Tách doanh nghiệp và chia doanh nghiệp khác nhau như thế nào?

Chia sẻ trên :
10-10-2022 1594 lượt xem

Chia, tách doanh nghiệp được xem là một hoạt động tổ chức lại doanh nghiệp. Mục đích của việc làm này để mở rộng sản xuất nâng cao hiệu quả kinh doanh hay phân bổ các khoản nợ. Hai hoạt động chia, tách lần lượt được quy định tại Điều 198, 199 Luật Doanh nghiệp 2020. Vậy điểm khác nhau cơ bản giữa hai hoạt động này là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời cho mình nhé!

Tách doanh nghiệp là gì?

Một doanh nghiệp khi được tách ra thành nhiều công ty nhỏ vẫn sẽ hoạt động bình thường chứ không chấm dứt sự tồn tại.
Một doanh nghiệp khi được tách ra thành nhiều công ty nhỏ vẫn sẽ hoạt động bình thường chứ không chấm dứt sự tồn tại.

Thủ tục này được hiểu là tách công ty hiện có ra bằng cách chuyển một phần quyền, nghĩa vụ và tài sản của công ty để thành lập một hay một số công ty trách nhiệm hữu hạn. Những công ty này sẽ được gọi là công ty cổ phần mới. Tuy nhiên công ty bị tách vẫn hoạt động bình thường chứ không chấm dứt sự tồn tại.

Sau khi thực hiện đăng ký doanh nghiệp, công ty bị tách và được tách phải cùng nhau liên đới lại với nhau chịu trách nhiệm về hợp đồng lao động, các khoản nợ chưa thanh toán và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách. Trừ trường hợp, công ty bị tách, công ty mới thành lập, người lao động, chủ nợ, khách hàng của công ty bị tách có thỏa thuận khác. Một lưu ý là chỉ có công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần mới được tách ra.

Thế nào là chia doanh nghiệp?

Có thể hiểu đơn giản chia doanh nghiệp là chia một công ty thành hai hay nhiều công ty khác nhau. Và việc chia này sẽ chấm dứt sự tồn tại của công ty bị và việc huy động thêm vốn khi chia doanh nghiệp sẽ không có.

Khi các công ty mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì đồng nghĩa với việc chấm dứt sự tồn tại của công ty bị chia. Tất cả các nghĩa vụ tài sản của công ty do công ty mới liên đới chịu trách nhiệm. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác với người lao động, chủ nợ và khách hàng. Lưu ý là chỉ có công ty chịu trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần mới được chia doanh nghiệp.

Đối với chia doanh nghiệp, điều này đồng nghĩa với việc công ty bị chia sẽ phải chấm dứt sự tồn tại của mình.
Đối với chia doanh nghiệp, điều này đồng nghĩa với việc công ty bị chia sẽ phải chấm dứt sự tồn tại của mình.

So sánh chia doanh nghiệp và tách doanh nghiệp

Điểm giống nhau giữa hai thủ tục này

– Cả hai thủ tục đều là hình thức tổ chức lại doanh nghiệp.

– Đối tượng tách doanh nghiệp và chia doanh nghiệp đều là loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Các công ty mới sau khi chia, tách sẽ cùng loại hình với công ty trước đó.

– Sau khi tách và chia doanh nghiệp, các công ty mới phải liên đới vẫn sẽ phải có trách nhiệm với công ty trước đó. Tất cả sẽ cùng chịu trách nhiệm chung về các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính và hợp đồng lao động.

– Thủ tục chia, tách đều tương tự như nhau. Hồ sơ được nộp tại phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Cụ thể như sau:

+ Hồi đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông của công ty bị chia thông qua nghị quyết, quyết định chia công ty theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty;

+ Thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc cổ đông của công ty mới được thành lập thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và tiến hành đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật này;

+ Sau khi thực hiện xong thủ tục, Phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập đặt trụ sở chính gửi thông tin cho Cơ quan thuế. Cơ quan thuế có trách nhiệm gửi thông tin cho Phòng đăng ký kinh doanh về việc doanh nghiệp đã hoàn thành việc quyết toán và chuyển giao nghĩa vụ thuế.

Chia và tách doanh nghiệp đều được xem là một hình thức tổ chức lại doanh nghiệp.
Chia và tách doanh nghiệp đều được xem là một hình thức tổ chức lại doanh nghiệp.

