Nghề kế toán là gì? Tìm hiểu tất tần tật về nghề kế toán
Chia sẻ trên :
15-09-2022 7791 lượt xem
Kế toán là một nghề phổ biến và có tính ổn định cao, có vai trò quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ tổ chức doanh nghiệp nào. Khi tìm hiểu về ngành kế toán, câu hỏi “ nghề kế toán là gì? Làm những công việc nào? Yêu cầu, nguyên tắc của nghề như thế nào? Làm sao trở thành một kế toán giỏi? Đây là câu hỏi được rất nhiều phụ huynh, thí sinh quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về ngành kế toán.
Nghề kế toán là gì?
Kế toán được hiểu là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động kinh tế, tài chính của một tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan,… Sâu hơn, kế toán là ngành thực hiện quá trình thu nhận, xử lý, cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản, nguồn hình thành tài sản, sự vận động tài sản trong doanh nghiệp, tổ chức. Để từ những số liệu đó cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho việc đưa ra những quyết định về kinh tế, xã hội và đánh giá hiệu quả cho các hoạt động trong doanh nghiệp.
Chọn học kế toán bạn sẽ được đào tạo những kiến thức cơ sở ngành như: nguyên lý kế toán, kế toán quản trị, kế toán chi phí, kiểm toán,… đến các kiến thức chuyên sâu như: kế toán ngân hàng, kế toán tài chính, thuế, kế toán công công ty chứng khoán, phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối,…
Về cơ bản, ngành kế toán hiện nay được phân chia làm 3 chuyên ngành chính: kế toán kiểm toán, kế toán ngân hàng và kế toán tài chính với nhiều bậc học khác nhau từ trung cấp, cao đẳng nghề, cao đẳng đến đại học. Vì là ngành học hấp dẫn nên kế toán được đào tạo tại rất nhiều trường. Tuy nhiên, các trường đào tạo kế toán uy tín không quá nhiều, có thể kể đến: Đại học Kinh tế tp. HCM, Đại học Công nghệ tp. HCM- HUTECH, Đại học Kinh tế – Tài chính – UEF, đại học Ngoại thương, đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Thương Mại, Học viện Tài Chính, Học viện Ngân Hàng,…
Phân loại kế toán
Đối tượng chính của kế toán là sự hình thành, biến động của tài sản mà kế toán cần phản ánh thể hiện ở 2 mặt: tài sản và nguồn vốn trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Kế toán thường được chia thành 2 lĩnh vực: kế toán công và kế toán doanh nghiệp.
Kế toán công
Là những người làm công việc trong các tổ chức, đơn vị không có hoạt động kinh doanh buôn bán. Công việc của kế toán tại đây là làm việc giấy tờ, công văn, thuế và tính lương cho nhân viên, thành viên trong tổ chức.
Kế toán doanh nghiệp
Là đặc trưng của ngành kế toán vì trong đó, người làm kế toán phải làm đầy đủ các công việc để có thể vận hành hệ thống tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp. Công việc của kế toán trong doanh nghiệp rất nhiều mặt, nhiều áp lực khó khăn.
Ngoài cách chia như vậy người ta còn chia kế toán thành nhiều loại khác nhau theo tên gọi và đặc trưng công việc người kế toán cần làm như:
Kế toán tổng hợp
Kế toán doanh nghiệp
Kế toán bán hàng
Kế toán kho
Kế toán thuế
Kế toán ngân hàng
Kế toán tiền lương
Kế toán công nợ
Kế toán trưởng,…
Công việc của kế toán là làm gì?
Khi được hỏi kế toán làm gì, nhiều người chỉ nghĩ rằng công việc của kế toán là làm việc với các con số, sổ sách mà chưa hiểu rõ công việc họ làm hàng ngày là gì. Cụ thể như:
Thu thập thông tin về tình hình tài chính, hoạt động kinh tế trong công ty, doanh nghiệp.
Xử lý thông tin, sát sao tài chính phát sinh và thống kê lên giấy tờ, sổ sách theo tháng/ quý.
Giám sát các chứng từ, hóa đơn kế toán hàng ngày.
Kiểm soát được những chứng từ, giấy tờ có liên quan để đảm bảo được tính chính xác của các hoạt động thu chi, xuất nhập hàng hóa.
Ghi chép sổ sách, thống kê chi tiết các hoạt động kinh tế phát sinh làm sao chính xác, cụ thể tuyệt đối.
Tổng hợp thành bảng báo cáo, đưa vào sổ kế toán quản lý, báo cáo với cấp trên.
Thu thập xử lý thông tin hàng ngày để lập báo cáo chi tiết, báo cáo lên quản lý, giám đốc.
