So sánh văn phòng đóng và văn phòng mở có gì khác biệt
Chia sẻ trên :
13-03-2025 4635 lượt xem
Văn phòng đóng và văn phòng mở là hai hình thức văn phòng truyền thống và hiện đại đang được yêu thích nhất hiện nay. Mỗi loại văn phòng có những ưu, nhược điểm riêng. Phần lớn nhiều người chưa rõ điểm giống và khác nhau giữa hai mô hình văn phòng này. Bài viết hôm nay nội thất Govi sẽ so sánh văn phòng đóng và văn phòng mở để tìm ra câu trả lời chính xác nhé.
Phân biệt mô hình văn phòng đóng và mở
Phân biệt mô hình văn phòng đóng và mở
Văn phòng đóng
Là loại văn phòng truyền thống với không gian kín. Các phòng làm việc sẽ được bố trí thành từng phòng riêng biệt, sử dụng bức tường hoặc vách ngăn để ngăn ngách, phân chia không gian.
Loại văn phòng này thường được áp dụng trong các doanh nghiệp cần sự riêng tư, bảo mật cao hoặc đòi hỏi môi trường làm việc yên tĩnh, tập trung. Mô hình này giúp hạn chế tiếng ồn, giảm thiểu sự gián đoạn trong công việc và mang lại cảm giác an toàn, thoải mái cho nhân viên.
Đặc điểm:
Mỗi bộ phận, tổ chức, cá nhân có không gian làm việc riêng biệt: Văn phòng được chia thành các phòng riêng nhờ tường, vách ngăn, thạch cao,… giúp mỗi nhân viên hoặc bộ phận có khu vực làm việc tách biệt.
Mang lại không gian riêng tư, an toàn và thoải mái: Nhờ thiết kế tách biệt, nhân viên có thể làm việc mà không bị làm phiền, đảm bảo sự tập trung tối đa và hạn chế tác động từ bên ngoài.
Hạn chế tiếng ồn và tăng khả năng tập trung: Do mỗi phòng làm việc có hệ thống cách âm tốt hơn so với văn phòng mở, nhân viên ít bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn từ đồng nghiệp, giúp họ tập trung cao độ vào công việc.
Giúp nhân viên thoải mái hơn, giảm cảm giác bị giám sát: Nhân viên có thể làm việc mà không cảm thấy bị theo dõi hay mất sự riêng tư, tạo tâm lý thoải mái và giảm áp lực.
Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp: Văn phòng đóng thể hiện sự chuyên nghiệp, đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp yêu cầu tính bảo mật cao hoặc cần hình ảnh nghiêm túc khi tiếp đón khách hàng, đối tác.
Tăng năng suất làm việc: Khi không bị gián đoạn bởi các yếu tố xung quanh, nhân viên có thể làm việc hiệu quả hơn, hoàn thành nhiệm vụ nhanh chóng và chất lượng hơn.
Thích hợp cho các bộ phận cần bảo mật thông tin: Những phòng ban như kế toán, nhân sự, pháp lý, nghiên cứu & phát triển,… thường ưu tiên không gian riêng biệt để bảo mật dữ liệu quan trọng.
Cho phép cá nhân hóa không gian làm việc: Mỗi nhân viên hoặc nhóm có thể sắp xếp, bài trí không gian làm việc theo sở thích cá nhân hoặc yêu cầu công việc, giúp họ có môi trường làm việc thoải mái hơn.
Hạn chế sự tương tác giữa các nhân viên: Do thiết kế khép kín, nhân viên có thể ít giao tiếp trực tiếp với đồng nghiệp hơn, điều này có thể làm giảm sự kết nối và trao đổi thông tin nhanh chóng.
Tốn kém chi phí thiết kế và bảo trì: Việc xây dựng nhiều phòng riêng biệt yêu cầu đầu tư vào vật liệu, nội thất và hệ thống điều hòa riêng, dẫn đến chi phí cao hơn so với văn phòng mở.
