Pain Points là gì? Cách tìm Customer Pain Points chuẩn xác

Chia sẻ trên :
09-12-2023 1141 lượt xem

Việc hiểu Pain Points là gì và nắm rõ cách xác định, giải quyết Customer Pain Points được xem như những yếu tố quan trọng hàng đầu để doanh nghiệp rút ngắn khoảng cách với nhóm khách hàng tiềm năng. Chi tiết hơn về “điểm đau” của người tiêu dùng cùng tips xử lý hiệu quả, mời bạn hãy cùng theo chân Govi tham khảo bài viết ngày hôm nay!

Pain Points là gì?

Pain Points là gì? Paint Points (hay Customer Pain Points) là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực Marketing để cụ thể hóa những khó khăn, thử thách mà khách hàng gặp phải trong suốt quá trình họ trải nghiệm cuộc sống. Theo đó, doanh nghiệp cũng chính là người sẽ tiến hành khai thác những vấn đề nhức nhối này để từ đó xây dựng nên chiến lược tiếp thị hiệu quả, góp phần xoa dịu “điểm đau” cho người tiêu dùng bằng chính sản phẩm/dịch vụ do mình mang đến.

Pain Points là khó khăn khách hàng gặp phải trong quá trình sử dụng sản phẩm
Pain Points là khó khăn khách hàng gặp phải trong quá trình sử dụng sản phẩm

Lý do doanh nghiệp cần xác định Customer Pain Points là gì?

Việc xác định chính xác Customer Pain Points có thể mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích thiết thực. Bên cạnh việc tiến gần hơn tới việc chinh phục thành công nhóm khách hàng tiềm năng, yếu tố này còn cho khả năng nâng cao lợi thế cạnh tranh của tổ chức trên thị trường. Cụ thể hơn, tìm ra “điểm đau” của người tiêu dùng sẽ giúp các đơn vị:

  • Cải tiến sản phẩm/dịch vụ nhằm không ngừng thỏa mãn nhu cầu thực tế của khách hàng.
  • Làm chủ mọi “điểm đau” của người tiêu dùng để có cơ hội thúc đẩy họ tiếp cận với sản phẩm/dịch vụ và đồng ý chi tiền một cách nhanh chóng hơn, đồng thời gắn bó lâu dài với mặt hàng của doanh nghiệp.
  • Tạo cho tổ chức một vị thế vững chắc trên thị trường dựa trên năng lực phát hiện và giải quyết nhanh gọn “nút thắt” nơi khách hàng.
Việc xác định “điểm đau” của khách hàng mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích
Việc xác định “điểm đau” của khách hàng mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích

Những loại Pain Points phổ biến nhất trong Marketing

Trên thực tế, “điểm đau” của khách hàng trong Marketing vô cùng đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, nổi bật nhất vẫn là 04 nhóm Customer Pain Points dưới đây:

“Điểm đau” tài chính (Finacial Pain Point)

Finacial Pain Point là “điểm đau” khi nhóm khách hàng tiềm năng gặp vấn đề với sản phẩm/dịch vụ đang sử dụng về mặt tài chính. Ví dụ tiêu biểu có thể kể đến như phí đăng ký thành viên đắt đỏ, chính sách giá cả thiếu minh bạch, phí duy trì tăng vọt chỉ sau một khoảng thời gian ngắn,…

“Điểm đau” năng suất (Productivity Pain Point)

Productivity Pain Point là “điểm đau” phản ánh hiệu suất của sản phẩm/dịch vụ khi không thể đáp ứng nhu cầu thực tế của người tiêu dùng. Thông thường, khách hàng sẽ có xu hướng yêu thích những mặt hàng đảm bảo tính thuận tiện trong quá trình mua bán cũng như tính dễ dàng trong quá trình sử dụng về sau hơn là một số mặt hàng tương tự hoặc giá rẻ hơn nhưng còn nhiều bất tiện khi mua và trải nghiệm.

“Điểm đau” năng suất xảy ra khi sản phẩm không đáp ứng nhu cầu từ khách hàng
“Điểm đau” năng suất xảy ra khi sản phẩm không đáp ứng nhu cầu từ khách hàng

“Điểm đau” quy trình (Process Pain Point)

Process Pain Point là “điểm đau” khi nhóm khách hàng tiềm năng gặp rắc rối trong quá trình mua sắm và sử dụng sản phẩm/dịch vụ. Sự phức tạp trong thủ tục để sở hữu mặt hàng cần thiết được xem như những “chướng ngại vật” lớn cản trở người tiêu dùng đi đến quyết định mua hàng cuối cùng.

