10 kỹ năng quản lý cảm xúc giúp bạn hạnh phúc và thành công
Chia sẻ trên :
03-02-2023 11946 lượt xem
Kỹ năng quản lý cảm xúc là một trong những kỹ năng quan trọng, ảnh hưởng đến sự thành công cũng như hạnh phúc của một con người. Vậy làm thế nào để có thể quản lý cảm xúc buồn bã, xúc động, nóng giận… tốt nhất, bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin hữu ích dành cho bạn.
Cảm xúc là gì? Cảm xúc được hình thành như thế nào?
Cảm xúc đó chính là những phản ứng, thái độ, rung động, thay đổi của con người trước một vấn đề nào đó. Cảm xúc sẽ bao gồm một loạt các thay đổi đột ngột về mặt cảm giác bên trong, nó sẽ ảnh hưởng và tác động rất lớn đến hành vi của một người trong khoảng thời gian ngắn ngủi.
Cũng có một vài định nghĩa khác về cảm xúc, theo đó cảm xúc ở đây bao gồm cảm xúc tích cực và tiêu cực có ảnh hưởng đến sinh lý và hành vi của một người. cảm xúc được phân loại theo rất nhiều cách, thường có cảm xúc vui mừng, tức giận, hạnh phúc, bất ngờ, tủi thân, buồn bã, chán nản, tuyệt vọng, sung sướng, hoảng hốt… Một người có kỹ năng quản lý cảm xúc, cách điều chỉnh cảm xúc thông minh thường dễ dàng đạt được thành công trong cuộc sống.
Cảm xúc được hình thành qua các bước cơ bản từ nhận thức đến đánh giá, bộc lộ qua triệu chứng cơ thể, xu hướng hành động, biểu hiện bên ngoài:
Về nhận thức: Não bộ con người sẽ tiếp nhận thông tin từ bên ngoài nhằm phân tích và đánh giá.
Về đánh giá: Dựa trên thông tin thu thập được, não bộ đánh giá thông tin này tốt hay xấu,… để đưa ra phản ứng phù hợp.
Về triệu chứng cơ thể: Bản thân con người trước một thông tin, tác động nào đó sẽ có những biểu hiện đầu tiên về mặt cảm xúc lẫn bên trong và bên ngoài. Thường biểu hiện này chỉ chủ thể mới có thể cảm nhận rõ ràng được.
Về xu hướng hành động: Con người sẽ có một vài hành động nhằm phản ứng với vấn đề, tác nhân mình gặp phải.
Về biểu hiện bên ngoài: Người khác có thể cảm nhận được cảm xúc của bạn dựa trên cử chỉ, thái độ, lời nói, dáng vẻ, giọng điệu…
Vai trò của cảm xúc đối với sự thành công của một người
Trong cuộc sống thì rõ ràng ai cũng có cảm xúc, có những người sống với cảm xúc tích cực, cũng có người thường xuyên rơi vào trạng thái tiêu cực. Học kỹ năng quản lý cảm xúc, cách quản lý cảm xúc sẽ là chìa khóa mở ra bước đường thành công cho mỗi người.
Những người mà thường xuyên tiêu cực, chán nản, bi quan, dù chỉ là một vấn đề nhỏ không may gặp phải điều này quyết định đến thái độ và tinh thần làm việc, giao tiếp, các mối quan hệ… Họ sẽ khó có thể đạt được thành công khi mà lúc nào tinh thần cũng ủ rũ, không có mối quan hệ tốt, không có động lực làm việc.
Ngược lại những người có cảm xúc tích cực họ sẽ luôn lạc quan ngay cả khi xảy ra những điều tồi tệ nhất. Họ biết cách giao tiếp, cởi mở thân thiện và xây dựng cho mình nhiều mối quan hệ tốt đẹp như bạn bè, người thân, đồng nghiệp, cấp trên, đối tác… Khi cảm xúc tốt, tinh thần phấn chấn thì năng lượng làm việc sẽ được đẩy lên cao nhất, cho họ động lực vượt qua bất kể khó khăn nào. Cảm xúc này cũng mang đến sự nhiệt huyết và tinh thần cống hiến, hoàn thành công việc nhanh chóng, xuất sắc.
