Inbound marketing là gì? So sánh với Outbound marketing
Chia sẻ trên :
09-04-2024 282 lượt xem
Hai phương pháp marketing phổ biến được các doanh nghiệp áp dụng kết hợp với nhau là Inbound Marketing và Outbound Marketing. Cho dù, hai phương pháp này phổ biến nhưng các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự hiểu rõ hai loại hình marketing này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin hữu ích dành cho bạn hiểu về “Inbound Marketing là gì?” và cùng so sánh với Outbound Marketing. Từ đó, những doanh nghiệp có thể dễ dàng cân nhắc, lựa chọn loại hình phù hợp cho doanh nghiệp mình.
Inbound Marketing là gì?
Inbound Marketing là gì? – Inbound Marketing là phương pháp marketing tập trung vào việc tiếp cận và thu hút khách hàng.Thông qua các bài viết cung cấp nội dung hữu ích, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Qua đó, khiến họ chủ động tìm kiếm sản phẩm của doanh nghiệp, bị thu hút bởi thương hiệu và có khả năng sẽ trở thành khách hàng tiềm năng trong tương lai.
Phương pháp này sẽ khiến khách hàng thoải mái hơn với nội dung được tạo ra bởi kết hợp với cách sử dụng Marketing Online.
Inbound Marketing có một số phương pháp triển khai chính như:
Viết content blog: Việc tạp ra nội dung hữu ích nhằm cung cấp nhiều thông tin có giá trị cho khách hàng tiềm năng.
Sử dụng Social Media Marketing: Sử dụng một số nền tảng mạng xã hội phổ biến như: Facebook, Tiktok, Instagram, … Mục đích nhằm tăng tương tác với khách hàng thông qua cách chia sẻ và tạo ra nội dung có giá trị dành cho khách hàng.
SEO – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm: Nếu bạn tối ưu hóa website và nội dung để xếp hạng cao hơn trên kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm như: Google, Cốc Cốc, Safari, Firefox, … điều này sẽ giúp khách hàng tìm thấy doanh nghiệp của bạn trên thị trường mạng internet.
Thư điện tử (Email Marketing): Xây dựng chuỗi email có liên quan đến nhu cầu và có tính cá nhân hóa để tăng cường khả năng chăm sóc khách hàng của mình.
Youtube Marketing: Chiến lược Marketing được xây dựng trên nền tảng Youtube, nhằm cung cấp kiến thức có giá trị hữu ích. Cùng với đó là thông điệp tiếp thị đến chính xác khách hàng tiềm năng.
Podcast – Audio Marketing: Việc tạo rồi phát sóng các chương trình podcast có liên quan tới lĩnh vực kinh doanh hoặc sản phẩm thuộc doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thương hiệu chia sẻ thông tin, những câu chuyện và nhiều nội dung có giá trị tới khách hàng tiềm năng qua âm thanh.
Leads – Nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng: Việc cung cấp nội dung hữu ích như: ebook, webinar, guideline, … nhằm thu thập thông tin liên hệ và xây dựng cơ sở dữ liệu của tệp khách hàng tiềm năng.
Outbound Marketing là gì?
Bên trên, chúng ta đã hiểu được về “Inbound Marketing là gì?”, vậy “Outbound Marketing” được định nghĩa như thế nào? – Đây là một phương pháp tiếp thị mà doanh nghiệp có thể chủ động truyền tải thông điệp của mình tới khách hàng là Outbound Marketing. Đây có thể được coi là phương pháp marketing truyền thống khi mà doanh nghiệp kết hợp các hoạt động như: triển lãm, sự kiện, hội thảo, quảng cáo mất phí, … Do đó, chi phí của loại hình marketing này thường tốn kém hơn và tỷ lệ ROI thấp hơn rất nhiều so với Inbound Marketing.
Outbound Marketing có một số phương pháp triển khai chính như:
Cold Calling: Phương pháp gọi điện thoại đến các số điện thoại mà doanh nghiệp thu thập được từ các nguồn khác nhau. Đương nhiên là không có bất kỳ mối quan hệ nào trước đó. Ví dụ: danh sách khách hàng mua hàng tiềm năng, hoặc cơ sở dữ liệu của khách hàng đề giới thiệu sản phẩm. dịch vụ.
