Tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn và cách trả lời thông minh
Chia sẻ trên :
06-01-2023 3894 lượt xem
Các câu hỏi phỏng vấn là thử thách mà nhà tuyển dụng dành cho các ứng viên để đánh giá năng lực của họ. Kinh nghiệm đặt câu hỏi và cách trả lời phỏng vấn thông minh sẽ được bật mí trong bài viết sau.
Tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn thường gặp nhất
Phỏng vấn xin việc là hình thức các doanh nghiệp liên hệ với các ứng viên tham gia ứng tuyển vị trí nào đó của công ty. Trong buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ đưa ra những câu hỏi phỏng vấn thuộc nhiều chủ đề khác nhau để có thể hiểu rõ hơn về tính cách, kinh nghiệm, kỹ năng của ứng viên. Các ứng viên có cách trả lời phỏng vấn thông minh sẽ gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng, từ đó tăng cơ hội trúng tuyển giữa hàng chục, hàng trăm ứng viên tham gia ứng tuyển.
Ngay sau đây chúng tôi sẽ đưa ra gợi ý các câu hỏi phỏng vấn thường gặp cũng như kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc để ứng viên tham khảo:
Câu hỏi giới thiệu bản thân và cách trả lời
Thường thì các đơn vị tuyển dụng sẽ chỉ đơn giản hỏi: “Bạn hãy tóm tắt về bản thân của mình? Bạn hãy giới thiệu đôi chút về bản thân”.
Lúc này ứng viên có thể trả lời với các ý như sau:
Trước tiên, tôi xin cảm ơn đến ban lãnh đạo thời gian sắp xếp cuộc phỏng vấn này. Chúc anh/chị một ngày tốt lành.
Tôi tên là Nguyễn Văn A, sinh năm…, tôi tốt nghiệp trường…, với vị trí ứng tuyển, tôi đã có… năm kinh nghiệm. Tôi có điểm mạnh: biết quản lý thời gian khá tốt, kỹ năng làm việc nhóm, tôi luôn cố gắng thực hiện công việc tốt nhất hoàn thành nhiệm vụ được giao. Mục tiêu công việc trong tương lai của tôi là có thể thăng tiến lên vị trí quản lý cao hơn, có cơ hội phát triển bản thân hoàn thiện.
Ở phần trình bày kinh nghiệm làm việc, bạn nên tóm tắt ngắn gọn những vị trí mình đã làm. Trường hợp sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm thì bạn hãy nhấn mạnh vào những hoạt động xã hội, tình nguyện mà bạn tham gia. Bạn cần thể hiện được rõ khát khao muốn có được vị trí công việc này để có thể thể hiện mình một cách tốt nhất.
Các câu hỏi phỏng vấn về thái độ và cách trả lời
Nhà tuyển dụng cũng thường xuyên đưa ra những câu hỏi phỏng vấn về thái độ để xem cách hành xử, phản ứng của ứng viên như thế nào với mỗi tình huống:
Nếu bạn trúng tuyển ở cả 2 công ty, yếu tố nào để bạn quyết định lựa chọn doanh nghiệp mình sẽ làm?
Khi hỏi câu này, nhà tuyển dụng đang muốn xem ứng viên đang đề cao sự lựa chọn nào hơn. Ứng viên nên đưa ra 2 – 3 yếu tố nhưng đừng nên quá nhấn mạnh vào yếu tố tiền bạc hay đãi ngộ lên đầu bởi như vậy nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn đề cao vật chất hơn là phát triển kỹ năng bản thân.
Bạn thích làm việc theo nhóm hay một mình?
Thực tế thì mỗi hình thức làm việc đều có những ưu – nhược điểm riêng, nhà tuyển dụng luôn muốn ứng viên của mình có thể làm việc độc lập và làm việc theo nhóm hiệu quả. Ứng viên có thể trả lời khôn khéo như: “Tôi là người có khả năng làm việc độc lập tốt, tuy nhiên nếu làm việc nhóm thì khả năng thích ứng của tôi khá nhanh, tôi có thể dễ dàng phối hợp với các đồng nghiệp khác để hoàn thành công việc tối ưu trong thời gian ngắn nhất”.
