Nguyên tắc giá gốc trong nghề kế toán | Định nghĩa, nội dung

Chia sẻ trên :
09-12-2023 2276 lượt xem

Nắm vững các nguyên tắc giá gốc sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo tính chính xác trong quá trình kế toán, tạo nền tảng đưa ra quyết định kinh doanh hợp lý. Chi tiết về định nghĩa, nội dung của nguyên tắc này, mời bạn hãy cùng Govi khám phá bài viết sau!

Tổng quan về nguyên tắc giá gốc trong kế toán

Để hiểu tường tận về nguyên tắc giá gốc trong kế toán, dưới đây là những thông tin bạn cần nắm được:

Giá gốc là gì?

Giá gốc là giá trị được ghi nhận ban đầu của nợ phải trả hay tài sản. Trong đó, giá gốc của tài sản bao gồm chi phí mua, lắp ráp, chế biến, bốc xếp, vận chuyển và các chi phí liên quan khác theo quy định tại pháp luật Việt Nam cho đến khi đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.

Giá gốc là giá trị được ghi nhận ban đầu của nợ phải trả hay tài sản
Giá gốc là giá trị được ghi nhận ban đầu của nợ phải trả hay tài sản

Nguyên tắc giá gốc là gì?

Theo nguyên tắc giá gốc (tên tiếng Anh: Historical Cost Principle; tên gọi khác: nguyên tắc giá phí), tài sản được ghi nhận dựa trên giá gốc. Giá gốc của tài sản xác định nhờ vào số tiền đã trả, phải trả hoặc theo giá trị hợp lý tại thời điểm ghi nhận tài sản.

Vì vậy, các đối tượng kế toán mà đặc biệt là tài sản sẽ được ghi nhận dựa vào giá gốc ban đầu và không liên quan đến giá trị thị trường của chúng. Có thể nói, nguyên tắc giá phí không quan tâm đến giá trị hợp lý hay giá trị thị trường. Đồng thời, Historical Cost Principle cũng không đánh giá lại giá trị của tài sản.

Các doanh nghiệp thường sử dụng tài sản cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi nội bộ chứ không dùng cho mục đích mua bán tài sản. Do đó, việc đánh giá giá trị tài sản theo giá trị thị trường dù có tăng hay giảm so với giá gốc cũng không thể làm ảnh hưởng tới lợi ích kinh tế của tổ chức.

Nhìn chung, mục đích cuối cùng mà nguyên tắc giá phí hướng đến chính là nhằm đảm bảo bộ phận kế toán tại doanh nghiệp sẽ không phóng đại giá trị của đối tượng kế toán, giúp đảm bảo tối đa độ tin cậy trong thông tin.

Theo nguyên tắc giá phí thì tài sản được ghi nhận dựa trên giá gốc
Theo nguyên tắc giá phí thì tài sản được ghi nhận dựa trên giá gốc

Cách tính giá gốc cùng các loại chi phí có liên quan

Giá gốc hiện đang được tính theo công thức như sau:

Giá gốc = Giá mua sản phẩm theo hóa đơn + Thuế (không bao gồm thuế được hoàn lại) + Chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng – Chiết khấu, giảm giá (nếu có)

Trong đó, chi phí liên quan trực tiếp mà doanh nghiệp phải chi tính đến thời điểm đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng bao gồm:

  • Chi phí chuẩn bị mặt bằng.
  • Chi phí bốc xếp, vận chuyển ban đầu.
  • Chi phí lắp đặt, chạy thử (ngoại trừ khoản thu hồi về sản phẩm và phế liệu do chạy thử).
  • Chi phí cải thiện, nâng cao.
  • Lệ phí trước bạ (đối với sản phẩm là ô tô).
  • Chi phí chuyên gia.
  • Các chi phí liên quan trực tiếp khác.
Giá gốc cùng các loại chi phí có liên quan được tính toán theo một công thức cụ thể
Giá gốc cùng các loại chi phí có liên quan được tính toán theo một công thức cụ thể

Nội dung của nguyên tắc giá gốc Historical Cost Principle

Theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS) số 01 – Chuẩn mực chung, nội dung của nguyên tắc giá phí được quy định cụ thể là:

  • Tài sản phải được ghi nhận dựa trên giá gốc.
  • Giá gốc của tài sản được xác định thông qua giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm ghi nhận (trong trường hợp chưa thể chắc chắn về giá trị) và số tiền đã trả/phải trả.
  • Giá gốc của tài sản là yếu tố cố định và không thay đổi (ngoại trừ một số quy định cụ thể khác).

