Tập đoàn là gì? Điều kiện thành lập, cơ cấu tổ chức của tập đoàn
Chia sẻ trên :
25-07-2022 1781 lượt xem
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều tập đoàn kinh tế lớn phát triển đa dạng lĩnh vực ở nhiều quốc gia khác nhau. Ở Việt Nam hiện nay cũng có rất nhiều tập đoàn kinh tế lớn góp phần vào sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước và hội nhập quốc tế. Vậy tập đoàn là gì? Mô hình tổ chức tập đoàn kinh tế, tổng công ty được tổ chức như thế nào? Điều kiện thành lập tập đoàn, cơ cấu tổ chức tập đoàn ra sao? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Tập đoàn là gì?
Tập đoàn là một hệ thống liên kết của hai hoặc nhiều công ty với các ngành kinh doanh khác nhau tạo thành cấu trúc công ty lớn, phức tạp. Có thể hiểu là tập đoàn được tạo nên từ một công ty mẹ với nhiều công ty con, các công ty con hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau và các công ty này không cạnh tranh về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác.
Tập đoàn kinh tế và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế là những nhóm doanh nghiệp có quan hệ với nhau thông qua hình thức sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác. Tập đoàn kinh tế, công ty không phải là một loại hình doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký thành lập theo quy định của Doanh nghiệp. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty có công ty mẹ, công ty con và các công ty thành viên khác. Công ty mẹ và công ty con và mỗi công ty thành viên trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty có quyền và nghĩa vụ trong doanh nghiệp độc lập theo quy định của pháp luật.
Điều kiện để thành lập tập đoàn
Đối với doanh nghiệp đã hoạt động
Các doanh nghiệp đã hoạt động riêng lẻ từ trước muốn trở thành tập đoàn thì phải đáp ứng được những điều kiện sau:
Tài chính dồi dào, luôn đạt mức độ đảm bảo an toàn.
Kinh doanh có lãi trong khoảng thời gian 3 năm liên tiếp liền kề trước năm được lựa chọn.
Hoạt động ở phạm vi trong nước và quốc tế.
Trình độ nhân lực và năng suất lao động đều cao hơn các doanh nghiệp cùng ngành cùng lĩnh vực.
Quản lý có hiệu quả cổ phần, phần góp vốn tại các doanh nghiệp khác.
Công nghệ và trang thiết bị chất lượng cao, đảm bảo yếu tố tiên tiến và hiện đại.
Đối với tập đoàn mới thành lập
Đối với các tập đoàn kinh tế dự kiến sẽ thành lập, họ phải đáp ứng được những điều kiện sau để có thể thành lập tập đoàn:
Ngành/ lĩnh vực kinh doanh phải thuộc các ngành/ lĩnh vực sản xuất có vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo nền kinh tế quốc gia lớn mạnh.
Tạo được nền tảng hạ tầng kinh tế cho đất nước, đồng thời tạo nên động lực để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.
Được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ.
Cơ cấu tổ chức của tập đoàn kinh tế
Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 69/2014/NĐ-CP, tập đoàn kinh tế là nhóm công ty, gồm công ty mẹ, các doanh nghiệp thành viên và công ty liên kết, đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 3, Điều 9 Nghị định này.
Bên cạnh đó, khoản 3 Điều 4 Nghị định 69/2014/NĐ-CP, tập đoàn kinh tế có không quá ba cấp doanh nghiệp và cơ cấu như sau:
Công ty mẹ ( doanh nghiệp cấp I): Là doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc giữ quyền chi phối.
Công ty con của doanh nghiệp cấp I ( Doanh nghiệp cấp II): là doanh nghiệp do công ty mẹ nắm quyền chi phối.
Công ty con của doanh nghiệp cấp II ( Doanh nghiệp cấp III) là doanh nghiệp do doanh nghiệp cấp II nắm quyền chi phối.
Khi nào công ty được chuyển thành tập đoàn?