Phân loại cảm xúc và cách điều chỉnh cảm xúc
Cảm xúc của con người được phân chia thành 3 loại chính như sau:
Cảm xúc tích cực
Cảm xúc tích cực là phản ứng tích cực của chúng ta trước các sự việc xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Các cảm xúc tích cực thường giúp chúng ta cảm thấy thỏa mãn, vui vẻ, hạnh phúc, lạc quan và thích thú.
Khi cơ thể có cảm xúc tích cực thì sẽ sản sinh ra hormone dopamin, hormone endorphin, hormone serotonin, hormone oxytocin – các chất dẫn truyền thần kinh tạo cảm giác hưng phấn, hạnh phúc, giảm nồng độ hormone gây stress như cortisol, cải thiện sức khỏe tinh thần đáng kể. Xây dựng cảm xúc tích cực giúp bạn có được nhiều mối quan hệ tốt đẹp, đồng thời công việc cũng sẽ suôn sẻ và thuận lợi hơn.
Cảm xúc tiêu cực
Cảm xúc tiêu cực là những cảm xúc khiến con người cảm thấy khó chịu như buồn bã, thất vọng, chán nản, bi quan, ghen tỵ, tức giận, sợ hãi… nó không chỉ khiến tâm trạng bạn không tốt mà còn ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống hàng ngày, cản trở đến việc thực hiện và hoàn thành mục tiêu của bạn.
Bạn nên học kỹ năng quản lý cảm xúc và không nên để cảm xúc tiêu cực xuất hiện thời gian dài, liên tục bởi nó sẽ gây nhiều hậu quả nghiệm trọng liên quan đến sức khỏe tinh thần và chất lượng cuộc sống.
Rối loạn cảm xúc
Rối loạn cảm xúc là tình trạng cảm xúc của con người không được ổn định, đang hưng phấn vui vẻ bỗng chuyển sang tức giận, ức chế, buồn bã một cách nhanh chóng. Đây được coi là một bệnh về tinh thần, phổ biến thứ hai trong các loại rối loạn tâm thần. Người mắc bệnh rối loạn cảm xúc cần đến các bệnh viện để được các bác sĩ tâm lý hỗ trợ và điều trị sớm để giúp cuộc sống trở lại bình.
Trí tuệ cảm xúc và các kỹ năng quản lý cảm xúc cần thiết
Trong cuộc sống đôi khi bạn nghe thấy cụm từ trí tuệ cảm xúc nhưng lại không biết nó có ý nghĩa gì và vai trò như thế nào đối với con người. Ngay sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết:
Trí tuệ cảm xúc là gì?
Trí tuệ cảm xúc hay còn gọi là EQ, nó đề cập đến nhận thức, khả năng kiểm soát và điều chỉnh cảm xúc của con người. Hiện nay một số nhà nghiên cứu còn cho rằng chỉ số trí tuệ cảm xúc còn quan trọng hơn chỉ số thông minh IQ, những người có EQ cao thường dễ đạt được thành công hơn so với những người IQ cao.
Người có trí tuệ cảm xúc là người như thế nào?
Người có trí tuệ cảm xúc cao thường có những đặc điểm như: họ luôn tập trung vào mặt tích cực của mọi vấn đề, tình huống, biết cách đưa ra giải pháp cho vấn đề tiêu cực mình gặp phải; họ thích kết giao với người có suy nghĩ tích cực và hạn chế tối đa việc tiếp xúc với những người cảm xúc tiêu cực; biết giới hạn của mình ở đâu, khi đưa ra các quyết định đều cân nhắc kỹ và quyết đoán, sẵn sàng gạt bỏ quá khứ tồi tệ để hướng tới tương lai tốt đẹp hơn. Người có trí tuệ cảm xúc luôn biết cách làm cho cuộc sống mình hạnh phúc, vui vẻ và thú vị, sử dụng năng lượng một cách thông minh; không ngừng học hỏi và hướng đến sự tự chủ, độc lập.
Quản trị cảm xúc là gì?
