Nguyên tắc giá gốc trong nghề kế toán | Định nghĩa, nội dung
Chia sẻ trên :
09-12-2023 1858 lượt xem
Nắm vững các nguyên tắc giá gốc sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo tính chính xác trong quá trình kế toán, tạo nền tảng đưa ra quyết định kinh doanh hợp lý. Chi tiết về định nghĩa, nội dung của nguyên tắc này, mời bạn hãy cùng Govi khám phá bài viết sau!
Tổng quan về nguyên tắc giá gốc trong kế toán
Để hiểu tường tận về nguyên tắc giá gốc trong kế toán, dưới đây là những thông tin bạn cần nắm được:
Giá gốc là gì?
Giá gốc là giá trị được ghi nhận ban đầu của nợ phải trả hay tài sản. Trong đó, giá gốc của tài sản bao gồm chi phí mua, lắp ráp, chế biến, bốc xếp, vận chuyển và các chi phí liên quan khác theo quy định tại pháp luật Việt Nam cho đến khi đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
Nguyên tắc giá gốc là gì?
Theo nguyên tắc giá gốc (tên tiếng Anh: Historical Cost Principle; tên gọi khác: nguyên tắc giá phí), tài sản được ghi nhận dựa trên giá gốc. Giá gốc của tài sản xác định nhờ vào số tiền đã trả, phải trả hoặc theo giá trị hợp lý tại thời điểm ghi nhận tài sản.
Vì vậy, các đối tượng kế toán mà đặc biệt là tài sản sẽ được ghi nhận dựa vào giá gốc ban đầu và không liên quan đến giá trị thị trường của chúng. Có thể nói, nguyên tắc giá phí không quan tâm đến giá trị hợp lý hay giá trị thị trường. Đồng thời, Historical Cost Principle cũng không đánh giá lại giá trị của tài sản.
Các doanh nghiệp thường sử dụng tài sản cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi nội bộ chứ không dùng cho mục đích mua bán tài sản. Do đó, việc đánh giá giá trị tài sản theo giá trị thị trường dù có tăng hay giảm so với giá gốc cũng không thể làm ảnh hưởng tới lợi ích kinh tế của tổ chức.
Nhìn chung, mục đích cuối cùng mà nguyên tắc giá phí hướng đến chính là nhằm đảm bảo bộ phận kế toán tại doanh nghiệp sẽ không phóng đại giá trị của đối tượng kế toán, giúp đảm bảo tối đa độ tin cậy trong thông tin.
Cách tính giá gốc cùng các loại chi phí có liên quan
Giá gốc hiện đang được tính theo công thức như sau:
Giá gốc = Giá mua sản phẩm theo hóa đơn + Thuế (không bao gồm thuế được hoàn lại) + Chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng – Chiết khấu, giảm giá (nếu có)
Trong đó, chi phí liên quan trực tiếp mà doanh nghiệp phải chi tính đến thời điểm đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng bao gồm:
Chi phí chuẩn bị mặt bằng.
Chi phí bốc xếp, vận chuyển ban đầu.
Chi phí lắp đặt, chạy thử (ngoại trừ khoản thu hồi về sản phẩm và phế liệu do chạy thử).
Chi phí cải thiện, nâng cao.
Lệ phí trước bạ (đối với sản phẩm là ô tô).
Chi phí chuyên gia.
Các chi phí liên quan trực tiếp khác.
…
Nội dung của nguyên tắc giá gốc Historical Cost Principle
Theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS) số 01 – Chuẩn mực chung, nội dung của nguyên tắc giá phí được quy định cụ thể là:
Tài sản phải được ghi nhận dựa trên giá gốc.
Giá gốc của tài sản được xác định thông qua giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm ghi nhận (trong trường hợp chưa thể chắc chắn về giá trị) và số tiền đã trả/phải trả.
Giá gốc của tài sản là yếu tố cố định và không thay đổi (ngoại trừ một số quy định cụ thể khác).
Từ đây, chúng ta có thể biết rằng khi xảy ra các giao dịch kinh tế liên quan đến mua tài sản cố định, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ,… thì giá trị của những sản phẩm này sẽ được xác định nhờ giá gốc chứ không dựa trên giá trị thị trường, tình từ thời điểm bắt đầu mua và bao gồm cả các chi phí liên quan khác đã đưa chúng vào sử dụng (không có thuế giá trị gia tăng).
Ví dụ về nguyên tắc giá gốc kế toán trong doanh nghiệp
Để hiểu rõ hơn về nguyên tắc giá phí, mời bạn hãy cùng Govi phân tích ví dụ dưới đây:
Ngày 04/12/2023, Công ty A mua một tài sản cố định B với mục đích sử dụng cho phòng bán hàng. Giá mua trước thuế của tài sản này là 120 triệu VNĐ với mức thuế giá trị gia tăng 10%. Ngoài ra, chi phí vận chuyển tài sản là 33 triệu VNĐ (đã bao gồm thuế, phí lắp đặt và chạy thử 22 triệu VNĐ). Tính đến ngày 24/12/2023, giá trị thị trường của tài sản cố định B là 160 triệu VNĐ.
