Startup là gì? Các yếu tố cần có để startup dễ dàng thành công hơn

Chia sẻ trên :
29-09-2022 988 lượt xem

Startup là một thuật ngữ quen thuộc trong thời gian gần đây khi mà phong trào khởi nghiệp ngày càng nở rộ. Tuy nhiên, bạn đã hiểu rõ Startup là gì chưa? Đặc điểm, cách vận hành của một doanh nghiệp Startup và những yếu tố cần có để một startup khởi nghiệp thành công. Cùng Govi nhìn nhận tổng quan về vấn đề này nhé!

Startup là gì?

Startup là gì?
Startup là gì?

Startup là danh từ chỉ về các doanh nghiệp mới, được khởi đầu bởi một vài người sáng lập từ những ý tưởng độc đáo hoặc từ những vấn đề xã hội đang gặp phải. Các startup tận dụng nhu cầu thị trường để phát triển sản phẩm, dịch vụ, công nghệ nào đó mang tính khả thi. Khi bắt đầu mới thành lập, công ty startup thường phải kêu gọi vốn tài trợ từ nhiều nguồn để phát triển kinh doanh. 

Để thành công, các công ty khởi nghiệp cần có sự đổi mới, khả năng giải quyết vấn đề hiệu quả, tiềm năng phát triển nhanh chóng và có thể mở rộng quy mô.

Đặc điểm của các Startup

Đối với những công ty khởi nghiệp thường có đặc điểm xuất phát từ một nhóm làm việc nhỏ. Ngoài ra, họ thường thay đổi vị trí trong công ty do đặc điểm năng động phát triển cũng như sự thay đổi của mô hình khởi nghiệp. Khi thành lập các công ty Startup cố gắng duy trì mức chi phí thấp nhất có thể đảm bảo thu hồi vốn đầu tư trong thời gian ngắn. 

Mục tiêu đối với các công ty khởi nghiệp là phát triển thành các công ty ổn định, thịnh vượng. Tuy nhiên, do tốc độ phát triển nhanh các startup thường đối mặt với nguy cơ rủi ro lớn và gặp phải thất bại. 

Các startup có chung 3 điểm như sau:

  • Tính đột phá: Các công ty khởi nghiệp có thể ra ra những đột phá, giải pháp mới mẻ chưa có trên thị trường. Ví dụ như sản xuất thiết bị đo lường sức khỏe cá nhân thông minh,….
  • Sự tăng trưởng: Đối với các công ty khởi nghiệp, tham vọng phát triển thường không gian hạn. Nó có tốc độ phát triển nhanh và tạo ra sự ảnh hưởng lớn trong thị trường. 
  • Có đầy đủ giấy tờ chứng minh thành lập theo đúng quy định của nhà nước

Startup khác gì so với doanh nghiệp nhỏ?

Startup khác gì so với doanh nghiệp nhỏ?
Startup khác gì so với doanh nghiệp nhỏ?

Startup không có giới hạn về thời gian thành lập

Một số từ điển của Mỹ và Anh định nghĩa Startup là doanh nghiệp mới thành lập. Tuy nhiên, “mới” ở đây không được quy định rõ ràng trong bao lâu. Điều này dẫn đến sự nhầm lẫn ở nhiều bộ phận dư luận. Nhiều người ngầm hiểu rằng, Startup chỉ có tuổi đời 1-2 năm, dẫu vậy thời gian không phải thước đo để xác định một đơn vị có phải startup hay không. 

Để thoát khỏi cái tên Startup các doanh nghiệp sẽ cần mất 3 năm. Tuy nhiên, có những trường hợp phải mất 5 năm Startup mới vươn ra khỏi vỏ bọc để đạt đến độ tăng trưởng ổn định. Trong khi đó, những doanh nghiệp mới lại chỉ đơn thuần là chỉ những đơn vị sản xuất kinh doanh giai đoạn mới bắt đầu. 

