Hiểu đúng mô hình cửa sổ Johari và áp dụng trong giao tiếp
Chia sẻ trên :
22-02-2023 16475 lượt xem
Để hoàn thiện kỹ năng giao tiếp của bản thân trong đời sống hằng ngày đã có không ít những người cần sử dụng đến mô hình cửa sổ Johari. Đây được đánh giá là một trong những phương pháp vừa đơn giản, dễ sử dụng lại rất hiệu quả cho quá trình giao tiếp của mỗi người. Hãy cùng nội thất văn phòng Govi tìm hiểu chi tiết hơn về loại mô hình này ngay trong bài viết dưới đây.
Mô hình cửa sổ Johari là gì?
Để có thể hiểu rõ về từng đặc điểm cũng như ưu thế của loại mô hình này, chúng ta sẽ cùng phân tích một số điểm đáng lưu ý như sau:
Khái niệm về cửa sổ Johari
Cửa sổ Johari được hiểu là một mô hình với thiết lập có 4 góc dùng để nâng cao về khả năng nhận thức, hiểu biết lẫn nhau giữa từng cá nhân trong cùng một nhóm. Hơn nữa, cửa sổ Johari còn được mọi người sử dụng nhằm giúp phát triển các năng lực, đặc biệt là năng lực giao tiếp cá nhân. Điều này được chứng minh từ công dụng hữu ích của cửa sổ Johari. Đó chính là giúp mỗi người nhìn nhận một cách tốt nhất về bản thân cũng như hiểu được những cách mà người khác nhìn nhận về mình.
Lịch sử hình thành nên cửa sổ Johari là từ đâu?
Loại mô hình cửa sổ Johari được chính thức giới thiệu và cho ra mắt vào năm 1995. Tác giả đã sáng tạo ra loại mô hình này là hai nhà tâm lý học người Mỹ là Joseph Luft và Harry Ingham. Ban đầu tên mô hình được tác giả đặt là Hohari. Hai tiên đề cốt lõi đã được hai tác giả đưa ra trong quá trình nghiên cứu mô hình cửa sổ Johari chính là:
Mỗi người đều có thể xây dựng niềm tin với người khác thông qua cách tiết lộ thông tin về chính bản thân mình.
Thông qua những phản hồi đến từ các cá nhân khác trong nhóm, bạn có thể học hỏi cũng như hiểu rõ hơn về các vấn đề trong đời sống.
Cửa sổ Johari có mấy ô? Phân tích từng ô trong cửa sổ Johari
Mô hình cửa sổ Johari được thiết lập bởi 4 ô tương ứng với 4 vùng như sau: vùng mở, vùng ẩn, điểm mù và vùng chưa biết.
Vùng mở – Open Area
Đây chính là khu vực các thông tin mà cả bạn và người khác cùng biết cũng như thống nhất về các quan điểm với nhau. Trong đó bao gồm về thái độ, hành vi, cảm xúc, kỹ năng… Một ví dụ điển hình như những người có cùng chung những am hiểu về kỹ năng hay kinh nghiệm chạy bộ địa hình đều sẽ dễ dàng chia sẻ cũng như trao đổi với nhau hơn.
Nếu như vùng mở thông tin của bạn càng rộng thì bạn sẽ có kỹ năng giao tiếp càng hiệu quả hơn. Cũng vì lý do đó mà cơ hội xây dựng những mối quan hệ sâu sắc, gắn bó của bạn cũng sẽ tốt hơn rất nhiều.
Vùng ẩn – Hidden Area
Vùng ẩn được hiểu là vùng khu vực thông tin mà chỉ bản thân người đó mới biết còn những người khác thì chưa biết. Những thông tin có trong vùng ẩn sẽ dần dần được chia sẻ để xây dựng lòng tin đối với những người đối diện. Tuy nhiên, mức độ chia sẻ đến đâu sẽ căn cứ vào từng tình huống giao tiếp. Những thông tin trong vùng ẩn sau khi đã chia sẻ sẽ được chuyển giao sang vùng mở.