Bạn khó chịu ở đồng nghiệp bởi điều gì?
Việc trung thực kể ra những tật xấu của đồng nghiệp cũ trước đây sẽ khiến bạn trong mắt nhà tuyển dụng là người nhỏ nhen, thiếu sự khôn ngoan. Bạn có thể trả lời khéo léo như sau: “Theo tôi mỗi người đều có ưu – nhược điểm riêng về tính cách, trong trường hợp công việc có xảy ra các bất đồng thì tôi sẽ thẳng thắn góp ý để đôi bên đưa ra phương hướng giải quyết tốt nhất”.
Một số ví dụ câu hỏi tình huống đánh giá IQ và EQ
Những câu hỏi đánh giá IQ là câu hỏi đánh giá xem mức độ thông minh và nhanh nhạy của ứng viên. Còn câu hỏi EQ sẽ đánh giá chỉ số thông minh cảm xúc của họ. Các nhà tuyển dụng ngày càng khắt khe hơn khi lựa chọn ứng viên vào các vị trí mình còn thiếu, họ muốn nhân viên mới cần có IQ, EQ phát triển đầy đủ.
Dưới đây là các câu hỏi phỏng vấn IQ, EQ đến từ nhà tuyển dụng:
Khi có đồng nghiệp thách thức và đối đầu với bạn, bạn sẽ làm gì?
Bạn làm gì để ăn mừng thành công?
Sau một ngày làm việc tồi tệ, bạn sẽ làm gì để thư giãn?
Ai là người truyền cho bạn cảm hứng trong công việc?
Người khác thường đánh giá bạn là người như thế nào?
Sau thất bại, bạn làm thế nào để có thể vượt qua?
Bạn có từng thay đổi một hành vi nào của mình để thích ứng với công việc hay chưa?
Các câu hỏi và trả lời khi phỏng vấn bằng tiếng Anh
Với các vị trí nhân sự cấp cao hoặc vị trí công việc đặc thù phải sử dụng tiếng Anh thì những câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh là điều không thể thiếu. Khi phỏng vấn xin việc tiếng Anh thì bạn cần chú ý nói rõ ràng, ngắn gọn và phát âm chuẩn để nhà tuyển dụng có thể hiểu được nội dung bạn nói.
Nếu có thể trả lời phỏng vấn xin việc bằng tiếng anh trơn tru, mạch lạc là bạn đã ghi điểm rất lớn trong mắt nhà tuyển dụng rồi đấy. Đây sẽ là cơ hội để bạn deal mức lương cao và chế độ đãi ngộ hấp dẫn cho vị trí công việc mình muốn ứng tuyển. Dưới đây là các câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh và cách trả lời khôn khéo nhất:
What are your strengths? (Bạn có thế mạnh gì trong công việc)
“I’m a punctual person. I always arrive early and complete my work on time. My previous job had a lot of deadlines and I made sure that I was organized and adhered to (respected) all my jobs”. (Tạm dịch: Tôi là người luôn đúng giờ giấc, tôi thường đến sớm và hoàn thành tốt công việc được giao. Những công việc tôi làm trước đây đòi hỏi có thời hạn có thể và tôi đã làm việc có kế hoạch rõ ràng, tuân thủ những nguyên tắc được đề ra.)
“I consider myself to be a team-player. I like to work with other people and I find that it’s much easier to achieve something when everyone works together and communicates well”. (Tạm dịch: Tôi luôn coi trọng công việc tập thể. Tôi thích được làm việc cùng nhiều người để thực hiện mục tiêu nhanh hơn khi mọi người trao đổi và cùng phối hợp ăn ý với nhau).
What are your weaknesses? (Điểm yếu của bạn là gì?)