Startup có ý tưởng đột phá và định vị toàn cầu

Ý tưởng mang tính sáng tạo đột phá là dấu hiệu nổi bật nhất của một Startup. Với các hoạt động khởi nghiệp thông thường, đôi khi người ta chỉ cần một thế mạnh riêng như tiệm bánh ngon nhất phố,… Startup thì khác, nó bắt buộc phải khởi điểm từ một ý tưởng mang nhiều giá trị. Ví dụ như: google mang đến trải nghiệm tối ưu hóa tìm kiếm cho người dùng,….

Cũng bởi vì sự mới mẻ và độc đáo ngay từ ý tưởng, hầu hết các Startup đều có định vị toàn cầu. 

Startup đòi hỏi vốn lớn và tốc độ tăng trưởng cao

Với doanh nghiệp SME( doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ) thông thường vốn ban đầu thường không quá lớn, số lượng chủ sở hữu chỉ nằm ở mức độ từ một đến vài thành viên. Ngược lại, Startup đòi hỏi quy mô lớn, vốn dày, được kêu gọi theo hình thức chia cổ phần. Cùng nguồn lực và mục tiêu hiện vượt trội, tốc độ phát triển ở Startup thường diễn ra rất nhanh. Hơn thế nữa, quy trình chuyển giao tại Startup cũng thuộc hàng “vua tốc độ”, hiếm có doanh nghiệp nhỏ nào bì kịp điều này. 

5 loại hình khởi nghiệp phổ biến nhất hiện nay

Startup phong cách sống

startup phong cách sống kiếm tiền bằng những gì họ đam mê
Startup phong cách sống kiếm tiền bằng những gì họ đam mê

Đây là điển hình cho câu nói: hãy theo đuổi đam mê và thành công sẽ theo đuổi bạn. Hiểu một cách đơn giản, startup về phong cách sống là những doanh nhân chọn kiếm tiền bằng những điều họ đam mê, có kỹ năng. 

Ví dụ: 

  • Các youtuber có nguồn thu nhập chính từ Youtube. 
  • Nghệ sĩ
  • Lập trình viên tự do
  • Nhiếp ảnh gia
  • Chuyên viên tư vấn kinh doanh, tư vấn tài chính
  • Huấn luyện viên

Doanh nghiệp vừa và nhỏ – loại hình khởi nghiệp phổ biến nhất hiện nay

Doanh nghiệp vừa và nhỏ là loại hình phổ biến hiện nay
Doanh nghiệp vừa và nhỏ là loại hình phổ biến hiện nay
  • Cửa hàng tạp hóa
  • Nhà hàng
  • Quán cafe
  • Salon tóc
  • Spa làm đẹp
  • Đại lý du lịch
  • Xưởng mộc

Và nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ khác đều có thể coi là những công ty startup. Điểm khác của mô hình kinh doanh này chính là nhượng quyền thương hiệu. Những người sáng lập của những mô hình kinh doanh này có thể tự coi mình là những công ty khởi nghiệp. 

Khởi nghiệp có thể mở rộng

Facebook là loại hình khởi nghiệp có thể mở rộng
Facebook là loại hình khởi nghiệp có thể mở rộng

Đại diện cho những startup nổi bật nhất hiện nay chính là những công ty công nghệ hàng đầu thế giới: Facebook, Uber, POS365,…

Không giống như những công ty khởi nghiệp truyền thống vừa và nhỏ. Các startup này muốn phát triển những ý tưởng đột phá của họ, thu hút hàng tỷ người tạo ra lợi nhuận siêu khủng. Với tầm nhìn này, các startup công nghệ thường có cho mình một đội ngũ tinh nhuệ.

Những đặc điểm chung của các startup công nghệ sở hữu:

  • Thị trường mục tiêu tiềm năng có quy mô lớn.
  • Ý tưởng/ quy mô kinh doanh mới
  • Mô hình kinh doanh có khả năng mở rộng.
  • Nguồn vốn bên ngoài lớn.
  • Cấu trúc vốn phục tạp thông qua nhiều vòng cấp vốn. 
  • Khả năng thực thi nhanh, có thể dẫn trước đối thủ.
  • Cần hoạt động PR tích cực, đưa thông tin rộng rãi trên báo chí.