Theo khoản 3 Điều 9 Nghị định 69/2014/NĐ-CP, tập đoàn kinh tế được thành lập khi có đủ điều kiện sau:
Về ngành, nghề kinh doanh
Có ngành, lĩnh vực kinh doanh chính thuộc ngành, lĩnh vực sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ đặc biệt quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc gia về kinh tế, tạo nền tảng về hạ tầng kinh tế quốc gia, tạo động lực nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế.
Lưu ý: Thủ tướng Chính phủ quy định các ngành, lĩnh vực kinh doanh được xem xét thành lập tập đoàn kinh tế trong từng thời kỳ.
Đối với công ty mẹ
Vốn điều lệ của công ty mẹ tối thiểu là 10.000 tỷ VNĐ. Đối với các trường hợp công ty mẹ là công ty cổ phần hoặc công ty TNHH 2 thành viên trở lên thì vốn nhà nước phải chiếm ít nhất 75% vốn điều lệ.
Doanh nghiệp có nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu về kiến thức, chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm.
Có khả năng quản lý vốn đầu tư cũng như khả năng sử dụng các chiến lực, bí quyết kinh doanh để phối hợp hoạt động với các công ty con, công ty liên kết,…
Nguồn tài chính phải vững chắc hoặc phải có luôn có phương án huy động vốn khi cần thiết để đảm bảo duy trì hoạt động cho các công ty con cũng như mối quan hệ hợp tác với các công ty liên kết.
Tập đoàn phải sở hữu ít nhất 50% số lượng công ty con hoạt động trong những ngành nghề then chốt. Đồng thời công ty mẹ phải góp vốn vào các công ty con ít nhất 60% tổng vốn đầu tư của công ty mẹ tại các công ty con, công ty liên kết.
Đối với mối quan hệ công ty mẹ – công ty con
Tập đoàn kinh tế phải có tối thiểu 50% số công ty con hoạt động trong những khâu, công đoạn then chốt trong ngành, lĩnh vực kinh doanh chính. Và tổng giá trị cổ phần, phần góp vốn của công tay mẹ tại các công ty con này tối thiểu bằng 60% tổng nguồn vốn đầu tư của công ty mẹ tại các công ty con, công ty liên kết.
Công ty con do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ, phải là những công ty được thành lập để phát triển, nắm giữ các bí quyết công nghệ phục vụ trực tiếp việc thực hiện các nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh chính của công ty mẹ.
Sau khi đủ những điều kiện trên, Thủ tướng Chính phủ quyết định các công ty mẹ trong tổng công ty.
Một số tập đoàn lớn ở Việt Nam
Sau khi đã nắm được khái niệm tập đoàn là gì và những điều kiện trở thành tập đoàn thì chắc hẳn bạn đang thắc mắc ở Việt Nam có bao nhiêu tập đoàn kinh tế lớn phải không? Dưới đây là danh sách một vài tập đoàn kinh tế lớn mạnh bật nhất nước ta:
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel
Đây là doanh nghiệp viễn thông có số lượng khách hàng lớn nhất trên toàn quốc. Viettel là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông với hoạt động kinh doanh trải dài 13 quốc gia từ Châu Á, Châu Mỹ đến Châu Phi với quy mô thị trường 270 triệu dân. Thuộc top 15 doanh nghiệp phát triển nhanh nhất thế giới, xếp thứ 28 top 150 nhà mạng có giá trị nhất thế giới, với gia trị thương hiệu đạt 5,8 tỷ USD đứng số 1 tại Đông Nam Á và thứ 9 tại Châu Á.
Vingroup
Có lẽ đây là cái tên được nhắc đến nhiều nhất hiện nay bởi họ tạo ra một số thành tích đáng nể. Người sáng lập ra Vingroup là tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Dưới sự lãnh đạo của ông, Vingroup đã phát triển thành một trong những tập đoàn lớn mạnh, lọt danh sách 50 công ty tốt nhất Châu Á do tạp chí Forbes bình chọn. Vingroup đầu tư vào vô số lĩnh vực như: thương mại, du lịch, y tế, giáo dục, bất động sản, điện tử, công nghiệp nặng,… và tất cả đều thành công.
