#7 cách xử lý gỗ tươi tự nhiên thông dụng nhất hiện nay

Chia sẻ trên :
14-05-2022 9064 lượt xem

Mang trong mình các đặc tính nổi bật riêng biệt, gỗ tự nhiên luôn nằm trong danh sách các nguyên, vật liệu được ưa chuộng và sử dụng phổ biến hiện nay. Đặc biệt, gỗ được dùng nhiều trong sản xuất nội thất, xây dựng, kiến trúc… nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Vậy, gỗ tự nhiên được xử lý như thế nào trước khi ra thành phẩm? Tại sao phải xử lý gỗ tươi? Có những cách xử lý gỗ tươi nào đang được áp dụng nhiều nhất? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để được giải đáp mọi thắc mắc. 

Tại sao cần phải xử lý gỗ tươi?

Gỗ tự nhiên mang trong mình vẻ mộc mạc và thân thiện, là loại gỗ được khai thác trực tiếp từ các loại cây thân cứng, chắc chắn để đưa vào sản xuất. 

Gỗ là chất liệu tự nhiên, rất thân thiện với môi trường và được con người sử dụng với nhiều mục đích khác nhau
Gỗ là chất liệu tự nhiên, rất thân thiện với môi trường và được con người sử dụng với nhiều mục đích khác nhau

Chúng ta biết rằng, gỗ tươi chính là gỗ chưa được sấy khô, bên trong thân gỗ còn chứa nước và chính điều này sẽ làm ảnh hưởng đến độ bền của các vật dụng, sản phẩm được làm từ gỗ. Vì vậy, xử lý gỗ là bước quan trọng đầu tiên cần thực hiện trước khi gia công xẻ gỗ. 

Bên trong thân gỗ tươi có chứa nước nên cần sấy khô để đảm bảo được độ bền của gỗ trước khi đưa vào sản xuất
Bên trong thân gỗ tươi có chứa nước nên cần sấy khô để đảm bảo được độ bền của gỗ trước khi đưa vào sản xuất

Xử lý gỗ sẽ giúp cho kích thước của gỗ không bị biến dạng: sau khi sấy, lượng nước trong gỗ sẽ được rút đi giúp gỗ có được hình dạng ổn định hơn.

Sấy xong, trọng lượng gỗ sẽ được giảm: khi lượng nước được rút đi thì gỗ sẽ nhẹ hơn, thuận tiện hơn cho việc vận chuyển và thi công. 

Bảo quản dễ dàng và an toàn, hạn chế mối mọt ăn hại gỗ: nước trong gỗ không còn thì sẽ không có nhiều điều kiện để mối mọt sống trong gỗ. Như vậy sẽ giúp gỗ đỡ hư hỏng hơn. 

Xử lý gỗ tươi sẽ giúp gỗ có khối lượng nhẹ hơn, thuận tiện cho việc di chuyển và thi công, bảo quản dễ dàng và hạn chế mối mọt
Xử lý gỗ tươi sẽ giúp gỗ có khối lượng nhẹ hơn, thuận tiện cho việc di chuyển và thi công, bảo quản dễ dàng và hạn chế mối mọt

Các cách xử lý gỗ tươi tự nhiên phổ biến nhất hiện nay

Khi mà thời đại càng đi lên thì công nghệ sẽ càng phát triển, việc xử lý gỗ tươi đã không còn nhiều khó khăn như trước đây. Hiện nay, nhiều phương pháp sấy gỗ đã được áp dụng và tùy thuộc vào mục đích và loại gỗ, chúng ta sẽ áp dụng các phương pháp làm khô khác nhau cho phù hợp nhất. 