“I am sometimes slower in completing my tasks compared to others because I really want to get things right. I will double or sometimes triple-check documents and files to make sure everything is accurate”. (Tạm dịch: Đôi khi tôi hơi chậm trễ trong việc hoàn thành công việc bởi tôi muốn mọi thứ tôi làm cần phải thật chính xác, hoàn hảo. Tôi sẽ kiểm tra nhiều lần, có thể 2 – 3 lần tài liệu để không xảy ra bất cứ sai sót nào).
Why did you leave your last job? (Tại sao bạn bỏ công việc cũ của mình?)
“I’m looking for new challenges” (Tôi muốn tìm kiếm những thử thách mới cho bản thân).
“I feel I wasn’t able to show my talents” (Tôi thấy ở công ty cũ mình không được phát huy tối đa năng lực).
“I’m looking for a job that suits my qualifications” (Tôi đang tìm kiếm công việc phù hợp năng lực, trình độ của mình).
Gợi ý những câu hỏi phỏng vấn dành cho thực tập sinh
Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn – nắm được các thông tin này các ứng viên sẽ có cơ hội giành được phần thắng cao hơn so với đối thủ nhờ chuẩn bị trước được câu trả lời. Với vị trí thực tập sinh – thường là sinh viên năm cuối hoặc sinh viên mới tốt nghiệp muốn tham gia vào doanh nghiệp để học hỏi và cọ xát, tăng thêm kinh nghiệm trong mảng lĩnh vực mình theo. Tùy vào vị trí xin vào làm thực tập sinh ở các ngành khác nhau mà các câu hỏi phỏng vấn sẽ khác biệt. Cụ thể:
Những câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh Nhật Bản
Bạn hãy giới thiệu bản thân mình ngắn gọn?
Bạn có điểm mạnh gì để hoàn thành tốt công việc?
Hãy nêu những điểm yếu của bạn?
Lý do bạn ứng tuyển làm thực tập sinh Nhật Bản?
Bạn chờ đợi và mong muốn điều gì ở môi trường mới?
Nhận được tiền lương bạn sử dụng như thế nào khi về nước?
Tại sao bạn ứng tuyển vị trí thực tập sinh ở công ty chúng tôi?
Bạn mong muốn nhận được mức lương bao nhiêu?
Các câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh Marketing
Lý do bạn theo đuổi công việc trong ngành marketing là gì?
Theo bạn công việc marketing để làm gì, có vai trò gì?
Vì sao bạn lại chọn công ty chúng tôi để xin thực tập?
Trước khi xin làm thực tập sinh Marketing ở công ty chúng tôi, bạn đã từng làm thực tập sinh ở công ty khác chưa?
Bạn đã từng tham gia một chiến dịch marketing nào hay chưa?
Theo bạn sự khác nhau giữa sales và marketing là gì?
Thế mạnh của bạn là gì và thế mạnh đó giúp bạn hoàn thành công việc marketing như thế nào?
Bạn muốn mức lương bao nhiêu?
Các câu hỏi khi phỏng vấn thực tập sinh kế toán
Các câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh kế toán phổ biến nhất là:
Bạn đã có hiểu biết gì về công ty chúng tôi? Tại sao bạn muốn trở thành thực tập sinh ở công ty này?
Bạn đã từng thực tập ở công ty khác chưa, nếu có tại sao bạn lại nghỉ ở đó?
Hãy nói về vai trò của công tác kế toán?
Trường hợp bạn làm sai số liệu và nó ảnh hưởng đến doanh nghiệp, trong tình huống ấy bạn sẽ xử lý như thế nào?
Bạn đã biết sử dụng phần mềm nào phục vụ cho công việc kế toán hay chưa?
Bạn nghĩ một kế toán giỏi cần phải có những kỹ năng gì?
Theo bạn công việc thực tập sinh ở đây sẽ mang đến cho bạn điều gì?
Bạn muốn nhận được lương hỗ trợ bao nhiêu khi làm thực tập sinh ở đây?
Các câu hỏi khi phỏng vấn thực tập sinh kiểm toán
Các câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh kế toán thường gặp nhất gồm:
Tại sao bạn muốn trở thành kiểm toán viên?