Các công ty khởi nghiệp có thể mua được

Instagram được facebook mua lại 2012
Instagram được facebook mua lại 2012

Có một vài công ty khởi nghiệp được ra đời với tham vọng lớn. Tuy nhiên, trong một thời điểm nào đó trong quá trình phát triển nó được mua lại bởi một gã khổng lồ. Những startup company này được coi là những công ty khởi nghiệp có thể mua được.

Nổi bật nhất là Instagram được Facebook mua lại với giá 1 tỷ USD vào năm 2012. 

Khởi nghiệp xã hội

Các công ty startup được tạo ra nhằm mang đến sự khác biệt, tác động tích cực đến cuộc sống. Không như những loại khởi nghiệp khác, khởi nghiệp xã hội thường ít tạo ra lợi nhuận cao, mặc dù có thể thu được lợi nhuận từ loại hình startup này. Nó tạo ra với đích sử dụng ý tưởng mới để mang đến sự thay đổi tích cực.

Cách vận hành của một doanh nghiệp Startup

Hoạt động của các doanh nghiệp Startup

Các doanh nghiệp startup thường có khối lượng công việc khá lớn so với các doanh nghiệp lâu năm, đặc biệt là giai đoạn đầu thành lập. Nguyên nhân là vì nguồn nhân lực khá hạn chế, mỗi người phải đảm nhận nhiều công việc trong doanh nghiệp. Các founder là những người luôn hoạt động hết công suất từ lập kế hoạch đến quản lý, vận hành các nguồn lực của doanh nghiệp. 

Các giai đoạn phát triển của Startup

  • Định hướng: Đây là giai đoạn khởi đầu của tất cả các công ty khởi nghiệp. Giai đoạn này liên quan đến việc nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu thị trường, thử nghiệm, đặc mục đích, mục tiêu, triển khai ý tưởng, lên kế hoạch để hướng đến mục tiêu trong tương lai. 
  • Thử thách: Sau khi định ra hướng đi cho công ty, các startup sẽ bắt đầu đối mặt với nhiều thử thách, khó khăn. Phần lớn nếu các startup không vượt qua được giai đoạn này sẽ thất bại.
  • Hòa nhập: Khi vượt qua được những khó khăn, thử thách thì giai đoạn tiếp theo là sự phục hồi, hòa nhập. Ở giai đoạn này, công ty startup đã hoạt động hiệu quả, năng suất hơn và ngày càng cải tiến nhanh hơn. Công ty đã bắt đầu đạt được những mục tiêu về doanh thu, doanh số. Doanh thu tăng trưởng dương hoặc không thua lỗ quá nhiều như giai đoạn trước. 
  • Phát triển: giai đoạn này là giai đoạn mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng mong muốn hướng đến sau khi trải qua những thử thách, khó khăn. Trong giai đoạn phát triển, công ty startup sẽ họp lại để bàn bạc, lên kế hoạch dài hạn, điều chỉnh các mục tiêu to lớn hơn, đầu tư nhiều hơn cho công nghệ, kỹ thuật và nhân sự công ty. Do đó, công ty phát triển thần tốc và đạt được những thành tựu đáng kể, trong đó có cả các giải thưởng trong kinh doanh.

Thách thức và cơ hội khi chọn startup

Hành trình startup vô cùng khó khăn và có nhiều thách thức, không phải ai cũng có thể thành công. Khi lựa chọn startup bạn sẽ phải chấp nhận đầu tư gần như toàn bộ thời gian cho công việc, các mối quan hệ  gia đình, bạn bè có thể bị sứt mẻ. Bên cạnh đó, bạn có thể gặp một số rủi ro nữa là bạn không chắc rằng mình sẽ thành công hay thất bại mặc dù đã đầu tư rất nhiều tiền bạc, thời gian, công sức. 