Quản lý cảm xúc là gì? Quản trị cảm xúc là gì? Đó là khả năng nhận thức và kiểm soát cảm xúc, tâm trạng của mình đối với với những vấn đề, tình huống gặp phải, đôi khi cũng là sự quản trị cảm xúc đối với người khác. Những người có khả năng quản trị cảm xúc là người biết làm chủ cảm xúc của mình và biết cách điều chỉnh nó hợp lý.
Những ai mà có khả năng quản trị cảm xúc, giữ được tâm trạng bình tĩnh và điều chỉnh hành vi của mình trong mọi tình huống có thể làm tốt công việc hơn, có nhiều mối quan hệ lành mạnh và tốt đẹp. Việc kiềm chế cơn giận sẽ giúp bạn tránh được việc có những lời nói hoặc hành vi không đúng ảnh hưởng đến hình ảnh và con người của mình.
10 kỹ năng quản lý cảm xúc để thành công
Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc không phải bẩm sinh tự nhiên sinh ra đã có mà thường phải đến từ sự trải nghiệm, rèn luyện để bản thân của mình ngày càng hoàn thiện hơn. Dưới đây là 10 kỹ năng quản lý cảm xúc mà bất cứ ai cũng nên học hỏi và áp dụng để tạo tiền đề cho những bước thành công sau này của mình:
Nhìn nhận về tác động cảm xúc của bạn mang lại
Nhờ có muôn hình vạn trạng cảm xúc từ vui, buồn, giận, hờn… mà cuộc sống của chúng ta trở nên sinh động và thú vị, bớt nhàm chán hơn. Tuy nhiên bạn cần chú ý theo dõi cảm xúc của mình thường xuyên, xem đây là kiểm xúc bạn có thể kiểm soát và đâu là cảm xúc bạn không thể kiểm soát để có sự điều chỉnh phù hợp nhất. Những cảm xúc không kiểm soát được thường gây ra những hậu quả xấu như làm xung đột, rạn nứt mối quan hệ; khó kết bạn hay giao tiếp với người khác; có các hành vi bạo lực đối với người khác…
Điều tiết cảm xúc của mình
Nhiều người cho rằng kỹ năng quản lý cảm xúc tốt chính là phải đàn áp các cảm xúc hoặc ngăn cấm không cho bản thân trải nghiệm một cảm xúc nào đó một cách thái quá, điều này thực sự không đúng. Một người có khả năng quản trị cảm xúc là người đó sẽ biết điều tiết cảm xúc trong phạm vi phù hợp, có thể chấp nhận được. Việc không để cho bản thân bộc lộ cảm xúc sẽ khiến cơ thể bạn ức chế, lo âu, căng thẳng, khó ngủ, thậm chí dùng chất kích thích…
Định vị cảm xúc của mình
Định vị cảm xúc cũng là kỹ năng quản lý cảm xúc trong giao tiếp bạn nhất định phải nắm được. Mỗi ngày, trong những tình huống nhất định, bạn nên dành một vài giây, vài phút để định vị cảm xúc, kiểm tra tâm trạng của mình hiện tại bằng việc tự trả lời câu hỏi:
Hiện tại mình cảm thấy như thế nào? (tức giận, buồn bã, bi quan, sợ hãi)
Mình sẽ ra sao nếu như cảm xúc ấy vẫn tồn tại mãi?
Làm thế nào để có thể thoát khỏi cảm xúc này? (đa phần với các cảm xúc tiêu cực).
Trước vấn đề này, có cách bộc lộc cảm xúc nào khác hay không?
Việc định vị cảm xúc bản thân sẽ giúp bạn có thể giảm bớt được sự nóng nảy, tức giận… đối với những điều mình không thích, không mong muốn, từ đó bình tĩnh và đưa ra phương án đối diện phù hợp hơn. Ban đầu có vẻ việc thực hiện điều này khá khó khăn thế nhưng chỉ sau 1 thời gian ngắn thì khả năng quản trị cảm xúc của bạn sẽ tốt hơn rất nhiều đấy.
Chấp nhận mọi cảm xúc của mình
Bài học quản lý cảm xúc mà bạn nên nhớ đó là hãy chấp nhận, thừa nhận mọi cảm xúc của mình, dù tốt hay xấu, điều này chí ít cũng giúp tinh thần bạn cảm giác thoải mái hơn. Để chấp nhận cảm xúc, bạn hãy đứng ở vai trò trung lập, coi những vấn đề bạn gặp phải là những thông tin có giá trị, mặc dù đôi lúc thông tin đó bạn không hề thích.
