#10 phong cách lãnh đạo phổ biến, đâu là phong cách tốt nhất?
Chia sẻ trên :
27-03-2023 2317 lượt xem
Phong cách lãnh đạo là vũ khí tối tân giúp cho các nhà quản trị tạo được sự ảnh hưởng tới đội ngũ nhân viên và đạt được hiệu suất làm việc như mong đợi. Mặt khác, phong cách của nhà quản trị cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và sự phát triển văn hóa doanh nghiệp. Nếu bạn đang tìm kiếm cho mình một phong cách lãnh đạo phù hợp thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các phong cách nhé!
Thế nào là phong cách lãnh đạo?
Phong cách lãnh đạo được hiểu là cách thức tiếp cận của nhà quản trị trong việc đưa ra phương hướng, chiến lược, kế hoạch và tạo động lực cho nhân viên của mình. Theo góc nhìn của nhân viên, phong cách lãnh đạo là cử chỉ, thái độ, hành động từ phía sếp của họ.
Mỗi người đứng đầu sẽ có cho mình một phong cách riêng biệt. Tuy nhiên, trên thực tế, họ phải kết hợp nhiều phong cách khác nhau khi thực hiện vai trò của người đứng đầu. Nói cách khác, mỗi người đứng đầu đều quen thuộc với một phong cách nhất định. Nhưng họ vẫn phải hiểu rõ cần có cách lãnh đạo khác nhau, phù hợp với từng tình huống xảy ra.
Đối với các nhà quản trị, phong cách lãnh đạo chính là yếu tố tiên quyết quyết định hiệu quả quản lý của họ. Việc sử dụng kết hợp các phong cách sẽ giúp họ thu hút và tác động lên những nhân viên trong quá trình thực hiện các mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp.
10 phong cách lãnh đạo đúc kết từ các nhà quản lý
Một nhà quản trị tài ba không phải là nhà quản trị chỉ có một phong cách nhất định mà là sự kết hợp nhuần nhuyễn các phong cách lãnh đạo. Vậy những nhà quản trị thường sử dụng phong cách lãnh đạo nào? Dưới đây là một số phong cách lãnh đạo mà các nhà quản trị tài ba thường sử dụng.
Phong cách lãnh đạo theo chủ nghĩa tự do
Với phong cách này, nhà quản trị nhân sự thường chỉ giao nhiệm vụ và vạch ra kế hoạch chung chứ ít tham gia chỉ đạo trực tiếp công việc. Những người lãnh đạo theo phong cách này thường dễ tính và tin tưởng vào nhân viên của mình. Bởi vậy, nhân viên cần có khả năng tự phân tích tình huống và xác định được cách xử lý tối ưu nhất.
Ưu điểm của phong cách này là không gây ra nhiều áp lực cho người lao động khi đi làm. Do người lãnh đạo dễ tính nên không khí trong tổ chức, doanh nghiệp thường thân thiện. Với cách làm việc như vậy, nhân viên sẽ tự học, tự làm tự phát triển bản thân hiệu quả. Ngoài ra, nhân viên còn có khả năng phân tích vấn đề tốt và biết xác định được cách xử lý tối ưu.
Tuy nhiên, phong cách này cũng có một số nhược điểm như gây mất ổn định của tập thể nhân viên trong công ty. Người lao động có thể không chủ động và lơ là công việc vì không có sự giám sát trực tiếp từ cấp trên. Năng suất lao động thấp bởi không có sự kiểm soát nội bộ chặt chẽ. Có thể gây ra tranh cãi trong nội bộ bởi các quyết định quản lý do thành viên trong tổ chức quyết định, nếu không có người lãnh đạo giải quyết và đưa ra quyết định cuối cùng.
Phong cách lãnh đạo dân chủ
Nhà quản trị theo phong cách dân chủ là người biết phân chia quyền lực quản lý của mình. Mọi thành viên trong doanh nghiệp, tổ chức đều có thể góp ý kiến, trao đổi tự do và thảo luận để đưa ra các quyết định. Tuy nhiên, người quyết định cuối cùng vẫn là lãnh đạo.