Tuy có nhiều thách thức nhưng cơ hội dành cho người trẻ, những người dám nghĩ dám làm, dám bứt phá cũng rất lớn. Trong thời đại công nghệ số phát triển như hiện nay, các công ty startup trong lĩnh vực công nghệ có cơ hội thành công rất cao. Bên cạnh đó, có rất nhiều nhà đầu tư sẵn sàng góp vốn startup nếu ý tưởng kinh doanh của bạn thật sự ấn tượng, đột phá. Với sự lan truyền mạnh mẽ nhờ Internet, một khi bạn thành công ở một thị trường thì chắc chắn nó sẽ được bao phủ trên toàn quốc hoặc toàn thế giới một cách nhanh chóng. 

10 yếu tố mà một nhà startup cần có để thành công

Yếu tố giúp Startup thành công
Yếu tố giúp Startup thành công

Giá trị cốt lõi

Điều thứ nhất giúp bạn định hình được cốt lõi của công ty là giá trị của bạn. Giá trị đó có thể là tốc độ, cũng có thể là dịch vụ khách hàng đặc biệt. Một số nhà startup có sự cân bằng giữa công việc, cuộc sống như một giá trị cốt lõi, mặc dù nó có xu hướng khó khăn cho những nhà startup. Giá trị cốt lõi đó có thể giúp bạn định hình được văn hóa công ty, môi trường làm việc. 

Tầm nhìn

Cơ thể mạnh mẽ bắt đầu với tâm trí mạnh mẽ, giá trị công ty mạnh mẽ bắt đầu với tầm nhìn mạnh mẽ. Tại sao bạn tồn tại? Mục đích của startup là gì? Có sự rõ ràng xung quanh tầm nhìn của bạn là nền tảng của sự rõ ràng xung quanh việc thực thi, tuyển dụng, gây quỹ và ở mọi khía cạnh khác nhau của công ty. Tầm nhìn là nền tảng cốt lõi của một công ty startup. 

Sứ mệnh của công ty

Sứ mệnh của công ty là yếu tố dùng để xác định mục đích hoạt động của công ty. Những lý do công ty được thành lập và căn cứ tồn tại, phát triển của công ty. Sứ mệnh của công ty cũng chính là tuyên ngôn của công ty đó đối với xã hội. Điều đó chứng minh tính hữu ích và các ý nghĩa trong sự tồn tại và các hoạt động của công ty đối với xã hội. 

Thực chất sứ mệnh của công ty, doanh nghiệp chỉ tập trung làm sáng tỏ một vấn đề quan trọng: Hoạt động kinh doanh của công ty nhằm mục đích gì? Phạm vi tuyên bố về sứ mệnh thường liên quan đến sản phẩm, dịch vụ, thị trường, phân khúc khách hàng và những triết lý khác mà công ty đang theo đuổi.

Sản phẩm, dịch vụ

Một sản phẩm, dịch vụ tuyệt vời là cần thiết để giành lấy khách hàng, chiếm lĩnh thị trường hiện nay. Để xây dựng được một sản phẩm, dịch vụ tuyệt vời các nhà startup cần phải có kỹ thuật tiên tiến và tập trung. Các công ty, doanh nghiệp có sản phẩm dịch vụ và áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào hoạt động kinh doanh sẽ có xu hướng giành chiến thắng. 

Thông điệp rõ ràng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, cần có một số tin nhắn đi kèm với hình ảnh truyền đạt bạn là ai, bạn làm gì, nó giúp tôi như thế nào và tại sao tôi nên quan tâm. Đối với một người khởi nghiệp, việc trả lời ai, cái gì, như thế nào và tại sao cực kỳ quan trọng để đảm bảo khách hàng mới của bạn hiểu rõ về doanh nghiệp và sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Điều này không chỉ giúp bạn giữ được những người xung quanh thực sự quan tâm còn giúp bạn có được lòng tin của khách hàng và thu hút khách hàng tiềm năng. 

Kỹ năng tìm hiểu và nghiên cứu thị trường

Một trong những yếu tố quan trọng của các nhà startup là kỹ năng tìm hiểu và nghiên cứu thị trường. Việc nghiên cứu thị trường tiềm năng mang lại cho các bạn khởi nghiệp những thông tin quan trọng về lĩnh vực công ty mình đang hoạt động. Bên cạnh đó, nghiên cứu này giúp bạn vừa mới bắt đầu khởi nghiệp nắm được xu hướng hiện tại và trong tương lai lập ra cho mình một kế hoạch kinh doanh chi tiết. 