Tập đoàn FPT
FPT là ngôi sao sáng trong danh sách những công ty hàng đầu của nước ta, nổi tiếng trong lĩnh vực công nghệ. FPT không chỉ phát triển mạnh mẽ trong nước mà còn vươn ra toàn cầu khi có mặt tại 21 quốc gia trên thế giới.
Tập đoàn Hòa Phát
Hòa Phát cũng là một trong những công ty khá nổi tiếng ở nước ta. Được xếp vào hàng những công ty lớn của Việt Nam. Tập đoàn Hòa Phát sản xuất công nghiệp hàng đầu Việt Nam. Khởi đầu từ một công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng từ 8/1992 Hòa Phát lần lượt mở rộng sang các lĩnh vực khác như: nội thất, ống thép, thép xây dựng, điện lạnh, bất động sản và nông nghiệp. Hiện nay, tập đoàn hoạt động trong 5 lĩnh vực: gang thép, sản phẩm thép, nông nghiệp, bất động sản, điện máy gia dụng. Với công suất 8 triệu tấn thép thô/ năm, Hòa Phát là doanh nghiệp sản xuất thép lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Qua bài viết này chắc hẳn bạn đã nắm được tập đoàn là gì và những yêu cầu để trở thành tập đoàn và bạn cũng biết được một số tập đoàn lớn của Việt Nam. Hi vọng với những thông tin này sẽ giúp ích được nhiều cho bạn trong công việc, cuộc sống.
Là một người lãnh đạo, bạn luôn mong muốn có một không gian làm việc chuyên nghiệp, thể hiện đẳng cấp và tạo cảm hứng làm việc. Bàn giám đốc chữ L chính là lựa chọn hoàn hảo để đáp ứng những yêu cầu đó. Cùng Govi tìm hiểu về dòng sản phẩm này ngay […]
Trong không gian sống hiện đại, việc sắp xếp và bảo quản đồ đạc gọn gàng là điều vô cùng quan trọng. Và một trong những vật dụng hữu ích không thể thiếu đó chính là tủ gỗ nhỏ có khóa. Vậy tủ gỗ nhỏ có khóa là gì và tại sao nó lại trở […]
Bạn đang tìm kiếm một giải pháp làm việc hiệu quả mà không chiếm quá nhiều diện tích? Bạn muốn sở hữu một không gian làm việc hiện đại, tiện nghi ngay tại ngôi nhà của mình? Câu trả lời có thể nằm ở chiếc bàn làm việc treo tường. Vậy bàn làm việc treo […]
Xu hướng làm việc tại nhà và làm việc linh hoạt đang ngày càng phổ biến. Để tạo ra một không gian làm việc tiện nghi và hiệu quả tại nhà, nhiều người đã đầu tư vào các thiết bị hỗ trợ, trong đó có kệ màn hình máy tính. Vậy kệ màn hình có […]
Trong môi trường làm việc hiện đại, ghế xoay văn phòng không tay vịn ngày càng trở thành sự lựa chọn phổ biến của nhiều người. Với nhiều ưu điểm vượt trội, loại ghế này mang đến cho người dùng sự thoải mái nhưng vẫn đảm bảo yếu tố thẩm mỹ. Hãy cùng tìm hiểu […]
TƯ VẤN THIẾT KẾ TRỌN GÓI
Với hơn 10+ năm kinh nghiệm và tư vấn cho hơn 100.000 đối tác, Govi sẽ mang đến cho bạn thiết kế không gian 2D và định hướng không gian 3D miễn phí theo tiêu chí Phù hợp phong cách - Khẳng định chất riêng - Chi phí tối ưu - Đầy đủ tiện ích.
Govi chuyên cung cấp các loại bàn ghế, tủ tài liệu... hiện đại, chất lượng cao, đa dạng mẫu mã - kiến tạo không gian làm việc chuyên nghiệp và đẳng cấp.
Số 5 Nguyễn Khang, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà NộiXem bản đồ
53 Đinh Thị Thi, KĐT Vạn Phúc, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, Tp.HCMXem bản đồ