“Điểm đau” hỗ trợ (Support Pain Point)

Support Pain Point xảy ra chủ yếu liên quan đến việc nhóm khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp không nhận được sự trợ giúp mà họ cần ngay tại giai đoạn quan trọng trên hành trình mua hàng. Một số vấn đề phổ biến nhất mà người tiêu dùng thường gặp chính là nhân viên tư vấn thiếu kiến thức về sản phẩm/dịch vụ, sản phẩm/dịch vụ không có sẵn trên kênh thương mại điện tử yêu thích của khách hàng, nhân viên chăm sóc khách hàng không kịp phản hồi thắc mắc từ người dùng,…

Khách hàng không được doanh nghiệp hỗ trợ kịp thời sẽ gây nên Support Pain Point
Khách hàng không được doanh nghiệp hỗ trợ kịp thời sẽ gây nên Support Pain Point

Một số phương pháp xác định Customer Pain Points chính xác

Để đạt được hiệu quả tối đa trong việc xác định Customer Pain Points, doanh nghiệp có thể tham khảo sử dụng một số phương pháp theo gợi ý của Govi dưới đây:

Trao đổi với nhân viên kinh doanh

Nhân viên kinh doanh hay nhân viên bán hàng là những người được tiếp xúc thường xuyên nhất với khách hàng. Do đó, họ có thể dễ dàng nhận ra vấn đề riêng của mỗi người tiêu dùng trong quá trình mua sắm.

Thông qua việc trao đổi với nhân viên kinh doanh/nhân viên bán hàng, doanh nghiệp sẽ có cơ hội thu thập được nhiều thông tin vô cùng giá trị. Những dữ liệu này góp phần giúp cho việc xác định chân dung khách hàng mục tiêu trở nên thuận lợi hơn; đồng thời phát hiện chính xác những “điểm đau” của nhóm người dùng quen thuộc.

Nói chuyện với khách hàng

Nói chuyện trực tiếp với khách hàng cũng được xem là một trong những tips hiệu quả để tìm ra Customer Pain Points. Doanh nghiệp có thể đạt được mục đích này thông qua việc thực hiện các cuộc phỏng vấn trực tiếp, triển khai một số cuộc khảo sát thông qua tin nhắn/phiếu điều tra,…

Ngoài ra, mỗi tổ chức cũng hãy tham khảo và tạo ra thêm nhiều cuộc thảo luận về sản phẩm, thương hiệu để tạo điều kiện cho khách hàng có cơ hội thoải mái chia sẻ về trải nghiệm mua sắm, sử dụng sản phẩm/dịch vụ của họ.

Nói chuyện với khách hàng là tips hiệu quả để tìm ra Customer Pain Points
Nói chuyện với khách hàng là tips hiệu quả để tìm ra Customer Pain Points

Nghiên cứu đối thủ

Tìm hiểu về Customer Pain Points thông qua việc nghiên cứu, phân tích đối thủ là phương pháp xác định “điểm đau” của khách hàng vô cùng hiệu quả. Không chỉ giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh từ khả năng giải quyết các vấn đề mà đối thủ không thể phát hiện ra hoặc không có khả năng giải quyết, cách làm này còn hỗ trợ tổ chức xác định một cách rõ ràng chân dung nhóm người tiêu dùng mục tiêu và tiến hành cải tiến sản phẩm/dịch vụ đúng chỗ.

Phân tích đánh giá trực tuyến khách hàng để lại

Cách phân tích đánh giá trực tuyến mà khách mua hàng để lại về sản phẩm, thương hiệu bên cạnh việc giúp xác định chính xác Customer Pain Point sẽ còn có thể hỗ trợ doanh nghiệp tìm thấy những ý kiến đánh giá (khen ngợi, phê bình, góp ý,…) hữu ích từ người tiêu dùng. Bên cạnh đó, đây cũng được xem là một cơ hội để các tổ chức thu thập được nhiều insight thú vị về nhóm khách hàng tiềm năng của mình.

Phân tích đánh giá của khách hàng giúp doanh nghiệp tìm ra nhiều điều thú vị
Phân tích đánh giá của khách hàng giúp doanh nghiệp tìm ra nhiều điều thú vị

Tips giải quyết “điểm đau” của khách hàng hiệu quả

Sau khi đã thành công phát hiện ra Customer Pain Points, việc tiếp theo doanh nghiệp cần làm chính là tìm ngay phương thức để giải quyết các “điểm đau” này cho người tiêu dùng một cách kịp thời, hiệu quả. Và sau đây chính là một vài gợi ý giúp khắc phục Customer Pain Points nhanh chóng dành cho các tổ chức:

Cá nhân hóa hành trình khách hàng (Customer Journey)

Việc tiến hành cá nhân hóa Customer Journey có thể góp phần giúp tổ chức nâng cao tối đa trải nghiệm của khách hàng thông qua các điểm chạm. Theo đó, để xác định xem liệu Customer Journey đã phù hợp hay chưa, doanh nghiệp hãy tự mình trải nghiệm quy trình này với tư cách là người tiêu dùng của mình.

Ghi chép lại những “điểm đau” thường xuất hiện ở khách hàng

Thông thường, ghi chép lại các “điểm đau” xuất hiện phổ biến ở khách hàng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp xử lý hiệu quả những vấn đề rắc rối hay xảy ra. Việc làm này cũng góp phần nâng cao mức độ hài lòng của người tiêu dùng, đồng thời giúp bộ phận hỗ trợ/chăm sóc khách hàng có thể giải quyết bất ngờ phát sinh một cách dễ dàng, thuận lợi.