Kỹ năng quản lý tài chính, ngân sách

Những người mới thành lập công ty cần chú ý đến kỹ năng quản lý tài chính, ngân sách để đảm bảo việc thu chi minh bạch. Khi bắt đầu khởi nghiệp, các chủ doanh nghiệp sẽ cần một ngân sách nhất định để xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư nhân sự, phát triển các mối quan hệ khi doanh thu của công ty còn thấp. Vậy nên, các nhà khởi nghiệp cần lên cho mình một kế hoạch thu chi hợp lý, chi tiết vừa tiết kiệm ngân sách vừa hợp lý trong việc phát triển kinh doanh. 

Kỹ năng lập kế hoạch và xây dựng chiến lược

Chủ doanh nghiệp, công ty đã có nhiều năm hoạt động cũng như các nhà startup vừa mới bắt đầu hoạt động kinh doanh cần phải lên cho mình kế hoạch kinh doanh và xây dựng chiến lược. Khi có một bản kế hoạch kinh doanh đầy đủ và chi tiết, công việc triển khai kinh doanh sẽ được thực hiện một cách thống nhất, dễ dàng hơn trong việc xác định hướng đi của công ty trong tương lai.

Kỹ năng quản lý nhân sự

Kỹ năng lãnh đạo là một phần tất yếu của các startup. Việc phân chia nhiệm vụ, công việc cho các nhân viên sao cho các nhân viên của mình hoàn thành công việc xuất sắc. Giao nhiệm vụ cho nhân viên hiệu quả giúp doanh nghiệp đạt được sự cân bằng giữa hiệu quả quản lý và hiệu quả hoàn thành công việc của mọi người. 

Sự nỗ lực không bao giờ bỏ cuộc

Yếu tố cuối cùng trong khởi nghiệp chính là “ nỗ lực đến cùng, không bao giờ bỏ cuộc”. Dù cho con đường khởi nghiệp có nhiều chông gai và thử thách đi chăng nữa bạn cũng phải tiếp tục phấn đấu, không bao giờ được bỏ cuộc, nghĩ ra nhiều cách để giúp công ty của mình phát triển, vượt qua được khó khăn đi đến sự phát triển trong tương lai. 

Các nguồn tài trợ cho Startup là gì?

Startup có nhiều nguồn tài trợ
Startup có nhiều nguồn tài trợ
  • Từ gia đình, bạn bè: Hầu hết các Startup mới bắt đầu kêu gọi nguồn vốn từ những người thân quen như gia đình, bạn thân. Tuy nhiên, khi kêu gọi bạn cần phải trình bày rõ ràng kế hoạch khởi nghiệp, kế hoạch hoàn trả nợ và có biên bản hoặc chữ ký rõ ràng dù là người trong gia đình để tránh sự cố sau này. 
  • Huy động vốn từ cộng đồng: Nếu ý tưởng Startup của bạn đem đến lợi ích to lớn cho cộng đồng, xã hội thì việc huy động vốn từ họ rất khả thi, giúp bạn có được một nguồn vốn đáng kể để kinh doanh. 
  • Từ các nhà đầu tư mạo hiểm: Có rất nhiều công ty, chủ sở hữu hay đầu tư vốn cho các startup có ý tưởng táo bạo nhưng khá mạo hiểm với mong muốn thu về lợi nhuận trong dài hạn. Thay vì đầu tư như một khoản nợ thì nhà đầu tư mạo hiểm sẽ yêu cầu chuyển thành phần trăm vốn chủ sở hữu. Để kêu gọi được vốn từ họ bạn cần trình bày tiềm năng, cơ hội, những điều bạn đạt được trong tương lai, bao lâu thu hồi được vốn, lợi nhuận ước tính là bao nhiêu,….
  • Nhà đầu tư thiên thần: Đây là những nhà đầu tư đang dư tiền muốn tìm kiếm các startup tiềm năng để đầu tư. Kể cả có rủi ro và mạo hiểm. Họ không yêu cầu quá nhiều về lợi nhuận họ nhận được, giúp bạn yên tâm phát triển công ty. 
  • Vay ngân hàng: vay ngân hàng là hình thức phổ biến nhất hiện nay và đem về cho bạn số vốn lớn nhất. Phần lớn các ngân hàng hiện nay đều có chính sách hỗ trợ dành cho các startup. Nếu muốn làm hồ sơ vay ngân hàng bạn cần chuẩn bị:CCCD, Sổ hộ khẩu, giấy tờ nhà đất, mục đích sử dụng vốn vay, nguồn thu nhập trả nợ,… cùng một số giấy tờ khác.