Cold outreach via email: Hình thức gửi thư trực tiếp hoặc bưu phẩm tới tệp khách hàng. Tương tự như Cold Calling, nhằm thông báo về sản phẩm, dịch vụ hoặc các chương trình khuyến mãi sắp tới.
Sự kiện: Tham gia và tổ chức các sự kiện để tiếp xúc trực tiếp với khách hàng tiềm năng và quảng bá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Marketing truyền thống: Quảng cáo truyền thống khi sử dụng các kênh quảng cáo như: quảng cáo ngoài trời (billboard), truyền hình, truyền thanh, báo chí, tạp chí, radio để truyền tải thông điệp tới một lượng lớn khách hàng.
Quảng cáo trả tiền – PPC: Bên cạnh quảng cáo truyền thống, outbound còn sử dụng các hình thức quảng cáo trực tuyến trả tiền như: Google Ads, quảng cáo social (Facebook Ads, Tiktok Ads, …). Ngoài ra, còn có các cách quảng cáo hiển thị đến người tiêu dùng khác.
Telemarketing: Phương pháp gọi điện trực tiếp đến khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp nhằm quảng bá sản phẩm, dịch vụ và tạo cơ hội chào hàng.
So sánh giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing
Cách tiếp cận
Inbound Marketing tập trung vào việc tiếp cận và thu hút khách hàng.Thông qua các bài viết cung cấp nội dung hữu ích, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Trong khi đó, Outbound Marketing thường có cách tiếp cận trực tiếp với khách hàng khi đề xuất các sản phẩm, dịch vụ dù người xem có muốn mua hay không. Mục tiêu của loại hình này là thúc đẩy các thông điệp tiếp thị đến nhiều đối tượng hơn. Bằng cách quảng cáo truyền thống, quảng cáo trực tuyến, thư trực tiếp hay tiếp thị qua điện thoại.
Cách triển khai
Hai loại hình Inbound Marketing và Outbound Marketing, doanh nghiệp đều cần có website cùng với các trang đích đi kèm.
Inbound Marketing với mục tiêu tiếp cận khách hàng, đa số các phương pháp marketing của doanh nghiệp thường được thực hiện online. Bằng cách xây dựng thư viện nội dung hữu ích, tối ưu hóa SEO, xây dựng hình ảnh thương hiệu qua các trang mạng xã hội, podcast và tiếp thị truyền miệng (word-of-mouth).
Còn với Outbound Marketing, khác với Inbound Marketing, loại hình này được thực hiện ở cả hai hình thức online và offline. Cách triển khai thông qua quảng cáo truyền thống như quảng cáo trên TV, tờ rơi, gửi email quảng cáo, tiếp thị qua điện thoại.
Mục đích cuối cùng
Inbound Marketing, mục đích cuối cùng của doanh nghiệp chính là mở rộng phân khúc khách hàng thông qua việc cung cấp các thông tin hữu ích, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng cũng là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp. Trong suốt quá trình mua hàng, doanh nghiệp cần hỗ trợ khách hàng mọi lúc mọi nơi. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có được thiện cảm của khách hàng và duy trì được mối quan hệ lâu dài.
Outbound Marketing sẽ tạo ra được mạng lưới khách hàng rộng hơn và nhắm mục tiêu đối tượng cũng rộng hơn mà không nhất thiết phải nhắm đúng vào khách hàng mục tiêu. Loại hình này thường dựa trên nhân khẩu học hoặc sở thích chung. Doanh nghiệp cần chuẩn bị quảng cáo thật thu hút để có thể khơi gợi nhu cầu mua hàng của khách hàng bởi mục đích cuối cùng là bán được nhiều hàng.
Phạm vi hoạt động
Inbound Marketing chỉ hoạt động trong phạm vi nhỏ. Loại hình này phù hợp với nhóm khách hàng tiềm năng. Do đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng nghiên cứu nhu cầu khách hàng để xây dựng nội dung phù hợp, thỏa mãn tới nhu cầu của khách hàng mục tiêu.