Theo bạn yếu tố nào cần có ở một kiểm toán viên?
Bạn nghĩ mình sẽ đóng góp được gì cho doanh nghiệp chúng tôi khi thực tập ở đây?
Bạn sẽ thực tập thời gian bao lâu? Bạn muốn nhận mức lương hỗ trợ như thế nào?
Bạn có sẵn sàng làm thêm giờ khi cần hay không?
Các kỹ năng cần chuẩn bị khi phỏng vấn
Để cuộc phỏng vấn diễn ra trọn vẹn, tốt đẹp, cả nhà tuyển dụng và ứng viên đều cần trang bị cho mình kỹ năng trước, trong và sau cuộc phỏng vấn.
Kỹ năng phỏng vấn dành cho ứng viên
Ứng viên khi được hẹn tham gia lịch phỏng vấn vào vị trí mà mình muốn ứng tuyển thì cần chú ý những điều sau:
Tìm hiểu trước về công ty
Nhà tuyển dụng sẽ vô cùng ấn tượng và hài lòng với những ứng viên nghiêm túc dành thời gian tìm hiểu về doanh nghiệp mình. Nó cho thấy ứng viên thực sự coi trọng và khát khao trở thành một phần của công ty.
Tìm hiểu các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn
Nắm được các câu hỏi phỏng vấn nhà tuyển dụng hay hỏi sẽ giúp ứng viên tập trả lời trước ở nhà, từ đó khi gặp nhà tuyển dụng có thể đưa ra câu trả lời khôn khéo nhất. Việc không chuẩn bị trước sẽ khiến ứng viên bị động nếu nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi hóc búa…
Đúng giờ, ăn mặc lịch sự
Tuyệt đối đừng bao giờ trễ hẹn trong buổi phỏng vấn trừ trường hợp bất khả kháng như tai nạn… Bởi như vậy nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là người không coi trọng thời gian cũng như khả năng sắp xếp thời gian thiếu khoa học. Nếu gặp sự cố bất ngờ, hãy liên hệ ngay bên tuyển dụng xin lùi lịch phỏng vấn sau nửa tiếng, 1 tiếng thay vì đến khi buổi phỏng vấn diễn ra mới trình bày lý do.
Tiếp đến trang phục ăn mặc đến buổi phỏng vấn cần gọn gàng, sạch sẽ, kín đáo, không lôi thôi nhăn nhúm, bẩn thỉu. Với nữ giới thì trang điểm nhẹ nhàng chứ không nên trang điểm đậm, lòe loẹt.
Bình tĩnh, trình bày rõ ràng
Trong buổi phỏng vấn, ứng viên nên thể hiện khuôn mặt thân thiện, tươi tắn, khi trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng cần từ tốn, nói rõ ràng, mạch lạc, ngắn gọn, đúng trọng tâm câu hỏi. Hãy đảm bảo các câu trả lời của bạn cần trung thực, dễ hiểu.
Hãy hỏi lại nếu chưa rõ câu hỏi
Đôi khi do nhà tuyển dụng nói quá nhanh hoặc câu hỏi có nhiều vế mà bạn không thể nhớ hoặc không thể hiểu thì đừng ngại ngần mà yêu cầu nhà tuyển dụng nhắc lại thêm một lần nữa. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao khi bạn biết hỏi lại những điều mình chưa rõ để đảm bảo câu trả lời đủ đầy và chính xác hơn.
Hãy cảm ơn khi phỏng vấn kết thúc
Cuối buổi phỏng vấn, ứng viên đừng quên gửi lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng vì đã dành thời gian cho mình trong buổi phỏng vấn. Hành động nhỏ này sẽ ghi điểm tuyệt đối trong mắt nhà tuyển dụng đấy!