Ưu điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ là tạo ra sự tin tưởng và tôn trọng giữa nhân viên và người lãnh đạo. Các thành viên có cơ hội trao đổi để làm việc và đóng góp sức lực của mình cho doanh nghiệp. Nhờ đó, nhân viên trong công ty cảm thấy được tôn trọng, được đóng góp ý kiến của mình vào sự phát triển của công ty. Khi đó, sự gắn kết và mang đến năng suất hiệu quả làm việc cao. Người quản lý sẽ hiểu rõ vấn đề nhưng cần thêm thông tin từ cấp dưới để xử lý vấn đề đó một cách dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, phong cách này cũng có một số nhược điểm. Các quyết định thường phải lấy ý kiến nhiều người nên sẽ chậm trễ trong quá trình đưa ra quyết định. Đôi khi, dễ tạo ra nhiều luồng ý kiến khác nhau, gây ra tranh cãi đến mâu thuẫn.
Phong cách lãnh đạo độc đoán
Nhà lãnh đạo theo phong cách độc quyền là người nắm toàn bộ quyền lực và ra quyết định. Họ thường chỉ giao việc và chỉ cách nhân viên thực hiện công việc đó mà không nghe những góp ý từ nhân viên. Họ quản lý tổ chức, doanh nghiệp bằng ý chí của riêng mình.
Ưu điểm của phong cách độc quyền là các quyết định được đưa ra một cách nhanh chóng. Nhà quản trị trực tiếp quản lý mọi vấn đề của doanh nghiệp, tránh tình trạng tồn đọng công việc. Với phong cách quản trị này, nhà quản trị sẽ có sức ảnh hưởng lớn đến các cá nhân trong doanh nghiệp buộc phải thực hiện các nhiệm vụ đúng thời gian quy định. Các thành viên phải thường xuyên trau dồi kiến thức, kỹ năng mềm để thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng phong cách độc quyền làm hạn chế hiệu quả làm việc và tạo bầu không khí căng thẳng cho nhân viên. Những người lãnh đạo như vậy thường bị đánh giá là bảo thủ và độc tài. Nhân viên không được chia sẻ ý kiến với lãnh đạo sẽ khiến nội bộ xảy ra mâu thuẫn. Đôi khi phong cách này còn khiến nhà quản trị bỏ qua các giải pháp hiệu quả, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của doanh nghiệp.
Lãnh đạo theo phong cách huấn luyện viên
Phong cách này tập trung chủ yếu vào việc nuôi dưỡng điểm mạnh của từng cá nhân. Bên cạnh đó, nhà quản trị cũng cần tập trung phát triển các chiến lược, các phương án cụ thể để có thể tăng năng suất lao động của nhóm làm việc.
Phong cách này mang nét tương đồng với phong cách dân chủ nhưng nhấn mạnh hơn vào sự phát triển và thành công của từng cá nhân người lao động. Vì vậy, phong cách quản lý này sẽ giúp các thành viên thiết lập các mục tiêu cá nhân và thúc đẩy tăng trưởng của dự án.
Ưu điểm lớn nhất của phong cách này là thúc đẩy sự phát triển các kỹ năng mới, tư duy tự do, đánh giá các mục tiêu của công ty và nuôi dưỡng văn hóa doanh nghiệp trong thời kỳ 4.0. Các nhà lãnh đạo theo phong cách lãnh đạo huấn luyện viên thường được coi là người cố vấn có giá trị. Tuy nhiên, nó cũng khiến các nhà quản trị tốn nhiều thời gian vào việc đào tạo và xác định điểm mạnh của từng cá nhân.
Phong cách lãnh đạo ủy quyền
Phong cách lãnh đạo này tập trung vào việc giao nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ chức và không cần người lãnh đạo giám sát quá nhiều. Người lãnh đạo không quan tâm tới quá trình làm việc của người lao động mà chỉ cần tính tới kết quả làm việc cuối cùng.
Phong cách này sẽ có ích trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, chuyên viên có kinh nghiệm và kỹ năng cao. Đi kèm đó, cũng có rủi ro cao dẫn đến việc thiếu động lực làm việc của người lao động.
