Chia sẻ 5 cách tiếp cận khách hàng doanh nghiệp hiệu quả
Chia sẻ trên :
05-06-2023 4877 lượt xem
Một trong những khó khăn mà hầu hết doanh nghiệp nào cũng đều gặp phải là làm thế nào để có thể tiếp cận khách hàng, thu hút và duy trì mối quan hệ đó. Nhiều đơn vị lựa chọn cách tiếp cận khách hàng với nguồn dữ liệu data khách hàng mua từ “chợ đen”. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ ngân sách để làm điều đó. Nhất là những doanh nghiệp mới thành lập, quy mô nhỏ hay ngân sách còn hạn chế. Vậy đâu là cách tiếp cận khách hàng doanh nghiệp? Cùng nội thất Govi đi tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!
Tiếp cận khách hàng là gì?
Để kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng tiềm năng thì người bán hàng, bộ phận sales phải tiến hành rất nhiều công việc khác nhau. Bởi trong vô vàn những sản phẩm, thương hiệu thì người tiêu dùng sẽ không biết sản phẩm của bạn là gì, tại sao nên lựa chọn mà không phải các đối thủ cạnh tranh khác. Do đó, sau khi hoàn tất việc phân tích, vẽ chân dung khách hàng thì bạn cần tiến hành tiếp cận họ để họ quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của mình.
Như vậy, tiếp cận khách hàng chính là những công việc nhằm nắm bắt nhu cầu thực tế của người tiêu dùng. Sau đó đưa ra các đánh giá và phương án tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ sao cho phù hợp. Bởi mỗi khách hàng sẽ có nhu cầu riêng biệt của mình, không phải lúc nào cũng áp dụng cùng một cách thì sẽ mang lại hiệu quả như mong muốn. Tiếp cận khách hàng là một trong những khâu thuộc về quy trình bán hàng tổng thể. Vai trò của nó trở thành cầu nối giúp nắm bắt chính xác về nhu cầu khách hàng.
Khi làm tốt công việc này sẽ giúp người bán hàng đưa ra được mục tiêu rõ ràng và quy trình trao đổi đầy thuyết phục. Mục tiêu cuối cùng vẫn là những con số giúp doanh nghiệp có một số lượng khách hàng tiềm năng lớn với việc thực sự hiểu tâm lý của họ. Đây chính là ưu thế mà bất kỳ doanh nghiệp hay người bán hàng nào cũng đều mong muốn.
Chiến lược tiếp cận khách hàng doanh nghiệp
Bước 1: Tìm hiểu thông tin khách hàng
Đây là bước làm đầu tiên và quan trọng khi bắt đầu cách tiếp cận khách hàng mới. Khác với khách hàng là những cá nhân đơn lẻ, việc tiếp cận khách hàng doanh nghiệp khó khăn, phức tạp hơn rất nhiều. Chính vì vậy, để có thể tiếp cận dễ dàng bạn cần tìm hiểu thông tin một cách chắt lọc, đầy đủ của khách hàng đó. Đặc biệt, bạn cần phải tìm hiểu về nhu cầu mà người tiêu dùng đang muốn hướng đến.
Bước 2: Nắm vững kiến thức chuyên môn, am hiểu sản phẩm
Bạn muốn bán được hàng thì phải am hiểu về sản phẩm của mình. Chính sự hiểu biết tường tận về sản phẩm sẽ tạo ra một mối liên hệ giữa khách hàng doanh nghiệp với xây dựng chiến lược kinh doanh sản phẩm. Khách hàng doanh nghiệp sẽ kỹ tính hơn khách hàng cá nhân trong việc lựa chọn sản phẩm, dịch vụ mới do bộ máy hoạt động khá cồng kềnh.
Do đó, để tiếp cận được một cách nhanh chóng thì bản thân người bán hàng phải nắm được kiến thức một cách bài bản. Ngoài ra, việc nêu bật được những lợi thế mà sản phẩm bạn đang có so với các đối thủ khác sẽ là một lợi thế để có thể tiếp cận được những doanh nghiệp khó tính. Một cách khác là bạn sẽ lựa chọn thị trường ngách để đánh sản phẩm. Nếu tìm được sản phẩm thị trường ngách thì bạn sẽ rất dễ thành công.