Báo cáo theo tháng/ quý của nhân viên kế toán, chủ doanh nghiệp có thể nắm được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp dựa vào những số liệu thực tế.
Ngoài ra, từng vị trí cụ thể còn có những công việc sau:
– Kế toán thuế: Xử lý những vấn đề liên quan đến thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác.
– Kế toán bán hàng: Làm những công việc liên quan tới hoạt động mua bán, xuất nhập khẩu hàng hóa của công ty với đối tác. Ở vị trí này cần đảm bảo tính chính xác của hóa đơn, chứng từ hàng hóa có liên quan.
– Kế toán kho: Giải quyết công việc trong phạm vi kho hàng, giám sát bảng tồn kho, tình hình hàng hóa trong kho để báo cáo với cấp trên để có phương pháp điều chỉnh phù hợp.
– Kế toán tổng hợp: Làm tổng hợp tất cả các công việc liên quan tới tình hình tài chính của doanh nghiệp. Vị trí này đa di năng bao quát rộng, có thể làm mọi công việc mà một kế toán phải làm.
Làm thế nào để trở thành một kế toán giỏi?
Để trở thành một kế toán giỏi cần đảm bảo những tiêu chí sau:
Trình độ học vấn
Kế toán là một vị trí rất quan trọng trong doanh nghiệp, vậy nên cần đảm bảo chuyên môn vững chắc. Tính chất công việc liên quan tới tài chính nên kiến thức chuyên ngành, kỹ năng lập bảng báo cáo, thống kê và phân tích tài chính là những yếu tố không thể thiếu đối với kế toán viên. Một số chứng chỉ bạn có thể học hỏi để trau dồi thêm kiến thức về ngành: ICAEW, ACCA, CPA, CFA,…
Kỹ năng nghề nghiệp
Để có thể trở thành một kế toán giỏi, chuyên nghiệp ngoài trình độ chuyên môn tốt bạn cần phải có những kỹ năng:
Kỹ năng ngoại ngữ
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng tin học văn phòng
Kỹ năng xử lý tình huống
Kỹ năng phân tích số liệu
Kỹ năng tổng hợp số liệu
Yêu thích những con số
Khả năng quản lý thời gian hiệu quả
Khả năng chịu áp lực tốt
Khả năng thích nghi với môi trường.
Thái độ làm việc
“Thái độ hơn trình độ” đây là câu nói chuẩn xác nhất để đánh giá về năng lực của một người. Người kế toán giỏi không những là người giỏi chuyên môn mà là người có thái độ tốt, luôn tích cực học tập, làm việc chăm chỉ, tích cực tích lũy thêm những kiến thức cần thiết về chuyên môn và những kiến thức liên quan cần thiết. Để trở thành một người kế toán giỏi cần có thái độ:
Trung thực, nguyên tắc
Minh bạch, rõ ràng
Cẩn thận, tỉ mỉ, chi tiết.
Tính chính xác cao
Chăm chỉ khi làm việc
Trách nhiệm kỷ luật
Có phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp.
Nhiệt huyết, có tâm với nghề.
Không gian dối, thành thật, nghiêm túc.
Cơ hội nghề nghiệp ngành kế toán
Hiện nay, tại bất kỳ doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ cũng cần có một vị trí kế toán. Vì vậy, cơ hội rất lớn với các bạn sinh viên học ngành này. Sau khi ra trường, tùy vào khả năng bạn có thể làm việc tại các vị trí sau:
Người quản lý số sách: Đây được xem là vị trí cơ bản. Người giữ sổ sách chịu trách nhiệm thu nhận thông tin, ghi chép và đánh giá dữ liệu, công việc này được diễn ra hàng ngày.
Kế toán viên: sau khi nhận được số liệu, kế toán viên là người đo lường, phân tích các thông tin tài chính. Đây là bước tiền đề tạo ra những công việc về sau.
Giám sát viên: Có trách nhiệm chia sẻ công việc với kế toán viên. Quan sát và hỗ trợ từng thành viên trong nhóm hoàn thành tốt công việc.
Kế toán trưởng: là người chịu trách nhiệm đào tạo nhân viên mới. Tổ chức và quản lý phòng kế toán. Kiểm tra lại tất cả các thông tin, số liệu để trình lên bản quản lý công ty, doanh nghiệp.
Quản lý kế toán: Chịu trách nhiệm lập báo cáo thu chi theo định kỳ, không chịu trách nhiệm xử lý. Phụ trách kiểm tra các khoản chứng từ tài chính liên quan tới công ty.