Phong cách lãnh đạo quan liêu
Đặc điểm nổi bật nhất của phong cách này là lắng nghe và xem xét ý kiến đóng góp của nhân viên. Điều đó giúp thúc đẩy các nhân viên đưa ra các ý tưởng sáng tạo, mới lạ cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhà quản trị theo phong cách quan liêu có thể bác bỏ ý kiến đóng góp nếu mâu thuẫn với chính sách hay thông lệ trước đó. Phong cách lãnh đạo này có thể kiềm chế sự phát triển của các ý tưởng mới nếu nhà lãnh đạo quá cứng nhắc theo các chính sách bó buộc.
Phong cách lãnh đạo chuyển đổi
Phong cách lãnh đạo chuyển đổi có đôi nét giống với phong cách lãnh đạo huấn luyện viên. Tuy nhiên, thay vì đặt sức lực vào các mục tiêu cá nhân của nhân viên, nhà lãnh đạo chuyển đổi được thúc đẩy bởi sự cam kết với các mục tiêu tổ chức.
Khi áp dụng phong cách này, nhà quản trị cần dành nhiều thời gian cho các mục tiêu tổng quát hơn. Bởi vậy, nó phù hợp nhất với các nhóm có thể xử lý nhiều nhiệm vụ mà không cần quan sát liên tục.
Phong cách lãnh đạo giao dịch
Theo phong cách lãnh đạo giao dịch này, người lãnh đạo sẽ xây dựng các chính sách nhằm thúc đẩy năng suất, khen thưởng cho người lao động khi họ đạt được KPI đề ra. Bên cạnh đó, cũng có những biện pháp kỷ luật nếu không đạt được chỉ tiêu đề ra. Ưu điểm lớn của phong cách này là tạo điều kiện thuận lợi để đạt được mục tiêu lớn thông qua các mục tiêu nhỏ. Tuy nhiên, đó cũng trở thành áp lực đối với các nhân viên không được khuyến khích bằng phần thưởng.
Lãnh đạo theo phong cách Pacesetter
Những nhà lãnh đạo theo phong cách Pacestter tập trung chủ yếu vào hiệu suất làm việc của người lao động và đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể cho từng nhóm. Sau đó, sẽ yêu cầu từng thành viên trong nhóm phải chịu trách nhiệm về các mục tiêu được đưa ra. Điều này giúp thúc đẩy nhân viên hoàn thành mục tiêu của bản thân và mục tiêu chung của đội nhóm. Nhưng nó cũng có mặt trái là khiến nhân viên bị áp lực phải hoàn thành mục tiêu đề ra.
Phong cách lãnh đạo nào là tốt nhất?
Mỗi phong cách sẽ có những ưu, nhược điểm riêng, và không có phong cách nào là hoàn hảo hay tối ưu nhất. Một nhà lãnh đạo tài ba sẽ không tự giới hạn bản thân trong một phong cách duy nhất. Họ sẽ vận dụng linh hoạt các phong cách theo từng tình huống để vận dụng tối ưu nguồn lực của doanh nghiệp.
Với phong cách độc quyền, thích hợp với giai đoạn đầu khi mới thành lập đội nhóm, với nhân viên mới và trong các tình huống cần đưa ra quyết định thời gian ngắn. Còn với phong cách dân chủ sẽ phát huy hiệu quả tốt trong trường hợp người quản lý đã hiểu rõ vấn đề nhưng cần thêm các ý kiến, thông tin từ cấp dưới để giải quyết vấn đề đó.
Và khi chọn phong cách tự do, các nhà quản lý có thể áp dụng khi nhân viên của họ có đủ chuyên môn và năng lực làm việc độc lập hoặc có công cụ hiệu quả để kiểm soát tiến độ công việc của nhân viên.
Bạn thuộc kiểu lãnh đạo nào?
Với sự hiểu biết về phong cách quản lý tối ưu, tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu xem bạn đang thuộc phong cách lãnh đạo nào? Để có thể phát triển một phong cách phù hợp với bạn, đây là một số câu hỏi bạn có thể thử xem xét:
Đối với bạn, mục tiêu hay mối quan hệ là quan trọng hơn?
Bạn chọn làm việc hướng tới một mục tiêu đã định hay bạn chọn tự do?
Bạn muốn đưa ra quyết định cá nhân hay dựa trên ý kiến tập thể?
