15 mẫu đánh giá nhân viên mới nhất 2024 cho doanh nghiệp

Chia sẻ trên :
13-01-2023 394 lượt xem

Lập mẫu đánh giá nhân viên là hành động giúp doanh nghiệp có thời gian nhìn nhận, xem xét chất lượng nhân sự công ty mình định kỳ. Từ kết quả có được, doanh nghiệp sẽ đưa ra chính sách thưởng phạt, điều chỉnh hợp lý để phát triển đội ngũ nhân viên của mình.

Quy trình đánh giá nhân viên

Đánh giá nhân viên nhằm kiểm tra, giám sát và đánh giá thái độ, hiệu quả làm việc.
Đánh giá nhân viên nhằm kiểm tra, giám sát và đánh giá thái độ, hiệu quả làm việc.

Quy trình đánh giá nhân viên là hoạt động định kỳ cần có ở các công ty nhằm kiểm tra, giám sát và đánh giá thái độ, hiệu quả làm việc, các kỹ năng và mối quan hệ của nhân viên trong suốt quá trình làm việc để có hình thức xử phạt, khen thưởng cho phù hợp.

Các thời điểm doanh nghiệp lập bảng đánh giá nhân viên bao gồm: Đánh giá định kỳ (đánh giá theo tháng, quý hoặc năm); đánh giá theo tình huống (bang danh gia nhan vien thử việc, mẫu đánh giá nha viên sau mỗi dự án…). Để kết quả đánh giá được khách quan và đa chiều thì các công ty có thể kết hợp nhiều hình thức đánh giá cùng lúc: tự đánh giá, đánh giá phân cấp, đánh giá ngang cấp, đánh giá toàn diện…

Quy trình đánh giá nhân viên thường sẽ trải qua các bước cơ bản như sau:

Bước 1: Tạo bảng đánh giá công việc

Sử dụng bảng đánh giá năng lực nhân viên chuẩn sẽ đảm bảo quá trình đánh giá chất lượng nhân sự được khách quan và công bằng nhất. Mẫu đánh giá nhân viên thường sẽ bao gồm nhiều mục cần thiết như: thói quen, thái độ làm việc, kỹ năng, kiến thức, chất lượng công việc…

Bước 2: Xây dựng các chỉ số đánh giá năng lực

Các tiêu chí đánh giá nhân viên sẽ có rất nhiều, xác định được chỉ số đánh giá giúp nhà quản lý sẽ tiết kiệm thời gian và công sức hoàn thiện mẫu đánh giá nhân viên. Trường hợp doanh nghiệp đã có bản mô tả từng công việc chi tiết ở mỗi vị trí thì đã là bước đầu tiên trong việc xây dựng bộ chỉ số đánh giá nhân sự hiệu quả.

Ví dụ bảng đánh giá nhân viên bán hàng sẽ cần có nhiệm vụ là tư vấn cho khách hàng về sản phẩm. Theo đó chỉ số đánh giá nhân viên sẽ dựa vào số lượng sản phẩm bán ra được mỗi ngày, giá trị các đơn hàng là bao nhiêu. Các chỉ số nên đạt được sự thỏa thuận thống nhất từ nhiều phòng ban khác nhau để xác định được mục tiêu cụ thể.

Dựa vào các chỉ số đánh giá nhân viên, nhà quản lý có thể đánh giá được năng lực của nhân viên.
Dựa vào các chỉ số đánh giá nhân viên, nhà quản lý có thể đánh giá được năng lực của nhân viên.