Kỹ năng phỏng vấn dành cho nhà tuyển dụng
Thực tế không phải nhà tuyển dụng nào cũng trang bị kỹ năng phỏng vấn tốt, điều này sẽ là hạn chế bởi doanh nghiệp không khai thác và tìm được những ứng viên tài năng nhất qua buổi phỏng vấn. Cách phỏng vấn xin việc thông minh không tự nhiên mà có, điều này cần phải trải qua quá trình thực hành và tìm hiểu, nghiên cứu chuyên sâu. Bên tuyển dụng cần tổng hợp câu hỏi phỏng vấn xin việc nhằm khai thác điểm mạnh, yếu của ứng viên. Một số kinh nghiệm phỏng vấn không thể thiếu dành cho bên tuyển dụng là:
Tìm hiểu hồ sơ ứng viên trước khi phỏng vấn
Mục đích của việc này để xác minh được tính chân thực về những thông tin mà ứng viên cung cấp, đưa ra. Trường hợp ứng viên có biểu hiện gian dối thì nhà tuyển dụng có thể loại ngay trước vòng phỏng vấn để tránh mất thời gian. Ngoài ra khi tìm hiểu hồ sơ trước của ứng viên, trong buổi phỏng vấn nhà tuyển dụng sẽ không cần hỏi những thông tin đã có bởi như vậy tốn thời gian và thiếu chuyên nghiệp.
Giữ thái độ bình tĩnh, vui vẻ khi phỏng vấn
Khi đưa ra các câu hỏi phỏng vấn cho ứng viên, người tuyển dụng nên thể hiện sự thân thiện, vui vẻ thay vì khắt khe khó tính. Điều này giúp ứng viên dễ mở lòng và chia sẻ chi tiết hơn, nhờ vậy nhà tuyển dụng có thể thu nhận được nhiều thông tin, là cơ sở để đánh giá ứng viên một cách toàn diện, đầy đủ.
Hạn chế hỏi quá nhiều câu lan man
Những câu hỏi khi phỏng vấn nhà tuyển dụng nên chọn lọc kỹ càng, hạn chế việc hỏi ứng viên các câu hời hợt, lan man, dài dòng, không đúng với yêu cầu công việc đang cần tuyển. Thay vào đó bạn có thể dành thời gian nghiên cứu và tìm hiểu những câu hỏi hay ho hơn, ít nhưng chất, xem các ứng viên sẽ trả lời như thế nào. Những ứng viên thông minh, có năng lực ắt sẽ biết cách trả lời khôn khéo nhất.
Tập trung lắng nghe
Thay vì tập trung đưa ra hàng loại các câu hỏi phỏng vấn thì nhà tuyển dụng cũng nên dành thời gian để nghe ứng viên của mình trả lời. Nhà tuyển dụng nên “nói ít” để sân khấu lúc này thuộc về ứng viên. Ứng viên sẽ có cơ hội trình bày những ưu nhược điểm, mục tiêu, kinh nghiệm làm việc của mình.
Đừng quên dùng ngôn ngữ cơ thể
Bên cạnh ngôn ngữ nói thì ngôn ngữ cơ thể từ nhà tuyển dụng cũng sẽ khiến ứng viên thiện cảm và thoải mái, gần gũi hơn. Trong quá trình ứng viên trả lời, nhà tuyển dụng đừng quên mỉm cười hoặc gật đầu, ánh mắt tập trung nhìn ứng viên, ngồi thẳng lưng.
Cho ứng viên thời gian suy nghĩ
Bạn mất nhiều thời gian để tìm ra câu hỏi hóc búa với mục đích làm khó ứng viên. Vậy thì cũng đừng quá mong chờ ứng viên ngay lập tức phải trả lời câu hỏi đó. Hãy mỉm cười chờ đợi ứng viên 1 vài phút suy nghĩ để họ có thể đưa ra câu trả lời hay nhất nhé!
Hãy ghi chú cuộc phỏng vấn
Trong một cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng trong một buổi sẽ cần phỏng vấn hàng chục ứng viên, do vậy tốt nhất bạn nên có quyển ghi chú điểm mạnh, yếu từng người để có thể lựa chọn cho đơn vị ứng viên tốt nhất. Bởi não bộ con người dung lượng có hạn, bạn sẽ nhanh chóng quên đi nếu không có công cụ ghi chú.