Điểm khác nhau giữa chia và tách doanh nghiệp

Các tiêu chíTách doanh nghiệpChia doanh nghiệp
Khái niệmTách công ty là hình thức công ty TNHH, công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có để thành lập một hoặc một số công ty TNHH, công ty cổ phần mới mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.Chia công ty là hình thức công ty TNHH, công ty cổ phần có thể chia các tài sản, quyền và nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới.
Công thứcA = A + B

Trong đó: A là công ty bị tách, B là công ty mới được tách.

A = B + C

Trong đó: A là công ty bị chia; B, C là công ty mới.

Cách thức thực hiệnChuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có vào công ty được tách mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.Chia các tài sản, quyền và nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có vào các công ty bị chia.
Hệ quả pháp lýCả công ty tách và bị tách đều tồn tại hoạt động sau khi thực hiện tách công ty.Sau khi các công ty mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì công ty bị chia chấm dứt tồn tại.
Trách nhiệm pháp lýCông ty bị tách và công ty được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Các công ty được tách đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp được phân chia theo nghị quyết, quyết định tách công ty.

Các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia hoặc thỏa thuận với chủ nợ, khách hàng và người lao động để một trong số các công ty đó thực hiện nghĩa vụ này.

Các công ty mới đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp được phân chia theo nghị quyết, quyết định chia công ty.

Căn cứ pháp lýĐiều 199 Luật Doanh nghiệp 2020.Điều 198 Luật Doanh nghiệp 2020.

Thủ tục chia và tách doanh nghiệp

Như đề cập ở phần đặc điểm giống nhau thì thủ tục chia doanh nghiệp và tách doanh nghiệp gần tương tự như nhau. Để có thể hoàn thành việc chia, tách thì thủ tục bao gồm các loại giấy tờ sau:

Giấy đề nghị kinh doanh, thành lập doanh nghiệp mới

Danh sách cổ đông, thành viên sáng lập

Biên bản quyết định chia tách công ty

Giấy dự thảo điều lệ công ty mới

Bản sao giấy chứng minh thư, căn cước công dân hoặc hộ chiếu đối với thành viên là cá nhân

Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với thành viên là tổ chức, giấy chứng thực cá nhân, giấy ủy quyền của Người đại diện nhận ủy quyền của tổ chức

Bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên hoặc Đại hội cổ đông của công ty bị chia, tách

Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty bị chia, tách

Tuy thủ tục của hai loại hình này gần giống nhau nhưng vẫn cần phải tuân theo các quy định của pháp luật.
Tuy thủ tục của hai loại hình này gần giống nhau nhưng vẫn cần phải tuân theo các quy định của pháp luật.

Các bước thực hiện chia, tách doanh nghiệp

Bước 1: Mở một cuộc họp với Hội đồng thành viên, Đại hội cổ đông của công ty bị chia, tách doanh nghiệp. Sau đó thông qua nghị quyết chia công ty theo như quy định của pháp luật.

Bước 2: Tiếp theo gửi nghị quyết tách và chia doanh nghiệp cho tất cả mọi người gồm cả chủ nợ và người lao động trong vòng 15 ngày.

Bước 3: Thông qua điều lệ, bầu và bổ nhiệm các chức danh mới cùng thành viên mới. Sau đó thực hiện đăng ký doanh nghiệp theo đúng như quy định của Luật Doanh nghiệp. Hồ sơ đăng ký công ty mới phải kèm theo nghị quyết chia công ty đã thông qua.

Có thể thấy, sau khi so sánh chia doanh nghiệp và tách doanh nghiệp thì các bước thực hiện gần như tương tự nhau. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc lựa chọn hình thức sao cho phù hợp với tình hình của công ty. Cũng như xem xét ý kiến của các thành viên để từ đó đưa ra phương pháp hoạt động đúng nhất cho tương lai.

Quyền và nghĩa vụ trước khi tách doanh nghiệp

Các công ty trước khi bị tách ra bắt buộc phải xem xét kỹ về quyền và nghĩa vụ của mình rồi mới tiến hành thực hiện.
Các công ty trước khi bị tách ra bắt buộc phải xem xét kỹ về quyền và nghĩa vụ của mình rồi mới tiến hành thực hiện.