Hiện nay, có nhiều cách xử lý gỗ tươi được con người áp dụng phù hợp vào từng loại gỗ
Hiện nay, có nhiều cách xử lý gỗ tươi được con người áp dụng phù hợp vào từng loại gỗ

Cách xử lý gỗ tươi bằng phương pháp phơi khô tự nhiên

Trước khi khoa học – công nghệ chưa phát triển thì việc tận dụng ánh sáng tự nhiên để phơi khô gỗ là một phương pháp tốt, hiệu quả. Hiện nay, dù máy móc và các phương thức sấy khác đã ra đời nhưng phương pháp này vẫn đang được dùng để sấy gỗ một cách thông dụng. 

Phương pháp hong khô tự nhiên là cách làm truyền thống vẫn được áp dụng ở ngày nay
Phương pháp hong khô tự nhiên là cách làm truyền thống vẫn được áp dụng ở ngày nay

Cách làm này cũng khá đơn giản và không yêu cầu kĩ thuật cao, chủ yếu dựa vào nhiệt độ của ánh sáng mặt trời để làm lượng nước tồn tại trong gỗ bốc hơi. 

Phương pháp phơi khô này tuy đơn giản và tiết kiệm chi phí nhưng cũng gặp một số khó khăn do vấn đề thời tiết và cần nhiều thời gian để thực hiện
Phương pháp phơi khô này tuy đơn giản và tiết kiệm chi phí nhưng cũng gặp một số khó khăn do vấn đề thời tiết và cần nhiều thời gian để thực hiện

Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia thì với phương pháp phơi khô này chỉ loại bỏ được từ 80-85% lượng nước trong gỗ và còn chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện thời tiết. 

Ngoài ra, phương pháp hong khô này có thể áp dụng với các loại gỗ cần nhiệt độ thấp, các loại gỗ có khả năng khô chậm hoặc những loại có độ ẩm cao cũng có thể sấy. 

Ưu điểm: 

  • Tiết kiệm chi phí
  • Không cần đầu tư nhiều về thiết bị sấy gỗ
  • Không đòi hỏi kĩ thuật cao.

Nhược điểm: 

  • Tốn kém thời gian (thời gian phơi có thể lên đến 2 năm)
  • Cần có diện tích để đặt các tấm gỗ
  • Quá trình thoát ẩm không đồng đều và không xác định được độ ẩm là bao nhiêu
  • Phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết

Xử lý gỗ tương bằng phương pháp ngâm dưới nước

Đây là phương pháp xử lý gỗ tươi của cha ông ta khi chưa có các phương pháp xử lý gỗ hiện đại bằng hóa chất hoặc máy móc. Việc ngâm gỗ dưới bùn nước ao, hồ, sông giúp loại bỏ các chất dinh dưỡng (thức ăn của côn trùng) như đường, tinh bột… trong gỗ được phân hủy mà chỉ còn lại các chất trơ chủ yếu là hemixenlulo, xenlulo hay linhin. Một số loại gỗ thường áp dụng phương pháp xử lý này có thể kể đến như tre luồng, gỗ nhãn, gỗ xoan, gỗ xà cừ,…

Ưu điểm:

  • Không yêu cầu kỹ thuật cao, ai cũng đều có thể thực hiện được
  • Không độc hại, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người
  • Không tốn chi phí, không cần đầu tư hóa chất hay máy móc
  • Hạn chế tình trạng cong vênh, co ngót, nứt nẻ

Nhược điểm:

  • Chỉ áp dụng cho các loại gỗ có giá thành rẻ, không quý hiếm
  • Thời gian ngâm kéo dài từ 6-12 tháng

Phương pháp sấy hơi quá nhiệt (sấy với nhiệt độ trên 100 độ C)

Đây là phương pháp khá phổ biến hiện nay, phương phát sấy hơi quá nhiệt là sấy gỗ trong môi trường có nhiệt độ cao (lên tới 110 độ C), cao hơn cả nhiệt độ nước sôi. Như vậy, lượng nước trong gỗ sẽ biến dần thành dạng hơi nước, tạo ra sự chênh lệch áp suất lớn giữa tế bào của gỗ và môi trường ngoài, làm hơi nước chuyển dịch và thoát ra ngoài. Đây là phương pháp hay được áp dụng với nhiều loại gỗ khác nhau,