Bước 3: Thực hiện hoạt động đánh giá nhân viên

Sau khi có mẫu đánh giá nhân viên và các tiêu chí, chỉ số đánh giá thì sẽ tiến hành tổ chức nghiệm thu đánh giá nhân sự. Trong buổi đánh giá này, lãnh đạo cần đảm bảo tất cả nhân viên đều hiểu hình thức đánh giá gồm các mục nào: nhận xét ưu nhược điểm, nhận xét vấn đề gì, tạo thảo luận ra sao…

Người đứng ra đánh giá nhân viên cần nhận xét khách quan về ưu và nhược điểm của mỗi nhân viên, hạn chế việc đánh giá nhược điểm quá nhiều làm nhân viên thấy xấu hổ, bị xúc phạm. Khi đánh giá về nhược điểm thì cần đề xuất hướng cải thiện để nhân viên khắc phục. Ngoài ra cần phải khuyến khích nhân viên phản hồi, nói lên ý kiến của mình xem họ đồng tình/không đồng tình với ý kiến đánh giá từ người quản lý.

Bước 4: Có chính sách thưởng phạt rõ ràng

Đối với những nhân viên có nhiều sai phạm, chất lượng công việc không tốt, không hoàn thành mục tiêu công việc đặt ra sẽ có hình thức xử phạt hợp lý như cảnh cáo, lập biên bản kiểm điểm hoặc đuổi việc). Ngược lại với những nhân viên xuất sắc thì cần khen thưởng để động viên, khích lệ kịp thời.

Bước 5: Nghiệm thu kết quả

Việc xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên: mẫu đánh giá nhân viên, chính sách, quy định… nhà quản lý sẽ đưa ra quyết định thời điểm bắt đầu tiến hành nghiệm thu. Từ kết quả nghiệm thu được, công ty có cái nhìn toàn diện, bao quát về hệ thống nhân sự đơn vị mình, từ đó lên phương hướng điều chỉnh để giúp công ty phát triển nhanh chóng.

Các phương pháp đánh giá nhân viên

Có rất nhiều phương pháp đánh giá nhân viên khác nhau để doanh nghiệp có thể áp dụng. Mỗi phương pháp lại có những ưu điểm riêng, tùy nhu cầu mà doanh nghiệp lựa chọn cho mình phương pháp đánh giá nhân viên phù hợp nhất.

Phương pháp đánh giá nhân viên theo quản lý mục tiêu (MBO)

Phương pháp này có tác dụng để so khớp mục tiêu của nhân viên và mục tiêu tổng thể của tổ chức.
Phương pháp này có tác dụng để so khớp mục tiêu của nhân viên và mục tiêu tổng thể của tổ chức.

Với phương pháp này, nhân viên và quản lý sẽ cùng lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện công việc trong một giai đoạn nhất định. Sau khi đưa ra và xác định mục tiêu rõ ràng, nhân viên – quản lý cần tiến hành thảo luận về tiến độ để kiểm soát kế hoạch đưa ra và xác định tính khả thi trong việc đạt được các mục tiêu ban đầu.

Phương pháp đánh giá nhân viên này có tác dụng để so khớp mục tiêu của nhân viên và mục tiêu tổng thể của tổ chức. Muốn thực hiện đánh giá nhân viên thành công theo phương pháp MBO thì cần phải đảm bảo gắn vào quy trình đánh giá và thiết lập mục tiêu của công ty. Qua đó doanh nghiệp có thể lên phương án cải thiện về sự cam kết của nhân viên và giúp nhân viên định hướng tương lai phát triển.

Phương pháp đánh giá nhân viên phản hồi 360 độ

Phản hồi 360 độ là phương pháp đánh giá nhân viên được khá nhiều công ty áp dụng. Mẫu đánh giá nhân viên này có ưu điểm là đa chiều, có nghĩa là nhân viên đó sẽ được đánh giá từ những người xung quanh như: đồng nghiệp, quản lý, khách hàng hoặc tự đánh giá. Bảng đánh giá công việc của nhân viên theo phương pháp phản hồi 360 độ giúp đảm bảo công bằng và loại bỏ sự thiên vị trong quá trình đánh giá.

Phương pháp đánh giá nhân viên dựa vào xếp hạng cấp bậc

Phương pháp đánh giá này sẽ phù hợp với các doanh nghiệp quy mô nhỏ. Ở các công ty số lượng nhân sự ít thì người quản lý có thể dễ dàng so sánh được hiệu suất công việc giữa các nhân viên, từ đó có thể đưa ra đánh giá và xếp hạng nhân viên theo thứ tự từ thấp đến cao, từ người năng lực kém nhất đến người giỏi nhất.