Khó linh hoạt trong việc thay đổi bố cục: Khi cần mở rộng hoặc thay đổi cơ cấu nhân sự, việc điều chỉnh không gian văn phòng đóng sẽ phức tạp và tốn nhiều chi phí hơn do các vách ngăn cố định.
Không gian văn phòng đóng được chia thành các phòng làm việc sẽ được bố trí thành từng phòng riêng biệt
Văn phòng mở
Đây là mô hình thiết kế văn phòng sử dụng không gian chung, giúp giảm tối đa không gian riêng tư, giảm thiểu sử dụng các bức tường và vách ngăn, thay vào đó ưu tiên thiết kế mở, giúp tạo sự kết nối giữa các nhân viên và bộ phận trong doanh nghiệp.
Văn phòng mở khuyến khích sự tương tác, trao đổi thông tin nhanh chóng và linh hoạt hơn, đồng thời tạo môi trường làm việc thoáng đãng, rộng rãi. Nhờ không có nhiều rào cản vật lý, nhân viên có thể dễ dàng quan sát, giao tiếp và làm việc theo nhóm hiệu quả hơn.
Đặc điểm:
Bố trí bàn làm việc liền kề nhau: Các bàn được sắp xếp theo cụm, giúp tối ưu diện tích và tạo không gian làm việc linh hoạt. Trong một số trường hợp, tấm chắn kính trong suốt hoặc panel nhựa được sử dụng để phân tách khu vực mà không làm mất đi sự kết nối.
Tăng cường sự kết nối giữa nhân viên và các bộ phận: Văn phòng mở khuyến khích sự giao tiếp, trao đổi thường xuyên giữa các cá nhân và nhóm làm việc, giúp nâng cao tinh thần làm việc nhóm và khả năng hợp tác.
Thúc đẩy tính sáng tạo và năng suất làm việc: Môi trường không gian mở tạo điều kiện để nhân viên dễ dàng chia sẻ ý tưởng, học hỏi lẫn nhau và phát huy khả năng sáng tạo, từ đó nâng cao hiệu suất công việc.
Tối ưu không gian làm việc chung: Hạn chế các vách ngăn giúp mở rộng diện tích sử dụng, tạo ra khu vực làm việc chung rộng rãi, thông thoáng, giúp nhân viên thoải mái hơn trong quá trình làm việc.
Giảm thiểu cảm giác gò bó, thúc đẩy sự linh hoạt: Không gian mở giúp hạn chế sự tách biệt, tạo môi trường làm việc thoải mái, linh hoạt, đồng thời khuyến khích sự chủ động và trao đổi thông tin một cách nhanh chóng.
Tận dụng ánh sáng tự nhiên: Với thiết kế mở, văn phòng có thể tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên từ cửa sổ hoặc giếng trời, giúp không gian trở nên sáng sủa, tiết kiệm năng lượng và mang lại cảm giác thoải mái hơn cho nhân viên.
Giảm thiểu chi phí thiết kế và xây dựng: So với mô hình văn phòng truyền thống, văn phòng mở giúp tiết kiệm chi phí cho tường ngăn, cửa ra vào và nội thất cồng kềnh, đồng thời dễ dàng điều chỉnh bố cục khi cần thiết.
Văn phòng mở giúp tạo sự kết nối giữa các nhân viên và bộ phận trong doanh nghiệp
Điểm giống và khác nhau giữa 2 mô hình văn phòng
Giống nhau
Cùng là mô hình văn phòng phổ biến trên toàn thế giới. Những doanh nghiệp xưa đã chứng minh sự thành công của những loại văn phòng này nếu biết cách khai thác sử dụng. Cả 2 mô hình đều hướng đến mục đích mang đến không gian làm việc thoải mái nhất, tăng năng suất làm việc.