Quản lý kho bạc – Thủ quỹ: Xây dựng và phát triển chính sách cho kho bạc. Phân loại, kiểm tra chất lượng, đảm bảo quản lý tiền mặt trong két sắt cùng với những tờ thu chi.
Kiểm soát viên tài chính: Giữ vai trò cao cấp và quan trọng trong kế toán, giám sát, đảm bảo rằng các hồ sơ, tài liệu được lưu trữ thích hợp. Là người chịu trách nhiệm đảm bảo các hoạt động kế toán của doanh nghiệp diễn ra suôn sẻ.
Giám đốc tài chính (CFO): Đây là người giữ vị trí cao nhất trong bộ phận kế toán, phụ trách toàn bộ những vấn đề liên quan đến tài chính. Chịu trách nhiệm lên kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp. Hướng dẫn doanh nghiệp theo lối phát triển phù hợp. Trực tiếp báo cáo tài chính với ban quản lý cấp cao.
Mức thu nhập của ngành kế toán được cải thiện khá nhiều, theo thống kê, mức thu nhập có thể dao động từ 5,0-8,4 triệu/ tháng đối với sinh viên mới ra trường. Đặc biệt, với sinh viên có trình độ tiếng Anh cùng kỹ năng cần thiết trong nghề thì mức thu nhập cao hơn nhiều.
Đối với những người đã có kinh nghiệm từ 3 năm trở lên mức thu nhập cao hơn từ 10-30 triệu đồng. Đặc biệt, vị trí kế toán trưởng từ 20-50 triệu đồng. Tuy nhiên, mức thu nhập còn tùy thuộc vào năng lực cá nhân, quy mô công ty, mức đãi ngộ của công ty có sự khác nhau.
Bài viết trên đã phần nào giải thích được câu hỏi: nghề kế toán là gì, công việc của kế toán cần làm gì, một kế toán giỏi cần kỹ năng, thái độ như thế nào. Hi vọng với những kiến thức này bạn có thể phát triển bản thân, nuôi dưỡng đam mê, trau dồi kiến thức, kỹ năng để trở thành những kế toán tài giỏi nhé !
Là một người lãnh đạo, bạn luôn mong muốn có một không gian làm việc chuyên nghiệp, thể hiện đẳng cấp và tạo cảm hứng làm việc. Bàn giám đốc chữ L chính là lựa chọn hoàn hảo để đáp ứng những yêu cầu đó. Cùng Govi tìm hiểu về dòng sản phẩm này ngay […]
Trong không gian sống hiện đại, việc sắp xếp và bảo quản đồ đạc gọn gàng là điều vô cùng quan trọng. Và một trong những vật dụng hữu ích không thể thiếu đó chính là tủ gỗ nhỏ có khóa. Vậy tủ gỗ nhỏ có khóa là gì và tại sao nó lại trở […]
Bạn đang tìm kiếm một giải pháp làm việc hiệu quả mà không chiếm quá nhiều diện tích? Bạn muốn sở hữu một không gian làm việc hiện đại, tiện nghi ngay tại ngôi nhà của mình? Câu trả lời có thể nằm ở chiếc bàn làm việc treo tường. Vậy bàn làm việc treo […]
Xu hướng làm việc tại nhà và làm việc linh hoạt đang ngày càng phổ biến. Để tạo ra một không gian làm việc tiện nghi và hiệu quả tại nhà, nhiều người đã đầu tư vào các thiết bị hỗ trợ, trong đó có kệ màn hình máy tính. Vậy kệ màn hình có […]
Trong môi trường làm việc hiện đại, ghế xoay văn phòng không tay vịn ngày càng trở thành sự lựa chọn phổ biến của nhiều người. Với nhiều ưu điểm vượt trội, loại ghế này mang đến cho người dùng sự thoải mái nhưng vẫn đảm bảo yếu tố thẩm mỹ. Hãy cùng tìm hiểu […]
TƯ VẤN THIẾT KẾ TRỌN GÓI
Với hơn 10+ năm kinh nghiệm và tư vấn cho hơn 100.000 đối tác, Govi sẽ mang đến cho bạn thiết kế không gian 2D và định hướng không gian 3D miễn phí theo tiêu chí Phù hợp phong cách - Khẳng định chất riêng - Chi phí tối ưu - Đầy đủ tiện ích.
Govi chuyên cung cấp các loại bàn ghế, tủ tài liệu... hiện đại, chất lượng cao, đa dạng mẫu mã - kiến tạo không gian làm việc chuyên nghiệp và đẳng cấp.
Số 5 Nguyễn Khang, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà NộiXem bản đồ
53 Đinh Thị Thi, KĐT Vạn Phúc, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, Tp.HCMXem bản đồ