Phương pháp đánh giá nhân viên dựa vào KPI

Thông qua KPI nhà quản lý có thể dễ dàng đánh giá và phân tích kết quả làm việc của nhân viên.
Thông qua KPI nhà quản lý có thể dễ dàng đánh giá và phân tích kết quả làm việc của nhân viên.

KPI là hiệu suất công việc, trong các doanh nghiệp thì KPI sử dụng phổ biến để đo lượng hiệu quả công việc của nhân viên trong những dự án nhất định. Nhìn chung thông qua KPI nhà quản lý có thể dễ dàng đánh giá và phân tích kết quả làm việc của nhân viên. Với những nhân viên làm việc vượt định mức KPI đặt ra sẽ được khen thưởng và ngược lại các nhân viên không hoàn thành KPI có thể bị nhắc nhở, khiển trách hoặc phạt, thậm chí là cho nghỉ việc.

Các tiêu chí đánh giá một nhân viên trong doanh nghiệp

Trong mẫu đánh giá nhân viên sẽ có rất nhiều tiêu chí khác nhau để đánh giá năng lực, phẩm chất, kỹ năng của họ. Dưới đây là các tiêu chí cơ bản mà doanh nghiệp cần chú ý để đánh giá nhân viên toàn diện nhất:

Đánh giá về công việc

Đánh giá về công việc nói chung rất rộng, sẽ được chia ra nhiều tiêu chí nhỏ hơn:

  • Về kỷ luật chuyên cần: xem nhân viên về giờ giấc đi làm, ra về có đúng quy định hay không, nhân viên có tuân thủ nội quy, quy chế, quy định làm việc của công ty, bộ phận hay không.
  • Về kỹ năng: Nhà quản lý cần xem xét nhân viên có những kỹ năng gì: kỹ năng đàm phán, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng chuyên môn.
  • Về khả năng hoàn thành công việc: Dựa trên chỉ số đo lường OKR hoặc KPI theo tuần, tháng, quý, năm để đánh giá lượng công việc nhân viên được giao bao nhiêu và khả năng hoàn thành là bao nhiêu.
  • Về tiến độ làm việc: Quản lý cần tìm hiểu và xem xét thời gian và hiệu suất làm việc của nhân viên nhanh chậm, trong khoảng thời gian nhất định nhân viên hoàn thành được bao nhiêu công việc, số lần chậm deadline.
  • Về chất lượng công việc: Trong mẫu đánh giá nhân viên, người quản lý cần nhận xét khả năng tiếp thu công việc, nhân viên có chỉn chu hay cẩu thả khi làm việc, nhân viên có khả năng hoàn thành tốt công việc hay không.
  • Về tinh thần làm việc: Đánh giá nhân viên dựa trên việc làm việc có chăm chỉ, cố gắng, ham học hỏi hay không. Khả năng giao tiếp và làm việc nhóm với đồng nghiệp như thế nào, khả năng phân công công việc ra sao.
  • Về năng lực sáng tạo: Xem xét nhân viên có phải là người có nhiều ý tưởng sáng tạo đột phá trong công việc hay không, nhân viên có nhiều đề xuất phát triển dự án không…
  • Về khả năng xử lý khủng hoảng trong công việc: Đánh giá dựa trên việc quan sát trước những tình huống khó khăn nhân viên có linh hoạt, ứng biến nhanh không, có chịu được áp lực cao trong công việc, khả năng dự trù rủi ro.

Đánh giá về con người

Trong mẫu đánh giá về nhân viên không thể thiếu việc đánh giá tổng quan về con người.
Trong mẫu đánh giá về nhân viên không thể thiếu việc đánh giá tổng quan về con người.