Từ đây, chúng ta có thể biết rằng khi xảy ra các giao dịch kinh tế liên quan đến mua tài sản cố định, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ,… thì giá trị của những sản phẩm này sẽ được xác định nhờ giá gốc chứ không dựa trên giá trị thị trường, tình từ thời điểm bắt đầu mua và bao gồm cả các chi phí liên quan khác đã đưa chúng vào sử dụng (không có thuế giá trị gia tăng).

Nội dung nguyên tắc giá phí được quy định rõ trong Chuẩn mực Kế toán Việt Nam
Nội dung nguyên tắc giá phí được quy định rõ trong Chuẩn mực Kế toán Việt Nam

Ví dụ về nguyên tắc giá gốc kế toán trong doanh nghiệp

Để hiểu rõ hơn về nguyên tắc giá phí, mời bạn hãy cùng Govi phân tích ví dụ dưới đây:

Ngày 04/12/2023, Công ty A mua một tài sản cố định B với mục đích sử dụng cho phòng bán hàng. Giá mua trước thuế của tài sản này là 120 triệu VNĐ với mức thuế giá trị gia tăng 10%. Ngoài ra, chi phí vận chuyển tài sản là 33 triệu VNĐ (đã bao gồm thuế, phí lắp đặt và chạy thử 22 triệu VNĐ). Tính đến ngày 24/12/2023, giá trị thị trường của tài sản cố định B là 160 triệu VNĐ.

Từ ví dụ trên, chúng ta có thể xác định được cách ghi sổ cho tài sản cố định theo nguyên tắc giá gốc như sau:

Giá gốc=Giá mua sản phẩm theo hóa đơn+Thuế (không bao gồm thuế được hoàn lại)+Chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụngChiết khấu, giảm giá (nếu có)
=120 triệu VNĐ30 triệu VNĐ0
=150 triệu VNĐ

Mặc dù tính đến thời điểm ngày 24/12/2023, giá trị thị trường của tài sản cố định B đã tăng lên thành 160 triệu VNĐ, vậy nhưng theo nguyên tắc giá gốc, giá của tài sản này vẫn được ghi nhận theo giá tại thời điểm mà Công ty A mua – 150 triệu VNĐ và không phụ thuộc vào biến động thị trường.

Giá gốc của tài sản theo nguyên tắc giá phí là cố định và không đổi
Giá gốc của tài sản theo nguyên tắc giá phí là cố định và không đổi

Một số vấn đề cần lưu ý khi ứng dụng Historical Cost Principle

Sở hữu nhiều lợi ích vượt trội đối với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, vậy nhưng khi áp dụng Historical Cost Principle, nhân viên kế toán vẫn cần lưu ý tới một số vấn đề dưới đây để việc dùng nguyên tắc này phát huy hiệu quả một cách tối đa nhất:

Historical Cost Principle đánh giá không chính xác giá trị tài sản của doanh nghiệp

Do tài sản được ghi nhận theo giá gốc ban đầu tại thời điểm mua, vậy nên giá trị ghi nhận trên sổ sách của tài sản có thể cao hơn hay thấp hơn so với giá trị thị trường thực tế. Vì vậy, các bên liên quan sẽ có nguy cơ nhầm lẫn hoặc đánh giá chưa chính xác về tiềm năng tài sản nếu chỉ dựa trên đánh giá thông tin trên sổ sách kế toán. Để giải quyết vấn đề này, khi thực hiện giao dịch, doanh nghiệp cần tiến hành đánh giá lại tài sản nhằm đảm bảo tính phù hợp với giá trị trao đổi trên thị trường.

Historical Cost Principle cần áp dụng linh hoạt cùng nhiều nguyên tắc khác

Căn cứ theo nguyên tắc giá phí cùng nguyên tắc hoạt động liên tục, Historical Cost Principle sẽ không thể áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp phá sản hoặc không còn hoạt động. Vào lúc này, tài sản của tổ chức cũng được đánh giá lại để phù hợp hơn với giá trị thực tế cũng như giá trị thị trường.

