Gỗ cao su có tốt không, ưu nhược điểm và tính ứng dụng

Chia sẻ trên :
25-02-2022 9034 lượt xem

Gỗ cao su được ứng dụng sử dụng làm bàn ghế, giường tủ, kệ đựng đồ, cũi trẻ em, lát sàn,…Vậy gỗ cao su có tốt không? Chúng có ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng hay không?  Đây là câu hỏi được rất nhiều hộ gia đình quan tâm trước khi đưa ra lựa chọn sử dụng làm đồ nội thất gia đình. Cùng tìm hiểu những ưu nhược điểm của gỗ cao su và tính ứng dụng của chúng.

Nguồn gốc gỗ cao su

Khi nguồn cung các loại gỗ thuộc nhóm cao cấp ngày càng khan hiếm khiến đồ nội thất gỗ tăng giá ngất ngưởng thì một loại gỗ mang tính bền vững được nhiều người hướng đến. Gỗ cao su với được khai thác từ cây cao su. Đây là một trong những dòng gỗ công nghiệp phổ biến trên thị trường hiện nay. Gỗ cao su có là nguyên liệu tự nhiên có thể khai thác bền vững, thân thiện với môi trường.

Cây cao su được trồng phổ biến ở Việt Nam
Cây cao su được trồng phổ biến ở Việt Nam

Chúng ta thường biết đến công dụng của cây cao su là để lấy mủ. Việc sử dụng gỗ cây cao su khi đã hết chu kỳ lấy mủ giúp cải thiện hệ sinh thái rừng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Hiện nay, cây cao su được đánh giá là một trong những loại cây đặc biệt đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chúng vừa được sử dụng để lấy mủ lại có thể sử dụng thân cây gỗ làm đồ nội thất.

Gỗ cao su có tốt không? Có độc hại hay không?

Gỗ cao su có tốt không?
Gỗ cao su có tốt không?

Lý do khiến người dùng băn khoăn gỗ cao su có độc hay không?

  • Trong thành phần của mủ cao su có rất nhiều chất vô cơ dễ bị phân hủy. Nếu tạo ra H2S và Mercaptan sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng. Trong quá trình sử dụng gỗ cao su nếu còn sót lại mủ sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng. 
  • Gỗ cao su bản chất là gỗ công nghiệp nên trong quá trình tạo ra sản phẩm mới thường sử dụng đến hóa chất liên kết. Đây là lý do khiến nhiều người băn khoăn gỗ cao su có độc hay không. Ngoài ra, nhiều người sau khi tìm hiểu quy trình sản xuất gỗ cao su lại càng lo ngại hơn.

Quá trình sản xuất gỗ ghép cao su

Quy trình sản xuất gỗ cao su
Quy trình sản xuất gỗ cao su
  • Giai đoạn 1: Phân tách phần thân và gốc của cây gỗ cao su.
  • Giai đoạn 2: Phân loại lỗ khuyết điểm sau khi xẻ gỗ để có sản phẩm tốt nhất.
  • Giai đoạn 3: Xử lý bằng hóa chất
  • Giai đoạn 4: Xử lý tẩm áp lực ở môi trường chân không.
  • Giai đoạn 5: Quá trình sấy gỗ cao su 12%
  • Giai đoạn 6: Kiểm tra, phân loại và lưu kho bảo quản.

Một số hóa chất ngâm tẩm không an toàn cho sức khỏe người dùng

Quy trình sản xuất trên tạo ra sản phẩm an toàn cho người sử dụng nếu không xuất hiện bước ngâm tẩm hóa chất. Điển hình như một số loại hóa chất sử dụng như:

  • Multibor: hóa chất giúp ngăn ngừa mối mọt hiệu quả. Chúng có ưu điểm không có mùi, giúp duy trì màu gỗ nguyên thủy khi tẩm.
  • F-water: chất này giúp làm sạch, khử mùi hôi dung dịch ngâm tẩm. Hóa chất này có tác dụng giúp gỗ cao su không còn mùi khi đưa vào sản xuất đồ nội thất.
  • Sodium metabisulfite: có khả năng tẩy trắng gỗ, giúp gỗ sáng màu đáp ứng nhu cầu trang trí, sơn màu cho gỗ trở nên bắt mắt hơn.
  • F-Clean, Multi-green: Một loại hóa chất chống nấm mốc cho gỗ.

Gỗ cao su có độc không? Sản phẩm đồ gỗ cao su có ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng không?