Ngược lại. Outbound Marketing vì được thực hiện dưới nhiều hình thức tiếp thị khác nhau nên phạm vi hoạt động của loại hình này rất rộng. Cho dù người xem có nhu cầu hay không cũng sẽ biết tới thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp. Thậm chí, một số người xem không có nhu cầu sẽ cảm thấy khó chịu khi bị làm phiền. Vì vậy, một số trường hợp, các chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp sẽ không đem lại hiệu quả như mong đợi.
Khả năng đo lường và quản lý
Inbound Marketing được tập trung hoạt động phát triển trên nền tảng số, do đó các chỉ số được đo lường một cách dễ dàng. Doanh nghiệp có thể biết được thói quen tìm kiếm thông tin của khách hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể biết được khách hàng của mình bị thu hút bởi những nội dung như thế nào. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra những chiến lược Marketing hiệu quả trong tương lai.
Với hình thức Outbound Marketing thì lại được thực hiện dựa trên nhiều nền tảng và hình thức. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần bỏ ra chi phí lớn hơn cho các loại hình quảng cáo này. Chính vì thế, hình thức này thường gây nên sự phức tạp về vấn đề tài chính cho doanh nghiệp.
Thời gian
Inbound Marketing hướng đến việc xây dựng lòng tin và sự tín nhiệm theo thời gian, nuôi dưỡng khách hàng cho đến khi họ sẵn sàng chi trả để mua hàng cho doanh nghiệp nên có xu hướng tập trung dài hạn hơn. Với loại hình này có thể sẽ mất nhiều thời gian để mang lại kết quả.
Trái lại, Outbound Marketing thường gắn liền với kết quả ngay lập tức hoặc với mục tiêu ngắn hạn. Mục đích của loại quảng cáo này là tạo ra lượng khách hàng tiềm năng hoặc có thể bán hàng ngay lập tức. Điều này được thể hiện thông quá các kênh mất phí hoặc tiếp thị qua điện thoại.
Chi phí
Inbound Marketing sẽ tiết kiệm chi phí trong thời gian dài bởi các chiến lược này dựa vào việc xây dựng nội dung có giá trị, tối ưu hóa sự hiện diện trực tuyến và tận dụng các kênh do doanh nghiệp làm chủ (owned media). Chẳng hạn như: tối ưu website, SEO, quản lý các kênh social.
Outbound Marketing thường phải trả trước các khoản chi phí như chi phí quảng cáo. Các loại chi phí có thể khác nhau tùy thuộc vào kênh đã chọn và quy mô của đối tượng được nhắm mục tiêu.
Khi nào doanh nghiệp nên sử dụng Inbound Marketing và Outbound Marketing
Có thể sử dụng cùng lúc hai chiến lược Inbound Marketing và Outbound Marketing để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp. Thế nhưng, một chiến lược có thể sẽ hiệu quả hơn so với chiến lược còn lại, điều này còn phụ thuộc vào doanh nghiệp của bạn. Dưới đây là 2 trường hợp sử dụng Inbound Marketing và Outbound Marketing cho doanh nghiệp:
Sử dụng Inbound Marketing cho doanh nghiệp nếu:
Có ngành thích hợp với một nhóm đối tượng mục tiêu cụ thể
Chỉ với cách xây dựng nội dung phù hợp với đối tượng mục tiêu, doanh nghiệp đã có thể thu hút những khách hàng tiềm năng quan tâm tới sản phẩm, dịch vụ của mình.
Ngân sách marketing hạn hẹp và muốn tối đa hóa lợi tức đầu tư
Inbound Marketing dựa trên sự sáng tạo nội dung có giá trị, có thể tối ưu được trang web cũng như các kênh truyền thông social của doanh nghiệp cho các công cụ tìm kiếm. Từ đó, doanh nghiệp có thể thu hút khách hàng tiềm năng đến với doanh nghiệp mà không cần chi nhiều ngân sách cho quảng cáo.