Kiểm soát thời gian phỏng vấn
Hãy đặt thời gian tối đa cho một cuộc phỏng vấn, có thể là 15 – 30 phút, đừng phỏng vấn 1 người 10 phút nhưng người khác lại cả tiếng đồng hồ, điều này sẽ khiến các ứng viên cảm thấy không được tôn trọng và thiếu sự chuyên nghiệp. Mặt khác như vậy thì sẽ không đủ quỹ thời gian để phỏng vấn tất tần tật các ứng viên còn lại đã được đặt lịch hẹn phỏng vấn.
Phỏng vấn online và những điều cần biết
Trải qua hơn 2 năm đại dịch, có thể thấy hình thức phỏng vấn online cực kỳ phổ biến và đang có xu hướng gia tăng. Việc phỏng vấn online mang đến nhiều lợi ích cho cả bên tuyển dụng và ứng viên. Hiện nay có rất nhiều ứng dụng phỏng vấn online thông minh và tiện ích, không mất phí.
Khi phỏng vấn online nhà tuyển dụng tiết kiệm nhiều chi phí để tổ chức tiến hành cuộc phỏng vấn trực tiếp; còn đối với ứng viên, phỏng vấn online sẽ giúp tiết kiệm thời gian đi lại khá nhiều. Các câu hỏi phỏng vấn online nhìn chung cũng tương tự như phỏng vấn trực tiếp. Người phỏng vấn cần trang bị cho mình kỹ năng phỏng vấn chuyên nghiệp để khai thác sâu nhất các kỹ năng, trình độ, tính cách của ứng viên.
Phỏng vấn online có những hình thức nào?
Phỏng vấn online hiện nay có thể diễn ra với nhiều hình thức cơ bản như: phỏng vấn online qua zoom, phỏng vấn online qua zalo, phỏng vấn online qua điện thoại…
Mỗi hình thức lại có những ưu điểm riêng, trong đó hình thức phỏng vấn xin việc qua zoom hiện thịnh hành nhất bởi ứng dụng này có tốc độ đường truyền tốt, không bị giật lag, âm thanh và hình ảnh rõ ràng không bị ngắt quãng. Hơn nữa cách sử dụng Zoom đơn giản, thân thiện, phù hợp với phần đông mọi người. Việc phỏng vấn qua gọi điện sẽ có nhược điểm là nhà tuyển dụng và ứng viên sẽ không nhìn thấy nhau mà chỉ nghe qua giọng nói, điều này hạn chế trong việc nhà tuyển dụng nhìn thấy cảm xúc, biểu cảm, thái độ của ứng viên.
Phỏng vấn online nên mặc gì?
Kinh nghiệm phỏng vấn online là các ứng viên cần ăn mặc gọn gàng, trang nhã, nam giới có thể mặc áo sơ mi – quần bò – quần âu, nữ giới cũng có thể mặc áo sơ mi hoặc váy kín đáo. Không nên ăn mặc hở hang hay lòe loẹt. Với nữ giới khi có cuộc phỏng vấn online thì bạn cũng nên trang điểm nhẹ nhàng, đầu tóc gọn gàng lịch sự.
Cách chào hỏi khi phỏng vấn online
Trước khi trả lời các câu hỏi phỏng vấn từ nhà tuyển dụng, ứng viên và nhà tuyển dụng sẽ có màn chào hỏi trong ít phút. Hãy đảm bảo mình luôn thể hiện gương mặt thân thiện, tươi tắn và mỉm cười khi thấy nhà tuyển dụng, đừng nên trưng ra bộ mặt ỉu xìu, buồn chán hay bực tức bởi như thế sẽ khiến nhà tuyển dụng khó mà ấn tượng tốt về bạn.