Ví dụ dễ hiểu như trong quá trình bạn nói chuyện với một nhóm các chân chạy địa hình, trong quá trình gặp nhau, bạn sẽ có thể chia sẻ về những thành tích trong bộ môn này của mình đối với người khác. Nhưng trước đây, những thành tích này chỉ có bạn biết mà mọi người chưa biết nên nó vẫn được nằm trong vùng ẩn. Sau khi bạn chia sẻ thì chúng sẽ chuyển sang thông tin của vùng mở.
Điểm mù – Blind Spot
Các thông tin thuộc vùng điểm mù này lại là những điều mà bản thân bạn chưa biết nhưng người khác lại biết. Đây cũng chính là rào cản làm cho bạn trở nên khó giao tiếp hơn với những người khác. Nếu bạn rơi vào điểm mù thì thường sẽ có những thói quen biểu hiện ra bên ngoài nhưng vô tình bạn lại không để ý hoặc nhận thức được nó như: gãi đầu, gãi tai, cảm thấy lo lắng hồi hộp khi giao tiếp với người khác.
Để có thể giải quyết vấn đề này, việc bạn cần làm đó chính là tìm hiểu, học tập cũng như trải nghiệm thêm để thu hẹp dần điểm mù của bản thân. Từ đó, quá trình giao tiếp của bạn đối với mọi người sẽ được hoàn thiện hơn.
Vùng chưa biết – The Unknown Area
Đây là vùng thông tin mà cả bạn và người giao tiếp với bạn đều chưa được biết trong quá trình nói chuyện với nhau. Đối với thông tin ở vùng này, bạn có thể cùng với người bạn đang nói chuyện khám phá và tìm hiểu thêm về chúng. Từ quá trình khám phá về thông tin vùng chưa biết mà mọi người sẽ trở nên gần gũi, hiểu rõ nhau hơn cũng như cởi mở và sâu sắc hơn.
Ứng dụng cửa sổ Johari trong giao tiếp như thế nào?
Để có thể áp dụng một cách hiệu quả mô hình ô cửa sổ Johari, bạn có thể thực hiện những bước làm sau đây:
Hãy thử bắt đầu từ vùng mở để hoàn thiện khả năng giao tiếp: Để dễ dàng hòa nhập cũng như tạo niềm tin cho đối phương, bạn hãy bắt đầu từ các thông tin ở vùng mở chính là những thông tin bạn và người khác đều biết đề bắt đầu cho những câu chuyện.
Chuyển dần từ vùng mở sang vùng ẩn: Sau khi hai bên đã bắt đầu có cuộc trò chuyện gần gũi và cởi mở hơn, bạn hãy thử chuyển dần từ vùng mở sang vùng ẩn để khám phá thêm nhiều những thông tin mới. Bạn hãy là người bộc bạch cũng như chia sẻ về những câu chuyện cá nhân của mình để đối phương có thêm lòng tin đối với bạn.
Thực hiện phá vỡ điểm mù: Điểm mù được biết đến là rào cản cản lối những câu chuyện cũng như quá trình giao tiếp của mỗi người. Vì thế, để có thể thấu hiểu nhau hơn, bạn hãy tập cách phá vỡ đi điểm mù. Để có thể làm được điều này, trong quá trình giao tiếp cả hai bên nên chủ động chia sẻ, đặt ra những câu hỏi và phản hồi để hạn chế đi những điểm mù không đáng có trong giao tiếp.
Cùng nhau khám phá thêm những thông tin trong vùng chưa biết: Hoạt động này sẽ giúp các bạn thêm gắn kết và hiểu nhau nhiều hơn. Đối với những thông tin mà cả hai đều chưa biết thì cách tốt nhất là cùng nhau học hỏi, khám phá và chia sẻ với nhau để rút ngắn đi khoảng cách trong quá trình giao tiếp.
Lưu ý khi áp dụng mô hình cửa sổ Johari trong thực tế
Là một loại mô hình mang lại hiệu quả rất cao trong quá trình giao tiếp. Tuy nhiên, khi sử dụng mô hình cửa sổ Johari trong thực tế, bạn cần lưu ý một số điều như sau:
Hãy chủ động tạo niềm tin cũng như sự cởi mở trong giao tiếp của bạn để đối phương cảm thấy thoải mái nhất. Do đó, trong quá trình chia sẻ thông tin vùng ẩn bạn nên lựa chọn những thông tin phù hợp để giúp tạo độ tin cậy và cởi mở.