Là nguồn gỗ tái sinh, những cây gỗ cao su già từ 25 năm tuổi khi không còn sử dụng để khai thác mủ thì chúng được chặt hạ và trở thành nguồn nguyên liệu cho ngành sản xuất gỗ. Vì vậy, việc sử dụng gỗ cao su không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái, thân thiện với môi trường giúp bảo vệ tồn vong của những loại gỗ quý khác. Còn với con người thì sao? Những sản phẩm làm từ gỗ cao su có ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng hay không?

Gỗ cao su có những ưu điểm gì?
Gỗ cao su có những ưu điểm gì?

Quý vị có thể an tâm sử dụng gỗ cao su làm đồ nội thất vì chúng không gây độc hại như chúng ta suy đoán. Bởi:

  • Trước kia, gỗ cao su không có giá trị vì lượng nhựa trong gỗ còn tồn dư khó giải quyết. Tuy nhiên, từ 2000 trở lại đây công nghiệp xử lý gỗ ngày càng tân tiến, việc xử lý mủ cao su trở nên dễ dàng hơn. Trước khi đưa vào sản xuất tất cả các thanh gỗ đều được luộc, ngâm tẩm nên người dùng không cần lo về vấn đề mủ cao su còn sót lại.
  • Hóa chất ngâm tẩm được sử dụng trong gỗ cao su đều được cho phép sử dụng trong ngành sản xuất công nghiệp. Với tỷ lệ cho phép không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. 
  • Các loại gỗ cao su hiện nay đa phần được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Từ bàn ăn, tủ giày, tủ quần áo, thớt gỗ, kệ sách, bàn học,… xuất Hàn, Nhật, Châu Âu,.. Với ưu điểm  nhẹ, dễ vận chuyển, không phải gỗ quý hiếm nên chúng được thị trường nước ngoài lựa chọn. Các sản phẩm đều đạt tiêu chuẩn đảm bảo an toàn chất lượng, không chứa chất độc hại, an toàn cho người sử dụng.

Ưu nhược điểm của gỗ cao su

Ưu nhược điểm của gỗ cao su
Ưu nhược điểm của gỗ cao su

Trở thành một trong những dòng gỗ công nghiệp được sử dụng rộng rãi hiện nay gỗ cao su có những ưu nhược điểm nổi bật:

Ưu điểm

  • Giá thành rẻ phù hợp với kinh tế nhiều gia đình.
  • Có độ bền cao, dẻo dai có thể uốn cong, thẳng mà không bị gãy nứt. Có khả năng chống mối mọt đã qua xử lý 6 giai đoạn hiện đại.
  • Là gỗ trồng tự nhiên, không phá hủy môi trường, là nguồn cung ổn định.
  • Sản phẩm làm từ gỗ tự nhiên thân thiện với môi trường, có thể chống lại sự ảnh hưởng của tàn thuốc lá, các vật liệu dễ cháy,…
  • Phù hợp làm nội thất phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, ốp sàn, tường nhà,…

Nhược điểm

  • Là dòng gỗ giá rẻ nên không thích hợp sử dụng làm nội thất sang trọng,
  • Là nhiều phôi gỗ ghép lại thành ván ghép nên ít đồng bộ về màu sắc tuy nhiên không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
  • Tính chất gỗ nhẹ, không được cứng chắc như những loại gỗ quý hiếm. VÂn gỗ sở hữu màu vàng sáng tự nhiên không phù hợp với thiết kế cổ điển, truyền thống.
  • Gỗ cao su có tuổi thọ không cao so với những dòng gỗ tự nhiên khác.

Ứng dụng gỗ cao su trong thực tế

Gỗ cao su phù hợp với các sản phẩm không yêu cầu độ bền quá cao. Với tuổi thọ trung bình từ 3 -5 năm, gỗ cao su ngày nay đáp ứng được rất nhiều các yêu cầu cho đồ nội thất với giá thành khá thấp. Do đặc tính ít co dãn gỗ cao su trở thành vật liệu xây dựng ổn định để sản xuất bàn ghế ăn, kệ gỗ, tủ quần áo, kệ sách, bàn học, bàn ghế cafe trong nhà, giường ngủ, bàn trang điểm,….

Đồ nội thất gỗ cao su không thích hợp sử dụng ngoài trời vì mưa có thể làm trôi hóa chất bảo vệ từ gỗ khiến sản phẩm bị côn trùng, nấm mốc tấn công. Độ ấm cao cũng khiến gỗ bị cong vênh mối mọt.