Chấp nhận cảm xúc sẽ giúp bạn hài lòng với cuộc sống hơn, giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến sức khỏe tâm thần.
Viết nhật ký
Kỹ năng quản lý cảm xúc tiếp theo mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đó là học cách viết nhật ký đều đặn mỗi ngày. Trong cuốn nhật ký sẽ ghi chép lại những sự việc nổi bật, tiêu biểu trong ngày và cảm xúc của bạn đứng trước sự việc đó. Việc viết ra mọi thứ trên giấy sẽ giúp bạn có cơ hội suy ngẫm sâu sắc hơn về chúng thay vì cứ để trong đầu và quên đi nhanh chóng.
Khi viết nhật ký, bạn cũng sẽ thấy được mình thường không kiềm chế được cảm xúc khi nào, trong vấn đề gì, xác định được yếu tố kích hoạt sẽ giúp bạn đưa ra cách quản trị cảm xúc phù hợp nhất cho mình.
Hít thở sâu
Hít thở sâu có rất nhiều vai trò, lợi ích dù bạn đang tức giận, nóng nảy, hay hưng phấn cực độ… Hít thở sâu có tác dụng giúp tinh thần bạn trở nên bình tĩnh, cảm xúc mãnh liệt đầu tiên được làm dịu bớt, nhất là những tinh thần tiêu cực. Khi hít thở bạn nên hít vào từ từ, lấy hơi từ trong bụng, giữ hơi thở đếm đến 3 rồi mới từ từ thở ra. Những lúc thấy bản thân không thể bình tĩnh, tốt hơn hết bạn nên hít thở sâu vài lần, như vậy, bạn sẽ nhanh chóng lấy lại được sự bình tĩnh và không để mình rơi vào trạng thái tiêu cực về mặt cảm xúc.
Thể hiện cảm xúc đúng thời điểm
Hãy thể hiện mình là người biết quản lý cảm xúc tốt bằng việc bộc lộ cảm xúc đúng nơi, đúng chỗ, ngay cả những cảm xúc mãnh liệt nhất. Chẳng hạn trong trường hợp mất đi người thân yêu bạn sẽ cảm thấy vô cùng buồn chán và có những hành động như khóc lóc, kêu gào… điều này phần nào giúp bạn sẽ bớt căng thẳng hơn. Thế nhưng trong trường hợp khác, ví dụ bị cấp trên xử phạt vì không hoàn thành công việc thì bạn có thất vọng đến mấy cũng không nên la hét hay gào thét vì như thế người chịu thiệt sẽ là bạn.
Tạo cho mình không gian riêng
Muốn xây dựng được kỹ năng quản lý cảm xúc tốt thì mỗi người cần phải tạo cho mình không gian riêng cho bản thân. Việc chủ động tránh xa các không gian gây cho mình cảm xúc mãnh liệt sẽ giúp bạn đối phó và điều chỉnh cảm xúc một cách dễ dàng hơn. Bạn có thể quản lý cảm xúc của mình trong những không gian riêng của mình như khi đi bộ, khi xem phim hài, đọc cuốn sách hay, nghe bản nhạc yêu thích, trò chuyện với bạn bè thân thiết…
Ngồi thiền
Với những ai muốn đối phó với các cảm xúc tiêu cực trong mình thì có thể thiền định. Ngồi thiền trong không gian yên tĩnh, ít chịu sự tác động của yếu tố ngoại cảnh sẽ giúp bạn tăng cường nhận thức về mọi trải nghiệm cũng như cảm giác của bản thân. Ngồi thiền định giúp bạn biết cách sống và ứng phó, điều chỉnh cảm xúc đó mà không cần phải cố gắng gồng mình làm chúng biến mất.