Muốn xây dựng nhận thức về thương hiệu và thiết lập doanh nghiệp như một nhà lãnh đạo tư tưởng trong ngành
Nhờ cách xây dựng nội dung có giá trị, tối ưu hóa trang web của doanh nghiệp cho các công cụ tìm kiếm và tương tác với khách hàng trên các phương tiện truyền thông xã hội. Qua đó, doanh nghiệp có thể thu hút khách hàng tiềm năng đến với mình một cách tự nhiên.
Sử dụng Outbound Marketing cho doanh nghiệp nếu:
Hoạt động trong một ngành có tính cạnh tranh cao, bạn cần phải nổi bật so với các đổi thủ cạnh tranh khác
Outbound Marketing giúp doanh nghiệp quảng bá rộng rãi tới bên ngoài và tạo sự khác biệt so với các đối thủ thông qua các phương pháp quảng cáo truyền thống để doanh nghiệp nổi bật hơn nhất.
Muốn nhanh chóng tiếp cận tới nhiều đối tượng.
Thông qua các loại quảng cáo trên TV, radio, đài phát thanh, … giúp doanh nghiệp tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng. Cho dù, Outbound Marketing tốn kém hơn, nhưng đây lại là một cách hiệu quả nhất để doanh nghiệp có thể tiếp cận được lượng lớn khách hàng trong một thời gian ngắn.
Có sản phẩm, dịch vụ cụ thể hướng tới một nhóm nhân khẩu học cụ thể
Outbound Marketing cho phép doanh nghiệp nhắm tới mục tiêu khách hàng tiềm năng trực tiếp thông qua phương pháp tiếp thị qua email. tiếp thị qua điện thoại.
Kết luận
Qua bài viết này, hy vọng bạn đã có cái nhìn rõ nét hơn về hai khái niệm “Inbound Marketing là gì?” và “Outbound Marketing là gì?”. Hai chiến lược này đều có những đặc điểm riêng phù hợp với từng mục tiêu và đối tượng khách hàng cụ thể. Hãy tận dụng tối đa sức mạnh của 2 loại hình này để chinh phục thị trường và đưa doanh nghiệp của bạn lên tầm cao mới!
Coaching đang ngày càng trở nên phổ biến trong thời đại ngày nay, khi nhu cầu phát triển bản thân và nâng cao năng lực ngày càng gia tăng. Vậy Coaching là gì? Huấn luyện viên chuyên nghiệp đóng vai trò gì? Và làm thế nào để trở thành một Coach thành công? Hãy cùng […]
Bạn đang ấp ủ dự định chinh phục một vị trí làm việc mơ ước? Bạn đã trang bị cho mình đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết? Tuy nhiên, liệu bạn đã sở hữu những phẩm chất cá nhân “ghi điểm” với nhà tuyển dụng hay chưa? 10 phẩm chất được Govi […]
Workshop đang trở thành một xu hướng học tập mới bởi tính hiệu quả và thiết thực. Tuy nhiên, để tổ chức một workshop thành công, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chu đáo. Bài viết này, Govi sẽ chia sẻ với bạn 7 bước cơ bản để tổ chức một workshop chuyên […]
Bạn có bao giờ thắc mắc rằng tại sao một số người lại luôn thành công và gặt hái được nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống, trong khi những người khác lại liên tục gặp thất bại và dường như không thể đạt được mục tiêu của mình? Câu trả lời nằm ở Mindset, […]
Bạn đã từng bị “thao túng” mua hàng bởi những reviewer trên mạng xã hội? Bạn đã từng mua sản phẩm chỉ vì thấy Influencer yêu thích sử dụng? Bài viết dưới đây, Govi sẽ chỉ bạn cách các doanh nghiệp tận dụng sức mạnh của người nổi tiếng để quảng bá thương hiệu nhé! […]
TƯ VẤN THIẾT KẾ TRỌN GÓI
Với hơn 10+ năm kinh nghiệm và tư vấn cho hơn 100.000 đối tác, Govi sẽ mang đến cho bạn thiết kế không gian 2D và định hướng không gian 3D miễn phí theo tiêu chí Phù hợp phong cách - Khẳng định chất riêng - Chi phí tối ưu - Đầy đủ tiện ích.