Phương pháp sấy ở nhiệt độ cao là cách làm phổ biến hiện nay, giúp tiết kiệm thời gian và đẩy nhanh tiến độ thực hiện
Phương pháp sấy ở nhiệt độ cao là cách làm phổ biến hiện nay, giúp tiết kiệm thời gian và đẩy nhanh tiến độ thực hiện

Ưu điểm: 

  • Tiết kiệm thời gian sấy gỗ
  • Phương pháp này áp dụng được với hầu hết các loại gỗ
  • Có thể theo dõi và kiểm soát được các giai đoạn sấy
  • Độ ẩm trong gỗ sẽ thấp hơn so với hong khô tự nhiên, có thể điều chỉnh độ ẩm gỗ theo yêu cầu của khách
  • Đánh bay hoàn toàn mối mọt, không gây ảnh hưởng tới chất lượng gỗ

Nhược điểm: 

  • Chi phí vận hành lò sấy gỗ thủ công cao, lò phải được bảo trì thường xuyên
  • Tiêu hao nhiều năng lượng
  • Lò sấy gỗ phải được trông chừng thường xuyên để điều chỉnh kĩ lưỡng các giai đoạn sấy khác nhau

Phương pháp sấy ngưng tụ ẩm

Thường áp dụng cho các loại gỗ cứng và dày, sấy ở nhiệt độ thấp. 

Phương pháp sấy ngưng tụ ẩm thường được áp dụng đối với gỗ dày và cứng, sấy ở nhiệt độ thấp
Phương pháp sấy ngưng tụ ẩm thường được áp dụng đối với gỗ dày và cứng, sấy ở nhiệt độ thấp

Đầu tiên là quá trình thoát lượng nước trong gỗ, các miếng gỗ sẽ được đưa vào lò sấy với nhiệt độ cao, toàn bộ không khí nóng và ẩm sẽ được hút lại vào dàn lạnh để ngưng tụ lại thành nước và xuất ra bên ngoài. 

Tiếp theo, không khí lạnh có độ ẩm khá thấp này sẽ được làm nóng một lần nữa, sau đó sẽ làm cho miếng gỗ được sấy khô hoàn toàn từ ngoài vào trong. 

Từ đó, quá trình này sẽ lặp đi lặp lại, lượng nước từ các miếng gỗ thoát ra sẽ làm ẩm không khí trở lại và tiếp tục quá trình sấy. 

Ưu điểm: 

  • Thực hiện dễ dàng
  • Tiết chế được độ ẩm, có thể giữ được độ ẩm cần thiết cho gỗ

Nhược điểm: 

  • Mất khá nhiều thời gian sấy
  • Công suất không được cao

Cách xử lý gỗ tươi bằng phương pháp sấy cao tần

Phương pháp sấy cao tần là sấy sử dụng từ trường của dòng điện xoay chiều có tần số khá cao được áp dụng như sau: 

Vận dụng sự chuyển động qua lại của các phân tử mang điện và ảnh hưởng cùng tác động của từ trường giúp dòng điện xoay chiều có tần số cao. Từ đó, chuyển động tạo ra lực ma sát lớn và chuyển hóa thành nhiệt năng. Đó là sự bốc hơi của hơi nước trong gỗ và các miếng gỗ sẽ dần được sấy khô.

