Số dư đảm phí là gì? Công thức tính toán Contribution Margin
Chia sẻ trên :
10-11-2023 1315 lượt xem
Tiến hành phân tích số dư đảm phí có thể giúp các nhà quản trị đưa ra quyết định phù hợp để tối đa hóa lợi nhuận, giá trị cho doanh nghiệp của mình. Chi tiết hơn về thuật ngữ này, mời bạn hãy cùng theo dõi trong bài viết Govi mang tới ngày hôm nay!
Contribution Margin là gì?
Số dư đảm phí (tên tiếng Anh: Contribution Margin, tên gọi khác: lãi trên biến phí) là một công cụ được sử dụng phổ biến trong phân tích mối quan hệ giữa chi phí (Cost), khối lượng (Volume) và lợi nhuận (Profit Analysis) CVP. Theo đó, Contribution Margin sẽ thể hiện cách thức mà một sản phẩm đóng góp vào trong lợi nhuận của doanh nghiệp.
Công thức tính số dư đảm phí
Chỉ số Contribution Margin có thể được xem xét cho 01 đơn vị hoặc toàn bộ sản phẩm của doanh nghiệp. Theo đó, số dư đảm phí (hay lãi trên biến phí) của mỗi đơn vị sản phẩm chính là sự chênh lệch giữa giá bán và chi phí biến đổi trên từng đơn vị sản phẩm. Chỉ tiêu này được xác định thông qua công thức như sau:
Số dư đảm phí trên mỗi đơn vị sản phẩm = Giá bán trên mỗi đơn vị sản phẩm – Chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị sản phẩm
Ví dụ cụ thể về Contribution Margin
Để hiểu rõ hơn về công thức tính Contribution Margin nói trên, chúng ta có thể tham khảo ví dụ dưới đây:
Công ty A dự kiến sản xuất sản phẩm áo thun với giá bán 100.000 VNĐ/ chiếc. Chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị sản phẩm đạt 60.000 VNĐ/chiếc. Khi đó, số dư đảm phí của áo thun do công ty A sản xuất sẽ là:
100.000 VNĐ – 60.000 VNĐ = 40.000 VNĐ
Ý nghĩa của Contribution Margin trong kinh doanh
Contribution Margin được xem như một chỉ tiêu cơ bản dùng để đánh giá khả năng bù đắp chi phí cố định của doanh nghiệp. Đây đồng thời cũng là cơ sở giúp tạo lợi nhuận cho tổ chức sau khi đã tiến hành bù đắp chi phí cố định. Khi xem xét chỉ số này dựa trên toàn bộ sản phẩm tiêu thụ, chúng ta có thể thấy rằng:
Trong trường hợp Contribution Margin nhỏ hơn chi phí cố định, doanh nghiệp có thể bị thua lỗ do không thể bù đắp chi phí cố định. Lúc này, nhà quản trị sẽ cần phải xem xét lại việc liệu có nên bán sản phẩm ở mức giá đã niêm yết ban đầu để bù đắp chi phí và thu lời hay không.
Mặt khác, nếu Contribution Margin bằng chi phí cố định, doanh nghiệp sẽ hòa vốn vì số dư đảm phí đã đủ để bù đắp cho chi phí cố định.
Cuối cùng, Contribution Margin lớn hơn chi phí cố định chính là minh chứng rõ nét cho việc doanh nghiệp có thể thu lời. Không chỉ đảm bảo cho chi phí cố định, Contribution Margin ở thời điểm này còn tạo thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Tỷ lệ số dư đảm phí là gì?
Nhắc tới số dư đảm phí, chúng ta chắc chắn cũng không thể bỏ qua thuật ngữ tỷ lệ số dư đảm phí. Cụ thể, tỷ lệ số dư đảm phí (tên tiếng Anh: Contribution Margin Ratio, tên viết tắt: CM Ratio, tên gọi khác: tỷ lệ lãi trên biến phí) là sự chênh lệch giữa tổng Contribution Margin so với doanh thu tiêu thụ.
Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh đồng thời nhiều loại sản phẩm đồng nhất, chúng ta còn có thêm 02 khái niệm bao gồm CM Ratio sản phẩm và CM Ratio bình quân. Cụ thể:
CM Ratio sản phẩm hay CM Ratio loại sản phẩm: Đây là tỷ số giữa Contribution Margin trên mỗi đơn vị sản phẩm và giá bán trên mỗi đơn vị sản phẩm đó.
CM Ratio bình quân: Đây là tỷ số giữa tổng Contribution Margin trên các loại sản phẩm mà doanh nghiệp đang tiêu thụ và tổng doanh thu của các loại sản phẩm đó.
CM Ratio có thể cho chúng ta biết khi doanh nghiệp tạo thêm được 01 VNĐ doanh thu thì trong 01 VNĐ đó sẽ hình thành nên bao nhiêu phần lợi nhuận.
Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng Contribution Margin
Việc ứng dụng Contributin Margin sẽ giúp doanh nghiệp thấy được rõ ràng mối liên hệ giữa chi phí, sản lượng với lợi nhuận. Tuy nhiên, nhà quản trị cần lưu ý một số vấn đề như sau:
Đối với những doanh nghiệp sản xuất cùng lúc nhiều loại sản phẩm, xem xét Contribution Margin thông qua việc tổng hợp các loại sản phẩm là không thực sự phù hợp.
Do việc gia tăng doanh thu của những sản phẩm có Contribution Margin lớn chưa chắc đã là nguyên do làm tăng lợi nhuận mà thậm chí hoàn toàn ngược lại, nhà quản trị có thể sẽ bị nhầm lẫn trong việc ra quyết định. Với trường hợp này, doanh nghiệp hãy kết hợp sử dụng thêm chỉ tiêu CM Ratio.