Hi vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu rõ hơn về câu hỏi Startup là gì và có thêm những kiến thức về khởi nghiệp. Nếu bạn đang có ý định khởi nghiệp hi vọng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn phần nào giải đáp thắc mắc đang gặp phải. Chúc bạn thành công. 

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Tin tức khác

Những tư vấn mới những xu hướng nội thất văn phòng 2024
Coaching là gì? Cách trở thành huấn luyện viên chuyên nghiệp
Coaching là gì? Cách trở thành huấn luyện viên chuyên nghiệp

Coaching đang ngày càng trở nên phổ biến trong thời đại ngày nay, khi nhu cầu phát triển bản thân và nâng cao năng lực ngày càng gia tăng. Vậy Coaching là gì? Huấn luyện viên chuyên nghiệp đóng vai trò gì? Và làm thế nào để trở thành một Coach thành công? Hãy cùng […]

Hé lộ 10 phẩm chất cá nhân quan trọng cần có ở ứng viên
Hé lộ 10 phẩm chất cá nhân quan trọng cần có ở ứng viên

Bạn đang ấp ủ dự định chinh phục một vị trí làm việc mơ ước? Bạn đã trang bị cho mình đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết? Tuy nhiên, liệu bạn đã sở hữu những phẩm chất cá nhân “ghi điểm” với nhà tuyển dụng hay chưa? 10 phẩm chất được Govi […]

Workshop là gì
Workshop là gì? 7 bước tổ chức workshop chuyên nghiệp

Workshop đang trở thành một xu hướng học tập mới bởi tính hiệu quả và thiết thực. Tuy nhiên, để tổ chức một workshop thành công, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chu đáo. Bài viết này, Govi sẽ chia sẻ với bạn 7 bước cơ bản để tổ chức một workshop chuyên […]

Mindset là gì? Xu hướng chuyển đổi Mindset hiệu quả nhất
Mindset là gì? Xu hướng chuyển đổi Mindset hiệu quả nhất

Bạn có bao giờ thắc mắc rằng tại sao một số người lại luôn thành công và gặt hái được nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống, trong khi những người khác lại liên tục gặp thất bại và dường như không thể đạt được mục tiêu của mình? Câu trả lời nằm ở Mindset, […]

7 chìa khóa xây dựng chiến lược Influencer Marketing hiệu quả
7 chìa khóa xây dựng chiến lược Influencer Marketing hiệu quả

Bạn đã từng bị “thao túng” mua hàng bởi những reviewer trên mạng xã hội? Bạn đã từng mua sản phẩm chỉ vì thấy Influencer yêu thích sử dụng? Bài viết dưới đây, Govi sẽ chỉ bạn cách các doanh nghiệp tận dụng sức mạnh của người nổi tiếng để quảng bá thương hiệu nhé! […]

TƯ VẤN THIẾT KẾ TRỌN GÓI

Với hơn 10+ năm kinh nghiệm và tư vấn cho hơn 100.000 đối tác, Govi sẽ mang đến cho bạn thiết kế không gian 2D và định hướng không gian 3D miễn phí theo tiêu chí Phù hợp phong cách - Khẳng định chất riêng - Chi phí tối ưu - Đầy đủ tiện ích.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN/ NHẬN MODEL 3D
Thu gọn
  • Thêm sản phẩm

  • Thêm sản phẩm

  • Thêm sản phẩm

call
zaloChat Zalo
callHotline zaloZalo messHợp tác