Hiện nay trên thế giới có những mô hình văn phòng sau: Mô hình văn phòng ảo, văn phòng thông minh, văn phòng trọn gói, văn phòng xanh, văn phòng thiên nhiên,…
Sự khác nhau giữa 2 mô hình văn phòng đóng và văn phòng mở
Bảng so sánh sự khác biệt giữa văn phòng đóng và văn phòng mở:
Tiêu chí
Văn phòng đóng
Văn phòng mở
Chi phí xây dựng
TÍnh toán việc phân chia không gian văn phòng thành nhiều phòng riêng biệt. Được phân cách bởi vách ngăn, tường, cửa ra vào vậy nên chi phí xây dựng tương đối cao.
Số lượng vách ngăn, cửa giảm xuống mức thấp nhất nên chi phí xây dựng tương đối thấp. Tuy nhiên, với mô hình văn phòng mở thì tốn nhiều chi phí trang trí.
Chi phí nội thất, thiết bị
Tùy vào cách thiết kế nội thất văn phòng mà các trang thiết bị cần thiết như điều hòa, máy in, bàn làm việc,… Thông thường, ở văn phòng đóng thì chi phí này tương đối cao.
Không thể bó buộc không gian làm việc chung nên chi phí nội thất thiết bị thấp hơn. Tuy nhiên, nếu số lượng nhân viên đông thì chi phí bỏ ra cũng khá tốn kém.
Chi phí bảo dưỡng, duy trì
Chi phí cho duy trì, bảo dưỡng vệ sinh định kỳ cao hơn do số lượng nội thất, trang thiết bị nhiều.
Chi phí tu sửa không cao do các thiết bị nội thất ít hơn văn phòng đóng.
Khả năng nâng cấp, mở rộng, tái cấu trúc
Khi muốn tái cấu trúc, nâng cấp hoặc mở rộng quy mô sẽ gặp khó khăn do phải loại bỏ nhiều vật ngăn cách không gian. Các phòng ban, bộ phận được đóng kín, đã được cố định theo từng chức năng sẵn nên dẫn đến khó điều chỉnh thiết kế. Vì vậy chi phí nâng cấp, mở rộng, tái cấu trúc cao.
Văn phòng mở có không gian chung rộng rãi, đa số các không gian đều mở do đó thuận tiện trong việc điều chỉnh, dịch chuyển bố trí không gian. Vậy nên, chi phí nâng cấp, tái cấu trúc giảm đáng kể.
Số chức năng của không gian
Toàn bộ văn phòng được chia thành các căn phòng nhỏ, ô làm việc nhỏ. Mỗi phòng được xây dựng cố định theo đặc thù của các chức năng định sẵn.
Không gian lớn, xu hướng không gian chung dành cho tất cả mọi người nên không gian này hầu như không cố định. Có thể dễ dàng bố trí lại tùy theo mục đích sử dụng.
Môi trường tự nhiên
Văn phòng bị ngăn cách và bó hẹp bởi cửa, vách ngăn, tường kín nên ánh sáng không được tối ưu, không khí lưu thông kém, sẽ có nhiều góc tối, không gian chết.
Văn phòng mở rộng, không bị ngăn cách bởi tường, vách ngăn dễ dàng tiếp nhận ánh sáng và không khí tự nhiên từ bên ngoài, tạo môi trường thông thoáng, dễ chịu.
Tối đa nhân viên/ diện tích mặt bằng
Vì tốn diện tích ngăn cách từng phòng tạo ra nhiều không gian chết nên khả năng chỉ chứa được 1 số lượng nhân viên ít trong một diện tích mặt bằng cố định.
Số nhân viên trên diện tích mặt bằng này sẽ được tối đa hóa.
Tính bảo mật
Tạo không gian làm việc riêng tư hơn, chia theo từng phòng ban, dự án. Vì thế, các thông tin được bảo mật tốt hơn.
Do cơ cấu mở, các nhân viên làm việc chung nên tính bảo mật không cao. Mô hình này gây khó khăn đến các vấn đề cần tính bảo mật.