Cách ứng dụng Contribution Margin trong việc ra quyết định kinh doanh
Lãi trên biến phí là “trợ thủ” đắc lực giúp các nhà quản trị đưa ra quyết định đúng đắn cho công ty. Để áp dụng công cụ này một cách chính xác nhất, doanh nghiệp có thể tham khảo một số trường hợp ứng dụng Contribution Margin thực tế như sau:
Quyết định chiến lược phát triển kinh doanh
Khi doanh nghiệp có nhu cầu kiếm tìm phương án gia tăng lợi nhuận trong thời gian ngắn thông qua việc thay đổi sản lượng, giá bán hoặc chí phí, cơ sở để đưa ra quyết định cuối cùng chính là mức tăng/giảm Contribution Margin. Chúng ta có công thức như sau:
Trong trường hợp định phí không thay đổi:
Lợi nhuận = Tổng Contribution Margin – Tổng định phí
Quyết định cơ cấu sản phẩm kinh doanh
Trên thực tế, phần lớn các doanh nghiệp đều kinh doanh cùng lúc nhiều sản phẩm khác nhau. Do đó, nhà quản trị cần đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn cho từng loại mặt hàng, tổ chức cơ cấu sản phẩm theo định hướng phù hợp, đồng thời sử dụng năng lực sản xuất có giới hạn của mình sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
Trước tình hình như vậy, việc phân tích chỉ tiêu Contribution Margin trên mỗi đơn vị sản phẩm cùng CM Ratio được xem là một trong những giải pháp hiệu quả hàng đầu. Cụ thể, Contribution Margin trên từng sản phẩm sẽ cho doanh nghiệp biết rằng việc bán ra 01 mặt hàng sẽ thu được bao nhiêu tiền Contribution Margin.
Chính bởi vậy, nếu mức tăng sản lượng tiêu thụ dự kiến của các mặt hàng là như nhau thì sản phẩm nào có chỉ số này lớn hơn sẽ có khả năng tạo thêm nhiều Contribution Margin, giúp gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Quyết định loại bỏ bộ phận kinh doanh thua lỗ
Quyết định về thời điểm loại bỏ hay tiếp tục duy trì một bộ phận kinh doanh giữ vai trò quan trọng nhưng đang hoạt động kém hiệu quả là việc làm vô cùng phức tạp và khó khăn mà các nhà quản trị phải thực hiện. Bởi quyết định này chịu tác động từ rất nhiều nhân tố, thậm chí có thể gây ra biến động lớn trong tổ chức bộ máy, tình hình nhân sự cũng như kết quả kinh doanh chung của công ty,
Vì vậy, để quá trình nói trên diễn ra một cách thuận lợi và đúng hướng, nhà quản trị cần tiến hành so sánh giữa Contribution Margin của bộ phận với các khoản định phí khác có thể loại bỏ trong trường hợp bộ phận ngừng kinh doanh. Không chỉ vậy, bạn cũng phải cân nhắc kỹ càng về các chi phí cơ hội khác trong quá trình đưa ra lựa chọn tiếp tục duy trì/loại bỏ cuối cùng.
Tổng kết
Hy vọng rằng những thông tin hữu ích được tổng hợp trong bài viết do nội thất Govi mang tới trên đây có thể giúp bạn nắm được kiến thức cơ bản nhất về số dư đảm phí cũng như cách ứng dụng công cụ này trong việc đưa ra quyết định kinh doanh cho doanh nghiệp. Ngoài ra, đừng quên thường xuyên theo dõi Govi để không bỏ lỡ hàng loạt tin tức mới mẻ về nhiều chủ đề thú vị!
Coaching đang ngày càng trở nên phổ biến trong thời đại ngày nay, khi nhu cầu phát triển bản thân và nâng cao năng lực ngày càng gia tăng. Vậy Coaching là gì? Huấn luyện viên chuyên nghiệp đóng vai trò gì? Và làm thế nào để trở thành một Coach thành công? Hãy cùng […]
Bạn đang ấp ủ dự định chinh phục một vị trí làm việc mơ ước? Bạn đã trang bị cho mình đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết? Tuy nhiên, liệu bạn đã sở hữu những phẩm chất cá nhân “ghi điểm” với nhà tuyển dụng hay chưa? 10 phẩm chất được Govi […]
Workshop đang trở thành một xu hướng học tập mới bởi tính hiệu quả và thiết thực. Tuy nhiên, để tổ chức một workshop thành công, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chu đáo. Bài viết này, Govi sẽ chia sẻ với bạn 7 bước cơ bản để tổ chức một workshop chuyên […]
Bạn có bao giờ thắc mắc rằng tại sao một số người lại luôn thành công và gặt hái được nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống, trong khi những người khác lại liên tục gặp thất bại và dường như không thể đạt được mục tiêu của mình? Câu trả lời nằm ở Mindset, […]
Bạn đã từng bị “thao túng” mua hàng bởi những reviewer trên mạng xã hội? Bạn đã từng mua sản phẩm chỉ vì thấy Influencer yêu thích sử dụng? Bài viết dưới đây, Govi sẽ chỉ bạn cách các doanh nghiệp tận dụng sức mạnh của người nổi tiếng để quảng bá thương hiệu nhé! […]
TƯ VẤN THIẾT KẾ TRỌN GÓI
Với hơn 10+ năm kinh nghiệm và tư vấn cho hơn 100.000 đối tác, Govi sẽ mang đến cho bạn thiết kế không gian 2D và định hướng không gian 3D miễn phí theo tiêu chí Phù hợp phong cách - Khẳng định chất riêng - Chi phí tối ưu - Đầy đủ tiện ích.