóa quốc tế, vậy còn logistics là gì?
Logistics thuộc xuất nhập khẩu hay xuất nhập khẩu thuộc logistics?
Thực tế, Logistics từ xưa được hiểu là hoạt động vận tải, nhưng đến nay nó bao gồm rất nhiều các hoạt động khác chứ ko riêng gì việc vận chuyển. Logistics cũng phát triển ở nước ta khá lâu nhưng chưa có sự liên kết, chưa tạo được hệ thống vững chắc, vận chuyển những lô hàng lớn mang tính quốc tế. Nhưng hiện nay, ngành logistics cũng đang hội nhập với xu thế chung và phát triển không chỉ ở vận chuyển hàng hóa trong nước mà còn vận chuyển quốc tế, làm thủ tục hải quan, nhập khẩu, kho bãi, vận chuyển tới tay người dùng.
Logistics sinh ra có phải chỉ để phục vụ xuất nhập khẩu?
Đúng là logistics sinh ra để phục vụ xuất nhập khẩu, nhưng đó không phải là tất cả. Logistics còn mang nhiều sứ mệnh khác ngoài việc phục vụ ngành xuất nhập khẩu, đó còn là hoạt động vận chuyển, là một ngành riêng biệt với xuất nhập khẩu. Tất nhiên, ngành xuất nhập khẩu và logistics có mối quan hệ mật thiết với nhau và 2 hoạt động này không thể tách rời nhau. Để có thể nhập hoặc xuất hàng, công ty cần có bộ phận vận chuyển hoặc thuê ngoài công ty vận chuyển để lo thủ tục hải quan, phương tiện vận chuyển, kho bãi, thanh toán quốc tế,..
Vì sao nên học ngành xuất nhập khẩu?
Trong bối cảnh các hoạt động thương mại quốc tế ngày càng sôi động thì xuất nhập khẩu là nghiệp vụ cực quan trọng, ngày càng phổ biến. Học xuất nhập khẩu bạn sẽ có những giá trị sau:
Kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ về xuất nhập khẩu
Đến với ngành xuất nhập khẩu, sinh viên được cung cấp toàn diện các kiến thức liên quan đến thương mại quốc tế và hoạt động xuất nhập khẩu. Cùng với kỹ năng cần thiết để tiến hành các nghiệp vụ liên quan đến xuất nhập khẩu sau khi tốt nghiệp.
Khả năng học hỏi, thích nghi nhanh với sự chuyển biến của nền kinh tế
Nền kinh tế phát triển không ngừng, kéo theo sự thay đổi liên tục trong hoạt động giao thương giữa các quốc gia. Ngành xuất nhập khẩu trang bị cho sinh viên đầy đủ các kiến thức và kỹ năng để thích nghi kịp thời với sự biến động đó.
Cơ hội việc làm rộng mở
Sự tăng trưởng mạnh mẽ trong hoạt động ngoại thương cũng như thương mại quốc tế đang mở ra vô vàn cơ hội nghề nghiệp tiềm năng cho các nhân viên chuyên ngành xuất nhập khẩu. Theo báo cáo của Viện chiến lược phát triển, Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế – xã hội quốc gia, đến 2020 tổng nhu cầu nhân lực sẽ tăng hơn 12 triệu người so với 2011, chủ yếu là nhân lực đã qua đào tạo các ngành: Cơ khí, điện tử, xuất nhập khẩu – logistics, kinh tế, quản trị,…. Tính riêng tại Hồ Chí Minh, giai đoạn 2015-2020 nhu cầu nhân lực các nhóm ngành xuất nhập khẩu – logistics vẫn thiếu hụt 8-% nhu cầu lao động đã qua đào tạo, khoảng 25000 việc làm/ năm.
Công việc xuất nhập khẩu làm gì?
Tùy thuộc vào vị trí cũng như lĩnh vực hoạt động của mỗi doanh nghiệp mà công việc của nhân viên xuất nhập khẩu sẽ khác nhau. Vậy mô tả công việc của nhân viên xuất nhập khẩu sẽ làm những gì?
Lên kế hoạch tìm kiếm và đề xuất với ban giám đốc thông tin hàng hóa, nhập hàng, tìm kiếm nhà cung cấp trong và ngoài nước.
Soạn thảo, ký kết hợp đồng giao dịch.
Đàm phán với đối tác, các nhà cung cấp hoặc khách hàng.
Theo dõi, quản lý hành trình, tiến độ của hàng hóa, sản phẩm. Kiểm soát chất lượng, số lượng hàng hóa.