Bạn và doanh nghiệp của bạn muốn tập trung vào các mục tiêu dài hạn hay ngắn hạn?
Trả lời được các câu hỏi trên, kết hợp cùng các thông tin về các phong cách lãnh đạo, bạn sẽ biết rõ được bản thân đang thuộc về kiểu lãnh đạo nào.
Các kỹ năng quản trị cần có để trở thành nhà lãnh đạo toàn diện
Để trở thành một nhà lãnh đạo toàn diện, chỉ sử dụng riêng biệt một phong cách là chưa đủ mà cần có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các phong cách lãnh đạo. Và để có thể làm được điều đó, các nhà quản trị cần sở hữu các kỹ năng sau đây:
Kỹ năng nhận thức tình huống: Nhà lãnh đạo tài ba sẽ có thể nhìn thấy bức tranh toàn cảnh và lường trước được các vấn đề trước khi chúng xảy ra. Đó là kỹ năng quan trọng và được đánh giá cao khi xử lý các công trình phức tạp.
Truyền cảm hứng: Khả năng truyền cảm hứng giúp cho nhân viên cấp dưới có thêm sức mạnh đối với công việc để họ có thể cộng tác tốt nhất.
Giải quyết xung đột: Những xung đột giữa các cá nhân trong cùng một nhóm là điều không tránh khỏi khi làm việc chung. Vai trò của người lãnh đạo là phải giải quyết các mâu thuẫn, xung đột đó. Nếu người lãnh đạo không giải quyết được bài toán này thì vấn đề sẽ càng dâng cao và khó hoàn thành được các mục tiêu cho doanh nghiệp.
Nắm được bí quyết ủy quyền: Giao việc hay ủy quyền cho nhân viên để họ cảm thấy được tôn trọng và công nhận năng lực của mình. Khi đó, nhà quản trị vừa bớt được công việc cần phải làm vừa tạo được lòng tin đối với nhân viên của mình.
Mỗi nhà quản trị sẽ có cách phối hợp nhịp nhàng các phong cách lãnh đạo để phù hợp với môi trường doanh nghiệp của mình. Hy vọng những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ đã giúp ích cho các nhà quản trị tìm được phong cách đặc trưng của mình.
Coaching đang ngày càng trở nên phổ biến trong thời đại ngày nay, khi nhu cầu phát triển bản thân và nâng cao năng lực ngày càng gia tăng. Vậy Coaching là gì? Huấn luyện viên chuyên nghiệp đóng vai trò gì? Và làm thế nào để trở thành một Coach thành công? Hãy cùng […]
Bạn đang ấp ủ dự định chinh phục một vị trí làm việc mơ ước? Bạn đã trang bị cho mình đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết? Tuy nhiên, liệu bạn đã sở hữu những phẩm chất cá nhân “ghi điểm” với nhà tuyển dụng hay chưa? 10 phẩm chất được Govi […]
Workshop đang trở thành một xu hướng học tập mới bởi tính hiệu quả và thiết thực. Tuy nhiên, để tổ chức một workshop thành công, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chu đáo. Bài viết này, Govi sẽ chia sẻ với bạn 7 bước cơ bản để tổ chức một workshop chuyên […]
Bạn có bao giờ thắc mắc rằng tại sao một số người lại luôn thành công và gặt hái được nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống, trong khi những người khác lại liên tục gặp thất bại và dường như không thể đạt được mục tiêu của mình? Câu trả lời nằm ở Mindset, […]
Bạn đã từng bị “thao túng” mua hàng bởi những reviewer trên mạng xã hội? Bạn đã từng mua sản phẩm chỉ vì thấy Influencer yêu thích sử dụng? Bài viết dưới đây, Govi sẽ chỉ bạn cách các doanh nghiệp tận dụng sức mạnh của người nổi tiếng để quảng bá thương hiệu nhé! […]
TƯ VẤN THIẾT KẾ TRỌN GÓI
Với hơn 10+ năm kinh nghiệm và tư vấn cho hơn 100.000 đối tác, Govi sẽ mang đến cho bạn thiết kế không gian 2D và định hướng không gian 3D miễn phí theo tiêu chí Phù hợp phong cách - Khẳng định chất riêng - Chi phí tối ưu - Đầy đủ tiện ích.