Nguyên tắc giá phí cần được áp dụng linh hoạt với nhiều nguyên tắc khác
Nguyên tắc giá phí cần được áp dụng linh hoạt với nhiều nguyên tắc khác

Giá gốc của tài sản cần được xác định một cách chính xác

Giá gốc của tài sản cần được xác định một cách chính xác vừa là lưu ý, cũng vừa là sai phạm mà không ít nhân viên kế toán có thể mắc phải trong quá trình xác định giá gốc của tài sản. Trên thực tế, rất nhiều người phụ trách công việc này đã ghi nhận các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng là chi phí và ghi sổ vào tài khoản 642 – chi phí quản lý doanh nghiệp.

Tổng kết

Tóm lại, nguyên tắc giá gốc trong kế toán đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc xác định giá trị của tài sản và đảm bảo sự chính xác của thông tin. Hy vọng rằng thông qua bài viết Govi mang đến ngày hôm nay, bạn đã bỏ túi được nhiều kiến thức hữu ích về Historical Cost Principle cùng công thức tính giá gốc chuẩn nhất!

Đánh giá

Tin tức khác

Những tư vấn mới những xu hướng nội thất văn phòng 2024
Nâng tầm đẳng cấp không gian lãnh đạo với bàn giám đốc chữ L
Nâng tầm đẳng cấp không gian lãnh đạo với bàn giám đốc chữ L

Là một người lãnh đạo, bạn luôn mong muốn có một không gian làm việc chuyên nghiệp, thể hiện đẳng cấp và tạo cảm hứng làm việc. Bàn giám đốc chữ L chính là lựa chọn hoàn hảo để đáp ứng những yêu cầu đó. Cùng Govi tìm hiểu về dòng sản phẩm này ngay […]

Tủ gỗ nhỏ đựng đồ có khóa: Gọn nhẹ, tiện lợi, giá tốt
Tủ gỗ nhỏ đựng đồ có khóa: Gọn nhẹ, tiện lợi, giá tốt

Trong không gian sống hiện đại, việc sắp xếp và bảo quản đồ đạc gọn gàng là điều vô cùng quan trọng. Và một trong những vật dụng hữu ích không thể thiếu đó chính là tủ gỗ nhỏ có khóa. Vậy tủ gỗ nhỏ có khóa là gì và tại sao nó lại trở […]

Bàn làm việc treo tường - Sự lựa chọn thông minh cho không gian sống hiện đại
Bàn làm việc treo tường – Sự lựa chọn thông minh cho không gian sống hiện đại

Bạn đang tìm kiếm một giải pháp làm việc hiệu quả mà không chiếm quá nhiều diện tích? Bạn muốn sở hữu một không gian làm việc hiện đại, tiện nghi ngay tại ngôi nhà của mình? Câu trả lời có thể nằm ở chiếc bàn làm việc treo tường. Vậy bàn làm việc treo […]

Kệ màn hình máy tính | Giải pháp hoàn hảo cho không gian làm việc thông minh
Kệ màn hình máy tính | Giải pháp hoàn hảo cho không gian làm việc thông minh

Xu hướng làm việc tại nhà và làm việc linh hoạt đang ngày càng phổ biến. Để tạo ra một không gian làm việc tiện nghi và hiệu quả tại nhà, nhiều người đã đầu tư vào các thiết bị hỗ trợ, trong đó có kệ màn hình máy tính. Vậy kệ màn hình có […]

Vì sao ghế xoay không tay vịn được ưa chuộng trong văn phòng hiện đại?

Trong môi trường làm việc hiện đại, ghế xoay văn phòng không tay vịn ngày càng trở thành sự lựa chọn phổ biến của nhiều người. Với nhiều ưu điểm vượt trội, loại ghế này mang đến cho người dùng sự thoải mái nhưng vẫn đảm bảo yếu tố thẩm mỹ. Hãy cùng tìm hiểu […]

TƯ VẤN THIẾT KẾ TRỌN GÓI

Với hơn 10+ năm kinh nghiệm và tư vấn cho hơn 100.000 đối tác, Govi sẽ mang đến cho bạn thiết kế không gian 2D và định hướng không gian 3D miễn phí theo tiêu chí Phù hợp phong cách - Khẳng định chất riêng - Chi phí tối ưu - Đầy đủ tiện ích.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN/ NHẬN MODEL 3D
Thu gọn
  • Thêm sản phẩm

  • Thêm sản phẩm

  • Thêm sản phẩm

call
zaloChat Zalo
callHotline 0909.12.1111 zaloZalo messHợp tác