Giải quyết những mâu thuẫn, vấn đề phát sinh có liên quan đến hàng hóa, sản phẩm trong quá trình vận chuyển.
Thực hiện tiếp nhận, đối chiếu các hồ sơ liên quan đến hàng hóa. Thực hiện nhận, kiểm tra các chứng từ từ nhà cung cấp.
Xác định HS code của các mặt hàng nhập khẩu của doanh nghiệp.
Quản lý, lưu trữ các chứng từ có liên quan, các chi phí trong quá trình xuất nhập khẩu.
Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu.
Sinh viên ngành xuất nhập khẩu ra trường làm gì?
Cơ hội nghề nghiệp cho cử nhân các ngành xuất nhập khẩu vô cùng rộng mở, đặc biệt khi logistics và xuất khẩu có liên quan mật thiết với nhau. Một số công việc tiêu biểu mà sinh viên ngành xuất nhập khẩu có thể đảm nhiệm khi ra trường:
Nhân viên mua hàng (Purchasing Official)
Làm việc với các nhà cung cấp qua Internet và các nguồn thông tin khác. Phân tích báo giá nhận được, dự toán các chi phí nhập khẩu ( phí vận tải, thuế nhập khẩu,…), soạn thảo hợp đồng ngoại thương ( Purchasing Order), chuẩn bị các chứng từ thanh toán ( Mở L/C, chuyển tiền,…), thực hiện các công việc cần thiết về vận tải ( Liên hệ Forwarder,…)…
Nhân viên nhập khẩu ( Import Executive)
Công việc tương tự như một Purchasing Official nhưng đa số nhân viên nhập khẩu đơn thuần không phải tìm kiếm nhà cung cấp, thường làm việc trong các công ty kinh doanh ít mặt hàng và có nhà cung cấp ổn định, các công ty phân phối độc quyền 1 nhãn hàng nào đó.
Nhân viên Sales – Xuất nhập khẩu
Công việc của nhân viên Sales tương tự như sales nội địa nhưng cần tìm kiếm và giao dịch với khách hàng nước ngoài. Cần phải thực hiện các công việc để xuất khẩu hàng hóa như: thuê vận tải, mở TK xuất khẩu, xin C / O )….
Nhân viên chứng từ
Các nhân viên chứng từ có thể làm việc trong bộ phận chứng từ thuộc phòng xuất nhập khẩu của 1 công ty lớn. Đa số nhân viên chứng từ làm việc trong các công ty forwarder, các công ty dịch vụ khai báo hải quan ( chịu trách nhiệm chuẩn bị mọi chứng từ liên quan tới việc thông quan để nhân việc khác làm việc với hải quan).
Nhân viên xuất nhập khẩu hiện trường
Đây là những người trực tiếp đi đến các kho bãi, cảng hàng không, cảng biển để làm thủ tục thông quan và nhận hàng từ những công ty vận tải. Nhân viên hiện trường thường làm việc chủ yếu cho các công ty forwarder, các công ty dịch vụ khai báo hải quan.
Nhân viên phòng thanh toán quốc tế tại Ngân hàng
Vị trí nhân viên này thường có kiến thức chủ yếu trong mảng thanh toán quốc tế, tìm hiểu các quy định, các chuẩn mực trong thanh toán quốc tế, giữa các ngân hàng, giữa ngân hàng và khách hàng.
Nhân viên văn phòng đại diện của các công ty đa quốc gia
Bạn có phù hợp với ngành xuất nhập khẩu?
Để xem bạn có phù hợp với ngành xuất nhập khẩu hay không, hãy cùng tìm hiểu xem ngành học này bao gồm những yêu cầu cần thiết nào nhé!
Niềm đam mê đối với các hoạt động giao thương quốc tế
Xuất nhập khẩu là bộ phận không thể thiếu trong quá trình thương mại quốc tế. Nếu bạn có niềm yêu thích đặc biệt với lĩnh vực kinh tế quốc tế cũng như hoạt động giao thương với nước ngoài thì xuất nhập khẩu là ngành học dành cho bạn.
Khả năng giao tiếp đa văn hóa
Nói tới xuất nhập khẩu là nói tới môi trường làm việc đa dạng với các thành viên đến từ các quốc gia và nền tảng khác nhau. Vì vậy, để làm việc hiệu quả trong môi trường này thì thì cần trau dồi khả năng giao tiếp giữa các nền văn hóa đặc biệt là ngôn ngữ. Sự tế nhị, tôn trọng, cởi mở với những điều mới lạ cùng khả năng lắng nghe là những yếu tố mà bạn cần có để làm việc trong lĩnh vực này.