Bước 3: Tiếp cận khách hàng
Bước làm tiếp theo này được xem là bước khó khăn nhất trong toàn bộ quá trình để đi đến giao dịch và ký kết hợp đồng. Vì khách hàng của bạn là một doanh nghiệp nên việc đưa ra quyết định cũng không mang tính tuyệt đối như các khách hàng cá nhân. Chính vì vậy, để tiết kiệm thời gian cũng như công sức bạn nên tìm hiểu xem ai mới là người có thể đưa ra quyết định để cách tiếp cận khách hàng doanh nghiệp trở lên dễ dàng hơn.
Bước 4: Giải đáp thắc mắc, bán sản phẩm và ký kết hợp đồng
Trong quá trình tư vấn, bán hàng, bạn sẽ không thể tránh khỏi việc khách hàng đặt ra các câu hỏi thắc mắc. Hãy chắc chắn rằng mọi thắc mắc sẽ được giải đáp tận tình, cặn kẽ để khách hàng có thể am hiểu tường tận về sản phẩm mà bạn đang kinh doanh. Sau khi mọi vấn đề thắc mắc được giải đáp thì việc tiến hành giao dịch sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, nếu khách hàng doanh nghiệp chưa thể đưa ra quyết định ký kết hợp đồng ngay thì bạn cũng đừng nên nóng vội. Hãy thật kiên trì để chinh phục được những vị khách khó tính này.
5 cách tiếp cận khách hàng doanh nghiệp
Tận dụng những mối quan hệ bản thân
Việc sử dụng các mối quan hệ để tiếp cận được khách hàng là cách thức đầu tiên bạn nên áp dụng. Đó có thể là mối quan hệ trực tiếp, thông qua bạn bè hoặc người thân. Một mối quan hệ thân thiết, gần gũi sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian để tiếp cận và tạo lập niềm tin nơi khách hàng. Tùy thuộc vào mức độ thân thiết của các mối quan hệ bạn sẽ có cách tiếp cận riêng. Kết quả khi nhận được cũng có sự khác nhau đáng kể.
Ví dụ khách hàng tiềm năng là bạn bè, người thân thì việc tiếp cận trở lên dễ dàng hơn nhiều. Nhưng nếu khách hàng tiềm năng là bạn của bạn bè, bạn sẽ buộc phải thông qua người bạn đó rồi mới từ từ tạo dựng mối quan hệ. Sau khi đã có mối quan hệ quen biết, bạn phải tiếp tục xây dựng niềm tin rồi mới thực hiện các bước tiếp theo.
Liên kết thông qua khách hàng cũ
Nếu biết cách tiếp cận khách hàng doanh nghiệp cũ thì đây chính là một kênh truyền thông hiệu quả. Được khách hàng cũ giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ bạn không cần phải mất quá nhiều thời gian tạo dựng niềm tin và sự tin cậy với khách hàng mới. Chẳng có lý do gì thuyết phục hơn việc sử dụng chính các trải nghiệm của mình để giới thiệu cho người khác. Thế nên đừng bỏ qua việc duy trì các mối quan hệ gắn bó, thân thiết với những người đã từng là đối tác của mình.