Mẫu đánh giá nhân viên trong các doanh nghiệp không thể thiếu việc đánh giá tổng quan về con người. Bao gồm:

  • Về tác phong: Nhân viên có ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng theo quy định; phong thái nhanh nhẹn, linh hoạt; ý thức vệ sinh chung nơi làm việc…
  • Về sự phù hợp với văn hóa công ty: Khả năng hòa nhập và thích ứng của nhân viên với môi trường công ty, mức độ hài lòng của nhân viên với công việc.
  • Về thái độ làm việc: Nhà quản lý cần xem xét trong công việc nhân viên có thái độ nhiệt tình, chủ động, cẩn thận, kỷ luật hay thụ động, lười biếng, cẩu thả…
  • Về tính trung thực: Đánh giá về mức độ đáng tin cậy trong công việc cũng như độ tín nhiệm với các đồng nghiệp xung quanh.
  • Về tinh thần học hỏi: Nhân viên có thường xuyên cập nhật kiến thức, học hỏi từ đồng nghiệp, quản lý xung quanh hay không.
  • Về quan hệ trong công việc: Đánh giá dựa trên việc quan sát thái độ của nhân viên với khách hàng, đồng nghiệp, cấp trên; khả năng chủ động hợp tác với nhiều bộ phận khác trong công ty để hoàn thành công việc.
  • Về sự cầu tiến: Thể hiện ở mục tiêu ngắn hạn/dài hạn của nhân viên, thái độ và hành động của nhân viên để hướng tới những mục tiêu đã đặt ra.

Một số mẫu đánh giá nhân viên mới nhất 2024

Thực tế có rất nhiều mẫu đánh giá nhân viên khác nhau, doanh nghiệp tùy vào mục đích mà sẽ lập ra các mẫu đánh giá nhân viên phù hợp nhất. Chẳng hạn trong một doanh nghiệp sẽ có mẫu đánh giá năng lực nhân viên kế toán, mẫu đánh giá nhân viên sales, mẫu đánh giá nhân viên tư vấn, mẫu đánh giá nhân  viên marketing… Mỗi mẫu đánh giá nhân viên thường sẽ có những đề mục và thông tin riêng. Dưới đây là những mẫu đánh giá nhân viên bằng excel, word chi tiết và dễ hiểu để doanh nghiệp có thể tham khảo:

Mẫu bảng đánh giá nhân viên cuối năm

Biểu mẫu đánh giá thành tích nhân viên cuối năm được dùng để xem xét các thành tích, những việc nhân viên đã làm được và chưa làm được trong suốt 1 năm vừa qua. Bảng đánh giá này sẽ là cơ sở để lãnh đạo có thể khen thưởng với những nhân viên xuất sắc, đưa ra mức thưởng tương xứng đối với từng nhân viên.

Mẫu đánh giá nhân viên thử việc

Thử việc là quy trình bắt buộc tại các công ty để nhà tuyển dụng xem xét và quan sát nhân viên đó có phù hợp với văn hóa, công việc công ty hay không. Kết thúc thời gian thử việc thì bộ phận nhân sự sẽ đưa bảng đánh giá kết quả sau thử việc cho quản lý trực tiếp. Người quản lý dựa trên những đầu việc nhân viên làm, thái độ, tinh thần, kỹ năng, kiến thức để đưa ra các đánh giá khách quan nhất về ứng viên. Dựa vào bảng đánh giá lãnh đạo sẽ quyết định có ký kết hợp đồng làm việc với nhân viên này hay không.

Thực tế không ít doanh nghiệp bỏ qua bước này, điều đó sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn được các nhân viên tiềm năng, chất lượng tốt, đôi khi nhân viên kém cũng được lựa chọn sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chung của công ty. Một số mẫu đánh giá nhân viên thử việc:

Mẫu tự đánh giá bản thân cuối năm

Tại các công ty thì định kỳ quý, giữa năm, năm thì họ thường lập biểu mẫu để nhân viên tự đánh giá kết quả công việc trong thời gian qua. Ở trong bản này, nhân viên tự đưa ra ưu và nhược điểm của mình, liệt kê các công việc của mình và hiệu suất hoàn thành. Lãnh đạo sẽ dựa vào mẫu đánh giá nhân viên của quản lý và bản tự đánh giá bản thân cuối năm của nhân viên để tổng hợp và xem xét nhân viên đó trong thời gian làm việc tốt hay không, đã đáp ứng được công việc giao phó hay không.