Ghi chép lại “điểm đau” thường gặp ở khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp xử lý rắc rối
Ghi chép lại “điểm đau” thường gặp ở khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp xử lý rắc rối

Tự động hóa quy trình làm việc nội bộ

Bên cạnh khả năng giảm thiểu chi phí vận hành, thực hiện tự động hóa quy trình làm việc nội bộ còn giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất tổng thể. Ví dụ, các tổ chức có thể sử dụng phần mềm quản lý phản hồi, cho phép chuyển giao mọi vấn đề từ khách hàng đến bộ phận có liên quan nhanh chóng. Lúc này, thời gian chờ được giải đáp thắc mắc của người dùng sẽ rút ngắn đáng kể và vấn đề cũng được tiếp nhận, giải quyết gọn gàng hơn.

Triển khai hệ thống phản hồi khách hàng

Trong trường hợp triển khai hệ thống phản hồi khách hàng, doanh nghiệp có thể cập nhật và theo dõi ý kiến của người tiêu dùng về sản phẩm/dịch vụ do thương hiệu cung cấp với tần suất tùy thích. Điều này đồng thời cũng giúp tổ chức gia tăng sự tương tác với khách hàng, nắm bắt vấn đề của họ để cập nhật, điều chỉnh sản phẩm/dịch vụ thường xuyên nhằm đáp ứng mọi nhu cầu tiêu dùng.

Triển khai hệ thống phản hồi giúp doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu của khách hàng
Triển khai hệ thống phản hồi giúp doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu của khách hàng

Tổng kết

Như vậy, bài viết do Govi mang tới trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc và làm rõ khái niệm Pain Points là gì. Hy vọng rằng qua những thông tin hữu ích được tổng hợp ngày hôm nay, bạn đã hiểu hơn về “điểm đau” của khách hàng cũng như bỏ túi được phương pháp xác định, giải quyết Customer Pain Points một cách hiệu quả, chính xác nhất!

Đánh giá

Tin tức khác

Những tư vấn mới những xu hướng nội thất văn phòng 2024
kích thước bàn thờ treo tường
Kích thước bàn thờ treo tường chuẩn phong thủy thước Lỗ Ban

Bàn thờ treo tường là lựa chọn phổ biến trong nhiều gia đình hiện đại bởi thiết kế gọn gàng, tiết kiệm diện tích mà vẫn giữ được nét trang nghiêm, thành kính. Tuy nhiên, để phát huy đúng ý nghĩa phong thủy, mang lại may mắn và bình an cho gia chủ, việc lựa […]

kích thước bàn thờ ông địa
Kích thước bàn thờ Ông Địa, Thần Tài chuẩn phong theo thủy

Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, bàn thờ Ông Địa, Thần Tài là nơi linh thiêng được đặt tại nhiều gia đình và cơ sở kinh doanh với mong muốn cầu tài, giữ lộc. Tuy nhiên, để thu hút năng lượng tốt và phát huy tối đa yếu tố phong thủy, việc lựa chọn […]

kích thước bàn thờ
Kích thước bàn thờ chuẩn thiết kế phong thủy rước may mắn

Trong đời sống tâm linh của người Việt, bàn thờ là nơi linh thiêng, thể hiện sự tôn kính đối với ông bà tổ tiên và các đấng bề trên. Việc lựa chọn kích thước bàn thờ hợp phong thủy không phải là yếu tố mang tính hình thức mà có ảnh hưởng trực tiếp […]

tấm panel là gì
Tấm Panel là gì? Phân loại và ứng dụng trong các công trình

Trong bối cảnh ngành xây dựng ngày càng ưu tiên các giải pháp vật liệu tối ưu về hiệu suất và chi phí, tấm Panel đang trở thành lựa chọn phổ biến trong nhiều công trình hiện đại. Với cấu tạo đặc biệt cùng nhiều dòng sản phẩm chuyên biệt, panel đã trở thành lựa […]

sofa indochine
Top 20+ mẫu phong cách sofa indochine (Đông Dương) đẹp nhất

Phong cách Indochine hay còn gọi là Đông Dương, là sự giao thoa giữa kiến trúc Pháp cổ điển và bản sắc văn hóa Á Đông truyền thống. Trong không gian sống hiện đại, những bộ sofa mang đậm dấu ấn Indochine đang ngày càng được ưa chuộng nhờ vẻ đẹp sang trọng, hài hòa […]

TƯ VẤN THIẾT KẾ TRỌN GÓI

Với hơn 10+ năm kinh nghiệm và tư vấn cho hơn 100.000 đối tác, Govi sẽ mang đến cho bạn thiết kế không gian 2D và định hướng không gian 3D miễn phí theo tiêu chí Phù hợp phong cách - Khẳng định chất riêng - Chi phí tối ưu - Đầy đủ tiện ích.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN/ NHẬN MODEL 3D
Thu gọn
  • Thêm sản phẩm

  • Thêm sản phẩm

  • Thêm sản phẩm

call
zaloChat Zalo
callHotline 0909.12.1111 zaloZalo messHợp tác