Chọn lọc và chia sẻ thông tin vùng ẩn một cách chừng mực: Không phải bất kỳ ai cũng có nhu cầu biết hết những thông tin vùng ẩn của bạn. Do đó, tùy thuộc vào đối tượng cũng như mức độ thân thiết mà bạn lựa chọn chia sẻ thông tin trong vùng ẩn của mình một cách phù hợp nhất. Tốt nhất bạn nên lựa chọn chia sẻ những thông tin giúp ích cho cả hai.
Biết cách lắng nghe người khác: Trong quá trình giao tiếp, không phải bạn cứ là người nói còn đối phương là người nghe. Để câu chuyện hấp dẫn cũng như thú vị, bạn cũng nên học cách lắng nghe. Lắng nghe những tâm sự và những điều thầm kín của đối phương. Như thế sẽ giúp cho mối quan hệ của bạn thêm gắn kết và bền chặt hơn.
Nhìn chung, mô hình cửa sổ Johari sẽ giúp bạn phát triển cá nhân cũng như cải thiện hơn về kỹ năng giao tiếp. Vì thế, hy vọng thông qua những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại mô hình này đồng thời biết cách vận dụng hiệu quả mô hình trong cuộc sống hàng ngày.
Là một người lãnh đạo, bạn luôn mong muốn có một không gian làm việc chuyên nghiệp, thể hiện đẳng cấp và tạo cảm hứng làm việc. Bàn giám đốc chữ L chính là lựa chọn hoàn hảo để đáp ứng những yêu cầu đó. Cùng Govi tìm hiểu về dòng sản phẩm này ngay […]
Trong không gian sống hiện đại, việc sắp xếp và bảo quản đồ đạc gọn gàng là điều vô cùng quan trọng. Và một trong những vật dụng hữu ích không thể thiếu đó chính là tủ gỗ nhỏ có khóa. Vậy tủ gỗ nhỏ có khóa là gì và tại sao nó lại trở […]
Bạn đang tìm kiếm một giải pháp làm việc hiệu quả mà không chiếm quá nhiều diện tích? Bạn muốn sở hữu một không gian làm việc hiện đại, tiện nghi ngay tại ngôi nhà của mình? Câu trả lời có thể nằm ở chiếc bàn làm việc treo tường. Vậy bàn làm việc treo […]
Xu hướng làm việc tại nhà và làm việc linh hoạt đang ngày càng phổ biến. Để tạo ra một không gian làm việc tiện nghi và hiệu quả tại nhà, nhiều người đã đầu tư vào các thiết bị hỗ trợ, trong đó có kệ màn hình máy tính. Vậy kệ màn hình có […]
Trong môi trường làm việc hiện đại, ghế xoay văn phòng không tay vịn ngày càng trở thành sự lựa chọn phổ biến của nhiều người. Với nhiều ưu điểm vượt trội, loại ghế này mang đến cho người dùng sự thoải mái nhưng vẫn đảm bảo yếu tố thẩm mỹ. Hãy cùng tìm hiểu […]
TƯ VẤN THIẾT KẾ TRỌN GÓI
Với hơn 10+ năm kinh nghiệm và tư vấn cho hơn 100.000 đối tác, Govi sẽ mang đến cho bạn thiết kế không gian 2D và định hướng không gian 3D miễn phí theo tiêu chí Phù hợp phong cách - Khẳng định chất riêng - Chi phí tối ưu - Đầy đủ tiện ích.
Govi chuyên cung cấp các loại bàn ghế, tủ tài liệu... hiện đại, chất lượng cao, đa dạng mẫu mã - kiến tạo không gian làm việc chuyên nghiệp và đẳng cấp.
Số 5 Nguyễn Khang, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà NộiXem bản đồ
53 Đinh Thị Thi, KĐT Vạn Phúc, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, Tp.HCMXem bản đồ