Dưới đây là một số hình ảnh ứng dụng của gỗ cao su trong đời sống:

Bộ bàn ghế ăn gỗ cao su hiện đại với màu vàng tươi sáng
Bộ bàn ghế ăn gỗ cao su hiện đại với màu vàng tươi sáng

 

Bàn học gỗ cao su chất lượng với giá thành phải chăng
Bàn học gỗ cao su chất lượng với giá thành phải chăng
Giường ngủ gỗ cao su thân thiện với môi trường an toàn cho sức khỏe người dùng.
Giường ngủ gỗ cao su thân thiện với môi trường an toàn cho sức khỏe người dùng.
Sàn gỗ cao su ghép thanh phủ bóng
Sàn gỗ cao su ghép thanh phủ bóng
Tủ quần áo gỗ cao su có độ bền cao, có khả năng chống mối mọt.
Tủ quần áo gỗ cao su có độ bền cao, có khả năng chống mối mọt.
Bàn làm việc gỗ cao su cũng được nhiều gia đình sử dụng ở nhà
Bàn làm việc gỗ cao su cũng được nhiều gia đình sử dụng ở nhà

Bài viết trên đã cung cấp một số thông tin về gỗ cao su và giải đáp thắc mắc của nhiều người rằng “ Gỗ cao su có tốt không”. Hi vọng với chia sẻ của chúng tôi quý khách hàng có những thông tin cần thiết để lựa chọn sản phẩm nội thất phù hợp.

Xem thêm:

5/5 - (2 bình chọn)

Tin tức khác

Những tư vấn mới những xu hướng nội thất văn phòng 2024
SEO là gì trong Marketing?
SEO là gì trong Marketing? 10 Kỹ năng cho người làm SEO

Làm Marketing online, chắc hẳn nhiều người không còn xa lạ với thuật ngữ SEO, đặc biệt là những người quan tâm đển thứ hạng và traffic cho website của mình. Bên cạnh sử dụng các công cụ hỗ trợ, SEOer cũng cần phảo có những kỹ năng, kiến thức về cách thức vận hành […]

4 Bước gia tăng mức độ gắn kết giữa các nhân viên với nhau
Employee engagement là gì? 10 Cách gắn kết nhân viên

Employee Engagement là gì? – Employee Engagement hay còn gọi là gắn kết nhân viên. Đó chính là bí quyết để xây dựng một tập thể vững mạnh, đoàn kết, cùng nhau cố gắng vì mục tiêu chung để từng bước đưa doanh nghiệp ngày một phát triển hơn. Vậy làm thế nào để gắn […]

Quỹ lương là gì?
Quỹ lương là gì? 5 Bước xây dựng quỹ lương doanh nghiệp

Trước khi đi vào hoạt động của một doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với câu hỏi liên quan đến nguồn ngân sách như: “Quỹ lương là gì?”. Đây là một vấn đề quan trọng, thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về bản chất và cách xây dựng quỹ lương […]

So sánh giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing
Inbound marketing là gì? So sánh với Outbound marketing

Hai phương pháp marketing phổ biến được các doanh nghiệp áp dụng kết hợp với nhau là Inbound Marketing và Outbound Marketing. Cho dù, hai phương pháp này phổ biến nhưng các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự hiểu rõ hai loại hình marketing này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông […]

Bất cứ tổ chức nào cũng cần xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp
Bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp | Các quy tắc cơ bản

Ở quá trình hình thành nền văn hóa của mỗi tổ chức, bất cứ nhà quản trị nào cũng sẽ phải xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp một cách cực kỳ cụ thể. Đến với bài viết ngày hôm nay, mời bạn hãy cùng theo chân Govi đi tìm hiểu chi […]

TƯ VẤN THIẾT KẾ TRỌN GÓI

Với hơn 10+ năm kinh nghiệm và tư vấn cho hơn 100.000 đối tác, Govi sẽ mang đến cho bạn thiết kế không gian 2D và định hướng không gian 3D miễn phí theo tiêu chí Phù hợp phong cách - Khẳng định chất riêng - Chi phí tối ưu - Đầy đủ tiện ích.

Tư vấn ngay
homeTrang chủ
mapShowroom
call
messMessenger
zaloZalo
messHợp tác messMessenger zaloChat Zalo showrommShowroom callGọi ngay