Cùng tham khảo một số mẫu tự đánh giá bản thân cuối năm:

Mẫu bảng đánh giá nhân viên tiếng Anh

Đánh giá năng lực nhân viên bằng tiếng Anh thường gặp nhiều ở các công ty nước ngoài, tập đoàn lớn. Thông thường trong bảng đánh giá sẽ sử dụng toàn bộ tiếng anh hoặc dùng song ngữ (Anh – việt). Tham khảo các mẫu đánh giá nhân viên bằng tiếng Anh ngay sau đây:

Như vậy qua bài viết chúng ta đã tìm hiểu về các tiêu chí và quy trình lập mẫu đánh giá nhân viên chuẩn chỉ, chuyên nghiệp. Đánh giá nhân viên là điều hết sức cần thiết để giúp doanh nghiệp biết được đội ngũ nhân sự công ty mình ai làm việc hiệu quả, ai làm việc chưa tốt để có hướng khắc phục, điều chỉnh, mang lại sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Tin tức khác

Những tư vấn mới những xu hướng nội thất văn phòng 2024
SEO là gì trong Marketing?
SEO là gì trong Marketing? 10 Kỹ năng cho người làm SEO

Làm Marketing online, chắc hẳn nhiều người không còn xa lạ với thuật ngữ SEO, đặc biệt là những người quan tâm đển thứ hạng và traffic cho website của mình. Bên cạnh sử dụng các công cụ hỗ trợ, SEOer cũng cần phảo có những kỹ năng, kiến thức về cách thức vận hành […]

4 Bước gia tăng mức độ gắn kết giữa các nhân viên với nhau
Employee engagement là gì? 10 Cách gắn kết nhân viên

Employee Engagement là gì? – Employee Engagement hay còn gọi là gắn kết nhân viên. Đó chính là bí quyết để xây dựng một tập thể vững mạnh, đoàn kết, cùng nhau cố gắng vì mục tiêu chung để từng bước đưa doanh nghiệp ngày một phát triển hơn. Vậy làm thế nào để gắn […]

Quỹ lương là gì?
Quỹ lương là gì? 5 Bước xây dựng quỹ lương doanh nghiệp

Trước khi đi vào hoạt động của một doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với câu hỏi liên quan đến nguồn ngân sách như: “Quỹ lương là gì?”. Đây là một vấn đề quan trọng, thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về bản chất và cách xây dựng quỹ lương […]

So sánh giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing
Inbound marketing là gì? So sánh với Outbound marketing

Hai phương pháp marketing phổ biến được các doanh nghiệp áp dụng kết hợp với nhau là Inbound Marketing và Outbound Marketing. Cho dù, hai phương pháp này phổ biến nhưng các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự hiểu rõ hai loại hình marketing này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông […]

Bất cứ tổ chức nào cũng cần xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp
Bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp | Các quy tắc cơ bản

Ở quá trình hình thành nền văn hóa của mỗi tổ chức, bất cứ nhà quản trị nào cũng sẽ phải xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp một cách cực kỳ cụ thể. Đến với bài viết ngày hôm nay, mời bạn hãy cùng theo chân Govi đi tìm hiểu chi […]

TƯ VẤN THIẾT KẾ TRỌN GÓI

Với hơn 10+ năm kinh nghiệm và tư vấn cho hơn 100.000 đối tác, Govi sẽ mang đến cho bạn thiết kế không gian 2D và định hướng không gian 3D miễn phí theo tiêu chí Phù hợp phong cách - Khẳng định chất riêng - Chi phí tối ưu - Đầy đủ tiện ích.

Tư vấn ngay
homeTrang chủ
mapShowroom
call
messMessenger
zaloZalo
messHợp tác messMessenger zaloChat Zalo showrommShowroom callGọi ngay