Phương pháp sấy ngưng tụ ẩm thường được áp dụng đối với gỗ dày và cứng, sấy ở nhiệt độ thấp
Phương pháp sấy cao tần là sấy sử dụng từ trường của dòng điện xoay chiều có tần số khá cao

Ưu điểm:

  • Thời gian sấy ngắn
  • Dễ dàng sử dụng 
  • Gỗ được sấy đều. sử dụng ít nhiệt, chất lượng gỗ sau khi sấy được đảm bảo cao
  • Phù hợp với khá nhiều loại gỗ, kích cỡ, mẫu mã

Nhược điểm: 

  • Chi phí đầu tư lớn

Phương pháp sấy chân không

Đặc điểm của phương pháp sấy chân không là cần phụ thuộc vào thời điểm sôi của nước và áp suất

Nếu ta tạo được sự chênh lệch giữa áp suất bên trong của gỗ với môi trường ngoài bằng cách làm giảm áp suất trong môi trường chân không thì sẽ giúp cho dòng ẩm ở trong gỗ bốc hơi ra ngoài và làm miếng gỗ khô dần. 

Phương pháp sấy chân không cần phụ thuộc vào thời điểm sôi của nước và áp suất
Phương pháp sấy chân không cần phụ thuộc vào thời điểm sôi của nước và áp suất

Ưu điểm: 

  • Tự động hóa độ ẩm, có thể giữ được độ ẩm cần thiết cho gỗ
  • Tiết kiệm được công sức

Nhược điểm: 

  • Cần nhiều thời gian để sấy khô
  • Công suất kém, không sấy được nhiều
  • Mất khá nhiều năng lượng

Phương pháp luộc gỗ 

Khi mà khoa học chưa phát triển và điều kiện không cho phép. Người xưa đã xử lý gỗ bằng cách luộc gỗ để gỗ chỉ còn phần xác gỗ và chín các tôm gỗ. Đây cũng là phương pháp để cho gỗ có chất lượng tốt hơn. 

Luộc gỗ cũng là phương pháp truyền thống được áp dụng với số lượng gỗ ít và có kích thước ngắn
Luộc gỗ cũng là phương pháp truyền thống được áp dụng với số lượng gỗ ít và có kích thước ngắn

Về cơ bản thì bản thân gỗ khá ổn định nhưng trong thân gỗ còn chứa nhiều nước nên khi luộc gỗ sẽ làm cho nước và các chất trong gỗ mất đi, giúp tránh hiện tượng co hay cong vênh, giảm tính hấp dẫn với các loại sâu bọ, mối mọt. Ngoài ra luộc gỗ còn làm sạch các nấm bệnh ngoài tự nhiên cũng như ấu trùng sâu bọ bám ở bề mặt vỏ cây, từ đó nâng cao tuổi thọ của gỗ hơn.

Ngày nay, vẫn có nhiều xưởng mộc tận dụng cách luộc gỗ của người xưa với số lượng ít và có kích thước ngắn hoặc vừa. Còn đối với số lượng lớn và kích thước gỗ dài thì phương pháp sấy khô vẫn cho hiệu quả nhanh và tốt hơn. 

Ưu điểm: 

  • Cách làm đơn giản với cách thức truyền thống
  • Tiết kiệm chi phí 

Nhược điểm: 

  • Chỉ luộc được số lượng ít và gỗ ngắn
  • Mất khá nhiều thời gian luộc

Những dụng của gỗ tự nhiên trong đời sống

Gỗ là một nguyên, vật liệu quen thuộc đối với con người, được sử dụng rộng rãi trong các công trình kiến trúc, nội thất. 

Cụ thể, gỗ thường được dùng nhiều để làm cột, sàn, trần nhà… hay làm các nội thất khác như giường, tủ, kệ, giá sách, bàn ghế tiếp khách, bàn ghế công sở… Ngoài ra trong xây dựng, gỗ còn được dùng để làm cốp pha bê tông, dùng trong công trình xây dựng…

Những bộ bàn ghế được làm từ gỗ thể hiện được sự sang trọng, tinh tế
Những bộ bàn ghế được làm từ gỗ thể hiện được sự sang trọng, tinh tế
Kệ gỗ với phong cách hiện đại được dùng để trang trí cho phòng khách thêm sinh động
Kệ gỗ với phong cách hiện đại được dùng để trang trí cho phòng khách thêm sinh động