Khả năng kết nối
Trong ngành xuất nhập khẩu, khả năng phát triển một mạng lưới kết nối mạnh mẽ cả trong nước và quốc tế là kỹ năng cực kỳ cần thiết. Một mạng lưới kết nối thành công có thể mở ra nhiều cơ hội kinh doanh bất ngờ vf tiềm năng ở nước ngoài. Đây chính là chìa khóa thành công trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Để trở thành một nhân viên xuất nhập khẩu cần đáp ứng những tiêu chí sau:
Tốt nghiệp đại học chuyên ngành liên quan tới nghiệp vụ xuất nhập khẩu như: Logistics, thương mại quốc tế, ngoại thương, quan hệ đối tác, tiếng anh thương mại,….
Hiểu biết nghiệp vụ cơ bản trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Nắm rõ quy trình, quy trình trong xuất nhập khẩu hàng hóa, các chứng từ, thủ tục xuất nhập khẩu.
Thông thạo tiếng anh giao tiếp.
Sử dụng thành thạo tin học văn phòng, phần mềm Logistics ( ERP).
Có khả năng lên kế hoạch công việc, giám sát quy trình, điều phối và tổ chức triển khai công việc.
Trung thực, tỉ mỉ, cẩn trọng xử lý mọi số liệu chuẩn xác.
Nghề xuất nhập khẩu là một trong những ngành nghề có tiềm năng rất lớn trên thị trường lao động. Hãy trau dồi cho mình những kiến thức chuyên ngành, cọ xát thực tế, học hỏi kinh nghiệm từ người đi trước để có thể phát triển mạnh mẽ nhé.
Là một người lãnh đạo, bạn luôn mong muốn có một không gian làm việc chuyên nghiệp, thể hiện đẳng cấp và tạo cảm hứng làm việc. Bàn giám đốc chữ L chính là lựa chọn hoàn hảo để đáp ứng những yêu cầu đó. Cùng Govi tìm hiểu về dòng sản phẩm này ngay […]
Trong không gian sống hiện đại, việc sắp xếp và bảo quản đồ đạc gọn gàng là điều vô cùng quan trọng. Và một trong những vật dụng hữu ích không thể thiếu đó chính là tủ gỗ nhỏ có khóa. Vậy tủ gỗ nhỏ có khóa là gì và tại sao nó lại trở […]
Bạn đang tìm kiếm một giải pháp làm việc hiệu quả mà không chiếm quá nhiều diện tích? Bạn muốn sở hữu một không gian làm việc hiện đại, tiện nghi ngay tại ngôi nhà của mình? Câu trả lời có thể nằm ở chiếc bàn làm việc treo tường. Vậy bàn làm việc treo […]
Xu hướng làm việc tại nhà và làm việc linh hoạt đang ngày càng phổ biến. Để tạo ra một không gian làm việc tiện nghi và hiệu quả tại nhà, nhiều người đã đầu tư vào các thiết bị hỗ trợ, trong đó có kệ màn hình máy tính. Vậy kệ màn hình có […]
Trong môi trường làm việc hiện đại, ghế xoay văn phòng không tay vịn ngày càng trở thành sự lựa chọn phổ biến của nhiều người. Với nhiều ưu điểm vượt trội, loại ghế này mang đến cho người dùng sự thoải mái nhưng vẫn đảm bảo yếu tố thẩm mỹ. Hãy cùng tìm hiểu […]
TƯ VẤN THIẾT KẾ TRỌN GÓI
Với hơn 10+ năm kinh nghiệm và tư vấn cho hơn 100.000 đối tác, Govi sẽ mang đến cho bạn thiết kế không gian 2D và định hướng không gian 3D miễn phí theo tiêu chí Phù hợp phong cách - Khẳng định chất riêng - Chi phí tối ưu - Đầy đủ tiện ích.
Govi chuyên cung cấp các loại bàn ghế, tủ tài liệu... hiện đại, chất lượng cao, đa dạng mẫu mã - kiến tạo không gian làm việc chuyên nghiệp và đẳng cấp.
Số 5 Nguyễn Khang, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà NộiXem bản đồ
53 Đinh Thị Thi, KĐT Vạn Phúc, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, Tp.HCMXem bản đồ