Ngay sau khi thấy hình ảnh nhà tuyển dụng hiện trên ứng dụng phỏng vấn online như zalo, zoom… thì bạn có thể vẫy chào mỉm cười. Tiếp đến nếu nhà tuyển dụng chờ đợi bạn nói trước thì bạn hãy chủ động nói “Xin chào, tôi tên…, tôi rất vui/vinh hạnh khi được tham gia buổi phỏng vấn này, chúc anh/chị một ngày tốt lành”.
Giọng điệu khi nói ứng viên nên nhẹ nhàng, từ tốn và thể hiện được năng lượng tích cực càng tốt. Sau màn chào hỏi, bạn sẽ chuẩn bị tinh thần thật tốt và bình tĩnh để trả lời các câu hỏi “lắt léo” từ nhà tuyển dụng nhé!
Bài test phỏng vấn online
Ngoài việc nhà tuyển dụng sẽ đưa ra câu hỏi và ứng viên trả lời thì bên tuyển dụng đôi khi muốn thử thách, kiểm tra trình độ năng lực ứng viên sẽ đưa ra các bài test online. Kinh nghiệm dành cho bạn đó là tập trung làm bài test trong thời gian nhanh nhất, hãy cẩn thận với những “bẫy” nhà tuyển dụng đưa ra. Nếu có bất cứ chỗ nào chưa hiểu, hãy mạnh dạn hỏi nhà tuyển dụng để có thể đưa ra đáp án chính xác nhất.
Qua bài viết, chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu các câu hỏi phỏng vấn thường gặp nhất và kinh nghiệm trả lời thông minh và khôn khéo để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Phỏng vấn ngày nay là phần không thể thiếu đối với các doanh nghiệp khi muốn chiêu dụ người tài cho đơn vị mình, bởi vậy các ứng viên hãy trang bị cho mình kinh nghiệm, kỹ năng trả lời phỏng vấn để trúng tuyển vào các vị trí công việc tốt, có chế độ đãi ngộ cao mình hằng mong ước nhé!
Coaching đang ngày càng trở nên phổ biến trong thời đại ngày nay, khi nhu cầu phát triển bản thân và nâng cao năng lực ngày càng gia tăng. Vậy Coaching là gì? Huấn luyện viên chuyên nghiệp đóng vai trò gì? Và làm thế nào để trở thành một Coach thành công? Hãy cùng […]
Bạn đang ấp ủ dự định chinh phục một vị trí làm việc mơ ước? Bạn đã trang bị cho mình đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết? Tuy nhiên, liệu bạn đã sở hữu những phẩm chất cá nhân “ghi điểm” với nhà tuyển dụng hay chưa? 10 phẩm chất được Govi […]
Workshop đang trở thành một xu hướng học tập mới bởi tính hiệu quả và thiết thực. Tuy nhiên, để tổ chức một workshop thành công, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chu đáo. Bài viết này, Govi sẽ chia sẻ với bạn 7 bước cơ bản để tổ chức một workshop chuyên […]
Bạn có bao giờ thắc mắc rằng tại sao một số người lại luôn thành công và gặt hái được nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống, trong khi những người khác lại liên tục gặp thất bại và dường như không thể đạt được mục tiêu của mình? Câu trả lời nằm ở Mindset, […]
Bạn đã từng bị “thao túng” mua hàng bởi những reviewer trên mạng xã hội? Bạn đã từng mua sản phẩm chỉ vì thấy Influencer yêu thích sử dụng? Bài viết dưới đây, Govi sẽ chỉ bạn cách các doanh nghiệp tận dụng sức mạnh của người nổi tiếng để quảng bá thương hiệu nhé! […]
TƯ VẤN THIẾT KẾ TRỌN GÓI
Với hơn 10+ năm kinh nghiệm và tư vấn cho hơn 100.000 đối tác, Govi sẽ mang đến cho bạn thiết kế không gian 2D và định hướng không gian 3D miễn phí theo tiêu chí Phù hợp phong cách - Khẳng định chất riêng - Chi phí tối ưu - Đầy đủ tiện ích.