Khi ngồi thiền thì bạn chú ý cần ngồi lưng thẳng, đầu với cổ và cột sống cũng cần phải thẳng. Phần 2 chân cần đặt trên sàn để thẳng từ mắt cá chân lên đến phần đầu gối. Vị trí đùi và bắp chân sẽ tạo thành góc vuông 90 độ. 2 cánh tay bạn nên thả lỏng và có thể tùy ý đặt trên đùi hoặc đầu gối. Bạn hoàn toàn có thể ngồi trên đệm hoặc gối, khăn bông để cơ thể đỡ nhức mỏi hơn.
Hạn chế để bản thân căng thẳng
Kỹ năng quản lý cảm xúc cuối cùng mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đó là hãy hạn chế tối đa việc để bản thân rơi vào trạng thái stress, căng thẳng. Bởi trong những tình huống này thì việc điều chỉnh và định vị cảm xúc sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Những tình huống khiến cơ thể căng thẳng có thể kể đến như lượng công việc quá tải, ôm đồm nhiều việc cùng lúc, tranh cãi với người thân, đồng nghiệp, bạn bè… Để đối phó với căng thẳng, mệt mỏi, bạn có thể áp dụng những cách sau: tập thể dục, ngủ đủ giấc, đi giao lưu với bạn bè, du lịch… Những cách này tuy đơn giản nhưng có thể nhanh chóng giúp bạn giảm bớt sự căng thẳng và mệt mỏi.
Như vậy bài viết đã giúp bạn tìm hiểu tổng quan về cảm xúc với những đặc điểm, phân loại, vai trò khác nhau. Học kỹ năng quản lý cảm xúc là điều bất cứ ai cũng nên học hỏi và rèn luyện mỗi ngày để giúp cuộc sống của mình trở nên tươi đẹp hơn.
Là một người lãnh đạo, bạn luôn mong muốn có một không gian làm việc chuyên nghiệp, thể hiện đẳng cấp và tạo cảm hứng làm việc. Bàn giám đốc chữ L chính là lựa chọn hoàn hảo để đáp ứng những yêu cầu đó. Cùng Govi tìm hiểu về dòng sản phẩm này ngay […]
Trong không gian sống hiện đại, việc sắp xếp và bảo quản đồ đạc gọn gàng là điều vô cùng quan trọng. Và một trong những vật dụng hữu ích không thể thiếu đó chính là tủ gỗ nhỏ có khóa. Vậy tủ gỗ nhỏ có khóa là gì và tại sao nó lại trở […]
Bạn đang tìm kiếm một giải pháp làm việc hiệu quả mà không chiếm quá nhiều diện tích? Bạn muốn sở hữu một không gian làm việc hiện đại, tiện nghi ngay tại ngôi nhà của mình? Câu trả lời có thể nằm ở chiếc bàn làm việc treo tường. Vậy bàn làm việc treo […]
Xu hướng làm việc tại nhà và làm việc linh hoạt đang ngày càng phổ biến. Để tạo ra một không gian làm việc tiện nghi và hiệu quả tại nhà, nhiều người đã đầu tư vào các thiết bị hỗ trợ, trong đó có kệ màn hình máy tính. Vậy kệ màn hình có […]
Trong môi trường làm việc hiện đại, ghế xoay văn phòng không tay vịn ngày càng trở thành sự lựa chọn phổ biến của nhiều người. Với nhiều ưu điểm vượt trội, loại ghế này mang đến cho người dùng sự thoải mái nhưng vẫn đảm bảo yếu tố thẩm mỹ. Hãy cùng tìm hiểu […]
TƯ VẤN THIẾT KẾ TRỌN GÓI
Với hơn 10+ năm kinh nghiệm và tư vấn cho hơn 100.000 đối tác, Govi sẽ mang đến cho bạn thiết kế không gian 2D và định hướng không gian 3D miễn phí theo tiêu chí Phù hợp phong cách - Khẳng định chất riêng - Chi phí tối ưu - Đầy đủ tiện ích.
Govi chuyên cung cấp các loại bàn ghế, tủ tài liệu... hiện đại, chất lượng cao, đa dạng mẫu mã - kiến tạo không gian làm việc chuyên nghiệp và đẳng cấp.
Số 5 Nguyễn Khang, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà NộiXem bản đồ
53 Đinh Thị Thi, KĐT Vạn Phúc, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, Tp.HCMXem bản đồ