Từ ví dụ trên, chúng ta có thể xác định được cách ghi sổ cho tài sản cố định theo nguyên tắc giá gốc như sau:
Giá gốc
=
Giá mua sản phẩm theo hóa đơn
+
Thuế (không bao gồm thuế được hoàn lại)
+
Chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng
–
Chiết khấu, giảm giá (nếu có)
=
120 triệu VNĐ
30 triệu VNĐ
0
=
150 triệu VNĐ
Mặc dù tính đến thời điểm ngày 24/12/2023, giá trị thị trường của tài sản cố định B đã tăng lên thành 160 triệu VNĐ, vậy nhưng theo nguyên tắc giá gốc, giá của tài sản này vẫn được ghi nhận theo giá tại thời điểm mà Công ty A mua – 150 triệu VNĐ và không phụ thuộc vào biến động thị trường.
Một số vấn đề cần lưu ý khi ứng dụng Historical Cost Principle
Sở hữu nhiều lợi ích vượt trội đối với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, vậy nhưng khi áp dụng Historical Cost Principle, nhân viên kế toán vẫn cần lưu ý tới một số vấn đề dưới đây để việc dùng nguyên tắc này phát huy hiệu quả một cách tối đa nhất:
Historical Cost Principle đánh giá không chính xác giá trị tài sản của doanh nghiệp
Do tài sản được ghi nhận theo giá gốc ban đầu tại thời điểm mua, vậy nên giá trị ghi nhận trên sổ sách của tài sản có thể cao hơn hay thấp hơn so với giá trị thị trường thực tế. Vì vậy, các bên liên quan sẽ có nguy cơ nhầm lẫn hoặc đánh giá chưa chính xác về tiềm năng tài sản nếu chỉ dựa trên đánh giá thông tin trên sổ sách kế toán. Để giải quyết vấn đề này, khi thực hiện giao dịch, doanh nghiệp cần tiến hành đánh giá lại tài sản nhằm đảm bảo tính phù hợp với giá trị trao đổi trên thị trường.
Historical Cost Principle cần áp dụng linh hoạt cùng nhiều nguyên tắc khác
Căn cứ theo nguyên tắc giá phí cùng nguyên tắc hoạt động liên tục, Historical Cost Principle sẽ không thể áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp phá sản hoặc không còn hoạt động. Vào lúc này, tài sản của tổ chức cũng được đánh giá lại để phù hợp hơn với giá trị thực tế cũng như giá trị thị trường.
Giá gốc của tài sản cần được xác định một cách chính xác
Giá gốc của tài sản cần được xác định một cách chính xác vừa là lưu ý, cũng vừa là sai phạm mà không ít nhân viên kế toán có thể mắc phải trong quá trình xác định giá gốc của tài sản. Trên thực tế, rất nhiều người phụ trách công việc này đã ghi nhận các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng là chi phí và ghi sổ vào tài khoản 642 – chi phí quản lý doanh nghiệp.
Tổng kết
Tóm lại, nguyên tắc giá gốc trong kế toán đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc xác định giá trị của tài sản và đảm bảo sự chính xác của thông tin. Hy vọng rằng thông qua bài viết Govi mang đến ngày hôm nay, bạn đã bỏ túi được nhiều kiến thức hữu ích về Historical Cost Principle cùng công thức tính giá gốc chuẩn nhất!
Coaching đang ngày càng trở nên phổ biến trong thời đại ngày nay, khi nhu cầu phát triển bản thân và nâng cao năng lực ngày càng gia tăng. Vậy Coaching là gì? Huấn luyện viên chuyên nghiệp đóng vai trò gì? Và làm thế nào để trở thành một Coach thành công? Hãy cùng […]
Bạn đang ấp ủ dự định chinh phục một vị trí làm việc mơ ước? Bạn đã trang bị cho mình đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết? Tuy nhiên, liệu bạn đã sở hữu những phẩm chất cá nhân “ghi điểm” với nhà tuyển dụng hay chưa? 10 phẩm chất được Govi […]
Workshop đang trở thành một xu hướng học tập mới bởi tính hiệu quả và thiết thực. Tuy nhiên, để tổ chức một workshop thành công, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chu đáo. Bài viết này, Govi sẽ chia sẻ với bạn 7 bước cơ bản để tổ chức một workshop chuyên […]
Bạn có bao giờ thắc mắc rằng tại sao một số người lại luôn thành công và gặt hái được nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống, trong khi những người khác lại liên tục gặp thất bại và dường như không thể đạt được mục tiêu của mình? Câu trả lời nằm ở Mindset, […]
Bạn đã từng bị “thao túng” mua hàng bởi những reviewer trên mạng xã hội? Bạn đã từng mua sản phẩm chỉ vì thấy Influencer yêu thích sử dụng? Bài viết dưới đây, Govi sẽ chỉ bạn cách các doanh nghiệp tận dụng sức mạnh của người nổi tiếng để quảng bá thương hiệu nhé! […]
TƯ VẤN THIẾT KẾ TRỌN GÓI
Với hơn 10+ năm kinh nghiệm và tư vấn cho hơn 100.000 đối tác, Govi sẽ mang đến cho bạn thiết kế không gian 2D và định hướng không gian 3D miễn phí theo tiêu chí Phù hợp phong cách - Khẳng định chất riêng - Chi phí tối ưu - Đầy đủ tiện ích.