Hình thức marketing mang lại hiệu quả cao
Sử dụng các hình thức marketing là cách tiếp cận khách hàng vip mà mọi doanh nghiệp đều nên áp dụng. Marketing đóng vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng. Nhờ vào các hình thức này mà doanh nghiệp nắm bắt được mong muốn và nhu cầu của khách hàng. Việc đáp ứng được những mong muốn đó giúp rút ngắn khoảng cách của doanh nghiệp với khách hàng. Những hình thức marketing mang lại hiệu quả cao phải kể đến như mạng xã hội, blog, sách điện tử, hội thảo,…
Sử dụng các hình thức PR
Làm cách nào để khách hàng có thể biết đến thương hiệu của bạn trong muôn vàn đối thủ trên thị trường? Câu trả lời chính là sử dụng các hình thức PR (Public Relation) thương hiệu của doanh nghiệp. Hãy nhớ rằng, thương hiệu của bạn không phải là sự lựa chọn duy nhất của khách hàng. Thế nên, ngay từ giai đoạn đầu cần phải chú trọng PR sao cho thông tin tự tìm đến khách hàng, có nghĩa là tiếp nhận thông tin một cách thụ động. Khi thông tin xuất hiện với tần suất dày đặc ở mọi nơi sẽ kích thích khách hàng tò mò, tìm hiểu sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Chủ động tham gia các sự kiện offline
Thời đại công nghệ thông tin bùng nổ nên các kênh online cũng trở lên phổ biến. Nhưng không vì thế mà bạn bỏ qua cách tiếp cận khách hàng mới tại các sự kiện offline. Ở các buổi hội thảo, triển lãm ra mắt sản phẩm hay các chương trình phát quà dùng thử đều là những nơi bạn có thể gặp mặt, tiếp cận khách hàng tiềm năng.
Gặp mặt trực tiếp có thể giúp bạn đưa ra những đánh giá về thái độ của khách hàng đối với doanh nghiệp hay sản phẩm. Từ đó có sự điều chỉnh phù hợp, tiệm cận hơn với mong muốn của khách hàng. Tuy nhiên, sử dụng cách tiếp cận khách hàng này bạn sẽ phải bỏ ra chi phí lớn, thời gian chuẩn bị công phu. Bởi chất lượng của sự kiện cũng là một trong những yếu tố mà khách hàng đánh giá tính chuyên nghiệp và uy tín.
Cách tiếp cận khách hàng doanh nghiệp mang đến cho bạn cơ hội mở rộng quy mô kinh doanh của mình. Hy vọng với những thông tin chia sẻ ở trên sẽ là bài học kinh nghiệm để bạn có thể khai thác, vận dụng tìm ra được các khách hàng đầy tiềm năng cho doanh nghiệp của mình.
Coaching đang ngày càng trở nên phổ biến trong thời đại ngày nay, khi nhu cầu phát triển bản thân và nâng cao năng lực ngày càng gia tăng. Vậy Coaching là gì? Huấn luyện viên chuyên nghiệp đóng vai trò gì? Và làm thế nào để trở thành một Coach thành công? Hãy cùng […]
Bạn đang ấp ủ dự định chinh phục một vị trí làm việc mơ ước? Bạn đã trang bị cho mình đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết? Tuy nhiên, liệu bạn đã sở hữu những phẩm chất cá nhân “ghi điểm” với nhà tuyển dụng hay chưa? 10 phẩm chất được Govi […]
Workshop đang trở thành một xu hướng học tập mới bởi tính hiệu quả và thiết thực. Tuy nhiên, để tổ chức một workshop thành công, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chu đáo. Bài viết này, Govi sẽ chia sẻ với bạn 7 bước cơ bản để tổ chức một workshop chuyên […]
Bạn có bao giờ thắc mắc rằng tại sao một số người lại luôn thành công và gặt hái được nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống, trong khi những người khác lại liên tục gặp thất bại và dường như không thể đạt được mục tiêu của mình? Câu trả lời nằm ở Mindset, […]
Bạn đã từng bị “thao túng” mua hàng bởi những reviewer trên mạng xã hội? Bạn đã từng mua sản phẩm chỉ vì thấy Influencer yêu thích sử dụng? Bài viết dưới đây, Govi sẽ chỉ bạn cách các doanh nghiệp tận dụng sức mạnh của người nổi tiếng để quảng bá thương hiệu nhé! […]
TƯ VẤN THIẾT KẾ TRỌN GÓI
Với hơn 10+ năm kinh nghiệm và tư vấn cho hơn 100.000 đối tác, Govi sẽ mang đến cho bạn thiết kế không gian 2D và định hướng không gian 3D miễn phí theo tiêu chí Phù hợp phong cách - Khẳng định chất riêng - Chi phí tối ưu - Đầy đủ tiện ích.