Công ty bị tách bắt buộc phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, cổ đông, số lượng thành viên tương ứng với phần cổ phần, vốn góp và số lượng cổ đông, thành viên giảm xuống (nếu có). Đồng thời thực hiện đăng ký doanh nghiệp đối với những công ty được tách.

Sau khi đã đăng ký, công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và tài sản nghĩa vụ khác của công ty bị tách. Trừ trường hợp công ty bị tách, công ty được tách, người lao động, chủ nợ và khách hàng của công ty bị tách có thỏa thuận khác.

Ngoài ra, công ty được tách đương nhiên thừa kế toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp được phân chia theo nghị quyết, quyết định tách công ty. Các giấy tờ hồ sơ nếu ở trên chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy vào từng yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền mà có thể cần bổ sung thêm một số giấy tờ.

Việc chia, tách doanh nghiệp là một vấn đề rất quan trọng, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Để thực hiện một cách thuận lợi và không gặp rủi ro về sau, chủ doanh nghiệp nên cân nhắc lựa chọn hình thức sao cho phù hợp với công ty mình. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn có cái nhìn khái quát hơn về hai vấn đề này.

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Tin tức khác

Những tư vấn mới những xu hướng nội thất văn phòng 2024
Bất cứ tổ chức nào cũng cần xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp
Bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp | Các quy tắc cơ bản

Ở quá trình hình thành nền văn hóa của mỗi tổ chức, bất cứ nhà quản trị nào cũng sẽ phải xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp một cách cực kỳ cụ thể. Đến với bài viết ngày hôm nay, mời bạn hãy cùng theo chân Govi đi tìm hiểu chi […]

Sự ra đời của bản đồ chiến lược đã mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích
Bản đồ chiến lược | Cách vẽ Strategy Map chuẩn

Thay vì phải sử dụng những báo cáo phức tạp, sự ra đời của bản đồ chiến lược đã giúp doanh nghiệp thấy được mối liên kết giữa các mục tiêu chung của tổ chức một cách thống nhất. Đến với bài viết ngày hôm nay, Govi sẽ hướng dẫn bạn quy trình xây dựng […]

Work From Home được nhiều công ty ưa chuộng trong thời kỳ đại dịch Covid-19
Work From Home | Lợi ích và thách thức khi làm việc tại nhà

Trong thời kỳ dịch Covid-19 bùng phát, Work From Home đã nhanh chóng trở thành hình thức làm việc tại nhà được đông đảo doanh nghiệp ưa chuộng. Không chỉ góp phần giải quyết những vấn đề do dịch bệnh gây ra, WFH còn mang tới cho tổ chức nhiều lợi ích. Chi tiết hơn […]

Hiểu rõ Onboarding là gì giúp doanh nghiệp tiếp nhận nhân sự mới hiệu quả
Onboarding là gì? Quy trình Onboarding 03 bước cực hiệu quả

Khi hiểu rõ khái niệm Onboarding là gì, doanh nghiệp sẽ có thể áp dụng quy trình này một cách hiệu quả để giúp nhân sự mới làm quen và hòa nhập vào môi trường tập thể nhanh chóng hơn. Đến với bài viết ngày hôm nay, mời bạn hãy cùng Govi đi tìm hiểu […]

Nhà tuyển dụng luôn quan tâm tới việc viết thư từ chối ứng viên sao cho lịch sự
Mẫu thư từ chối ứng viên khéo léo, tinh tế và chuyên nghiệp

Làm sao để viết thư từ chối ứng viên khéo léo, tinh tế và chuyên nghiệp luôn là vấn đề quan trọng được đông đảo nhà tuyển dụng quan tâm để góp phần giữ gìn hình ảnh của doanh nghiệp. Nếu đang thắc mắc vì sao lại phải gửi email thông báo này tới ứng […]

TƯ VẤN THIẾT KẾ TRỌN GÓI

Với hơn 10+ năm kinh nghiệm và tư vấn cho hơn 100.000 đối tác, Govi sẽ mang đến cho bạn thiết kế không gian 2D và định hướng không gian 3D miễn phí theo tiêu chí Phù hợp phong cách - Khẳng định chất riêng - Chi phí tối ưu - Đầy đủ tiện ích.

Tư vấn ngay
homeTrang chủ
mapShowroom
call
messMessenger
zaloZalo
messHợp tác messMessenger zaloChat Zalo showrommShowroom callGọi ngay