Trong công nghiệp, gỗ dùng để làm giấy hay trong nghệ thuật gỗ còn được dùng để thực hiện các tác phẩm điêu khắc, chạm khắc, dùng làm các loại nhạc cụ như violon, kèn clarinet, mộc cầm… Trong thể thao thường dùng làm gậy bóng chày, ván trượt, cung…

Nhiều loại nhạc cụ cũng sử dụng gỗ là thành phần chủ yếu để tạo nên sản phẩm
Nhiều loại nhạc cụ cũng sử dụng gỗ là thành phần chủ yếu để tạo nên sản phẩm

Không chỉ có vẻ đẹp tự nhiên, mà gỗ còn mang lại cho người thưởng thức một không gian xung quanh thật ấm áp, gần gũi. Tuy nhiên hiện nay hiện tượng khai thác quá mức gỗ tự nhiên gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến rừng và môi trường thiên nhiên. Do đó bạn cũng nên cân nhắc sử dụng các đồ vật làm bằng chất liệu gỗ công nghiệp để bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Tin tức khác

Những tư vấn mới những xu hướng nội thất văn phòng 2024
Quỹ lương là gì?
Quỹ lương là gì? 5 Bước xây dựng quỹ lương doanh nghiệp

Trước khi đi vào hoạt động của một doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với câu hỏi liên quan đến nguồn ngân sách như: “Quỹ lương là gì?”. Đây là một vấn đề quan trọng, thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về bản chất và cách xây dựng quỹ lương […]

So sánh giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing
Inbound marketing là gì? So sánh với Outbound marketing

Hai phương pháp marketing phổ biến được các doanh nghiệp áp dụng kết hợp với nhau là Inbound Marketing và Outbound Marketing. Cho dù, hai phương pháp này phổ biến nhưng các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự hiểu rõ hai loại hình marketing này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông […]

Bất cứ tổ chức nào cũng cần xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp
Bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp | Các quy tắc cơ bản

Ở quá trình hình thành nền văn hóa của mỗi tổ chức, bất cứ nhà quản trị nào cũng sẽ phải xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp một cách cực kỳ cụ thể. Đến với bài viết ngày hôm nay, mời bạn hãy cùng theo chân Govi đi tìm hiểu chi […]

Sự ra đời của bản đồ chiến lược đã mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích
Bản đồ chiến lược | Cách vẽ Strategy Map chuẩn

Thay vì phải sử dụng những báo cáo phức tạp, sự ra đời của bản đồ chiến lược đã giúp doanh nghiệp thấy được mối liên kết giữa các mục tiêu chung của tổ chức một cách thống nhất. Đến với bài viết ngày hôm nay, Govi sẽ hướng dẫn bạn quy trình xây dựng […]

Work From Home được nhiều công ty ưa chuộng trong thời kỳ đại dịch Covid-19
Work From Home | Lợi ích và thách thức khi làm việc tại nhà

Trong thời kỳ dịch Covid-19 bùng phát, Work From Home đã nhanh chóng trở thành hình thức làm việc tại nhà được đông đảo doanh nghiệp ưa chuộng. Không chỉ góp phần giải quyết những vấn đề do dịch bệnh gây ra, WFH còn mang tới cho tổ chức nhiều lợi ích. Chi tiết hơn […]

TƯ VẤN THIẾT KẾ TRỌN GÓI

Với hơn 10+ năm kinh nghiệm và tư vấn cho hơn 100.000 đối tác, Govi sẽ mang đến cho bạn thiết kế không gian 2D và định hướng không gian 3D miễn phí theo tiêu chí Phù hợp phong cách - Khẳng định chất riêng - Chi phí tối ưu - Đầy đủ tiện ích.

Tư vấn ngay
homeTrang chủ
mapShowroom
call
messMessenger
zaloZalo
messHợp tác messMessenger zaloChat Zalo showrommShowroom callGọi ngay