Xử lý công việc
Thiếu linh hoạt trong cuộc họp ngắn, cần họp gấp hoặc trao đổi nhanh giữa phòng ban, bộ phận với nhau.
Công việc được xử lý nhanh chóng, thuận tiện, dễ dàng trao đổi xử lý công việc.
Đối với công ty
Ổn định về mặt pháp lý, tăng sự tin tưởng cho khách hàng.
Tạo dựng thương hiệu riêng trong các vấn đề đối tác khách hàng, tuyển dụng.
Cấu trúc kỷ luật rõ ràng, được phân chia theo từng phòng ban, giờ giấc làm việc theo quy định.
Dễ dàng thay đổi trong tương lai.
Hiệu suất làm việc giảm do nhân viên khó tập trung vào công việc. Bên cạnh đó, gặp một số vấn đề về việc thỏa thuận tính bảo mật.
Đối với nhân viên
Hạn chế việc mở rộng mối quan hệ, giảm tương tác với đồng nghiệp
Giúp nhân viên thoải mái làm việc, giải tỏa căng thẳng thỏa sức sáng tạo.
Tuy nhiên vì không gian chung đông người, có thể làm giảm sự tập trung do các cuộc tranh luận. Bên cạnh đó, có thể mắc một số bệnh lây qua đường không khí.
Ưu nhược điểm mô hình văn phòng đóng và văn phòng mở
Văn phòng đóng
Văn phòng đóng phù hợp với công việc, đòi hỏi tính riêng tư, tập trung cao
Ưu điểm
Phù hợp với những công việc đòi hỏi tính riêng tư, tập trung cao độ.
Dễ dàng tìm được địa chỉ văn phòng ở bất kỳ đâu, bởi đây là mô hình cho thuê văn phòng phổ biến.
Công ty có nhiều phòng ban nên sử dụng mô hình văn phòng này để đảm bảo ngăn cách các phòng ban với nhau tạo nên sự chuyên nghiệp.
Nhược điểm
Không gian làm việc đóng nên khá gò bó, khiến nhân viên chán nản, tinh thần làm việc không cao.
Không thể trưng bày thêm đồ trang trí, chậu cây, lọ hoa do không gian hạn chế.
Chi phí thuê văn phòng khác cao.
Bất tiện nếu nhân viên phòng ban này muốn làm việc, trao đổi với phòng ban khác.
Văn phòng mở
Văn phòng mở giúp trao đổi công việc dễ dàng, tăng tương tác
Ưu điểm
Chi phí thuê văn phòng tương đối hợp lý.
Không gian làm việc mở, rộng rãi, thoáng mát do đã loại bỏ vách ngăn giữa các phòng ban với nhau.
Đèn điện và máy lạnh sử dụng trong không gian chung nên tiết kiệm chi phí.
Các nhân viên trong công ty có thể tương tác, trao đổi công việc dễ dàng. Với mô hình này giúp nhân viên gắn kết tình cảm, làm việc nhóm hiệu quả hơn.
Không gian làm việc mở giúp nhân viên có nhiều cảm hứng làm việc, thúc đẩy sự sáng tạo mang đến những ý tưởng độc đáo.
Nhược điểm
Các tòa nhà cho thuê văn phòng mở đa số tập trung ở những khu vực ở trung tâm nên doanh nghiệp không có nhiều lựa chọn về địa điểm thuê.
Toàn bộ nhân viên công ty làm việc chung trong 1 không gian dễ dẫn đến tình trạng ồn ào, khó tập trung vào công việc.
Văn phòng mở không thích hợp cho những công việc cần tính riêng tư, cần bảo mật cao.
Nên lựa chọn hình thức văn phòng đóng hay mở?
Nên lựa chọn văn phòng đóng hay mở?
Nếu bạn đang phân vân khi lựa chọn giữa văn phòng đóng và văn phòng mở, thì chúng tôi không thể đưa ra một giải pháp cụ thể nào cả. Sở dĩ, mỗi văn phòng đều có những đặc điểm, ưu nhược điểm riêng.
Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, điều kiện tài chính, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp mà bạn đưa ra mô hình văn phòng phù hợp nhất:
Mô hình văn phòng mở: Phù hợp với những văn phòng có diện tích vừa và nhỏ, muốn tiết kiệm chi phí mặt bằng. Đây là mô hình văn phòng phù hợp với các công ty startup, công ty về lĩnh vực công nghệ hay agency. Bên cạnh đó, dựa vào tính chất doanh nghiệp sẽ phù hợp với các doanh nghiệp làm lĩnh vực khá năng động như kinh doanh, marketing,…
Mô hình văn phòng đóng: Phù hợp với những doanh nghiệp lớn, có tài chính ổn định, ở những bộ phận bảo mật cần sự tập trung như: kế toán, kiểm toán, nhân sự,….
Ngoài ra, cần dựa vào văn hóa doanh nghiệp, mô hình công ty, tính chất công việc trao đổi giữa các nhân viên mà từ đó lựa chọn mô hình văn phòng phù hợp.
Kết luận
Bài viết so sánh văn phòng đóng và văn phòng mở trên đây đã đưa ra những điểm khác biệt của 2 mô hình văn phòng và những thông tin cần thiết nhất về từng loại hình. Hi vọng với những chia sẻ của Govi bạn có thể lựa chọn được mô hình văn phòng phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình.
Bạn đang tìm kiếm một loại cây để bàn không chỉ giúp làm đẹp không gian làm việc mà còn mang đến nhiều may mắn, tài lộc? Bài viết này, Govi sẽ giới thiệu đến bạn top 50 cây để bàn làm việc phù hợp với từng mệnh phong thủy (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ). […]
Gỗ công nghiệp là loại gỗ được sản xuất thông qua các quy trình công nghiệp. Mặc dù không thể đẹp như các loại gỗ tự nhiên nhưng gỗ công nghiệp lại là một phần không thể thiếu trong ngành xây dựng và nội thất. Vậy gỗ công nghiệp là gì? Ưu và nhược điểm […]
Hộp bút để bàn làm việc giúp không gian làm việc gọn gàng, ngăn nắp mà còn nâng cao tính thẩm mỹ cho khu vực làm việc. Nếu như bạn chưa biết lựa chọn mẫu hợp bút nào ấn tượng và phù hợp với nhu cầu cá nhân, hoặc muốn tự thiết kế riêng cho […]
Bạn có từng cảm thấy đau mỏi khi làm việc trong thời gian dài? Thiết kế công thái học (ergonomic) chính là giải pháp giúp cơ thể thoải mái, nâng cao năng suất và giảm thiểu rủi ro chấn thương. Không chỉ tạo ra sự tiện lợi trong lao động, mà còn giúp doanh nghiệp […]
Không chỉ là một loại gỗ quý, gỗ xá xị còn nổi bật với mùi hương đặc trưng mang đến cảm giác thư thái và sang trọng. Từ xa xưa, loại gỗ này đã được ưa chuộng để chế tác đồ thủ công mỹ nghệ, nội thất cao cấp và thậm chí còn được dùng […]
TƯ VẤN THIẾT KẾ TRỌN GÓI
Với hơn 10+ năm kinh nghiệm và tư vấn cho hơn 100.000 đối tác, Govi sẽ mang đến cho bạn thiết kế không gian 2D và định hướng không gian 3D miễn phí theo tiêu chí Phù hợp phong cách - Khẳng định chất riêng - Chi phí tối ưu - Đầy đủ tiện ích.
Govi chuyên cung cấp các loại bàn ghế, tủ tài liệu... hiện đại, chất lượng cao, đa dạng mẫu mã - kiến tạo không gian làm việc chuyên nghiệp và đẳng cấp.
Số 5 Nguyễn Khang, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà NộiXem bản đồ
53 Đinh Thị Thi, KĐT Vạn Phúc, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, Tp.HCMXem bản đồ