Gỗ công nghiệp là gì? Ưu và nhược điểm các loại gỗ hiện nay
Chia sẻ trên :
01-04-2025 20 lượt xem
Gỗ công nghiệp là loại gỗ được sản xuất thông qua các quy trình công nghiệp. Mặc dù không thể đẹp như các loại gỗ tự nhiên nhưng gỗ công nghiệp lại là một phần không thể thiếu trong ngành xây dựng và nội thất. Vậy gỗ công nghiệp là gì? Ưu và nhược điểm của các loại gỗ công nghiệp ra sao? Cùng Govi Furniture tìm hiểu thông qua bài viết bên dưới nhé.
Tổng quan về gỗ công nghiệp
Gỗ công nghiệp là gì?
Gỗ công nghiệp hay còn gọi là ván công nghiệp, là loại gỗ nhân tạo được sản xuất từ các nguyên liệu phụ phẩm như gỗ vụn, dăm bào, bột gỗ, cành cây, nhánh cây và các chế phẩm khác từ cây gỗ tự nhiên. Quá trình sản xuất gỗ bao gồm việc xử lý các nguyên liệu bằng hóa chất, kết dính với nhau bằng keo chuyên dụng, sau đó là ép dưới nhiệt độ và áp suất nhất định để tạo thành các tấm ván gỗ có kích thước đồng nhất.
Gỗ công nghiệp là loại gỗ được sản xuất từ các nguyên liệu phụ phẩm kết dính lại với nhau bằng keo chuyên dụng
Tiêu chuẩn chất lượng của ván công nghiệp
Độ bền uốn của gỗ công nghiệp
Độ bền uốn là chỉ số đánh giá khả năng chịu lực của ván công nghiệp khi chịu một tải trọng tác động lên bề mặt mà không bị biến dạng. Những tấm ván công nghiệp thường có mật độ gỗ lớn, giúp phân bổ lực đều nên sẽ chịu được lực uốn tốt và ít bị cong vênh.
Độ bền kéo, liên kết nội bộ của ván
Độ bền kéo là thước đo khả năng liên kết của các phần tử gỗ trong tấm ván và quyết định khả năng chịu lực kéo của tấm ván. Khi ván công nghiệp có liên kết chặt chẽ, các sợi gỗ sẽ khó bị tách rời, giúp duy trì được hình dáng trong suốt quá trình sử dụng.
Ngoài ra, tấm ván gỗ có độ bền kéo cao sẽ giảm thiểu hiện tượng xô lệch và khả năng bắt vít tốt, giúp các sản phẩm nội thất duy trì được sự ổn định ngay cả khi bị di chuyển nhiều lần.
Độ trương nở
Độ tương nở của ván gỗ phản ánh khả năng hấp thụ nước và sự thay đổi kích thước của ván khi tiếp xúc với độ ẩm cao. Độ tương nở thấp sẽ giúp giảm thiểu các hiện tượng phồng rộp, công vênh và biến dạng khi ván gỗ được sử dụng trong môi trường có độ ẩm thay đổi thường xuyên.
Tỷ trọng của ván
Tỷ trọng của ván được xác định là khối lượng của gỗ trong một đơn vị thể tích ở điều kiện độ ẩm cố định. Mật độ của ván sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chịu lực, độ bền và tính ổn định của sản phẩm trong quá trình sử dụng.
Các ván gỗ có tỷ trọng cao sẽ có khả năng chống lại các tác động từ môi trường như độ ẩm và nhiệt độ, trong khi đó những tấm ván có tỷ trọng thấp thường phù hợp dùng để trang trí hay làm các chi tiết nội thất nhẹ.
Độ đàn hồi (Mô đun) của gỗ
Mô đun đàn hồi phản ánh độ cứng của ván gỗ, cho biết mức độ mà ván có thể duy trì hình dạng ban đầu mà không bị biến dạng dưới các lực tác động như uốn, kéo hoặc nén. Mô đun đàn hồi càng cao, ván gỗ càng cứng, ít bị cong vênh hay biến dạng.
Hàm lượng Formaldehyde
Hàm lượng Formaldehyde trong gỗ là một hợp chất hữu có có mùi đặc trưng, thường được dùng trong các loại keo dán gỗ như Urea Formaldehyde (UF), Melamine Urea Formaldehyde (MUF) và Phenol Formaldehyde (PF). Đây là những hợp chất chính giúp tạo độ bền và khả năng chịu lực cho các tấm ván gỗ.
Tuy nhiên, khi hàm lượng Formaldehyde trong gỗ công nghiệp vượt mức cho phép, nó có thể gây ra những tác động tiêu cực đối với sức khỏe con người như viêm mũi dị ứng, hen suyễn, hoặc thậm chí ung thư.
Tiêu chuẩn chất lượng của ván công nghiệp dựa vào các yếu tố độ bền kéo và độ đàn hồi…
Các loại tiêu chuẩn Super E0, E0, E1, E2, EPA, Carb P2
Tiêu chuẩn Super E0
Tiêu chuẩn Super E0 là cấp độ phát thải Formaldehyde thấp nhất với nồng độ gần như bằng 0, đảm bảo độ an toàn tuyệt đối cho sức khỏe người sử dụng và đã được công nhận rộng rãi theo các tiêu chuẩn quốc tế nghiêm ngặt như EM 13996 (Châu Âu), CARB P2 (California Air Resources Board – Mỹ), và Fxxxx (Nhật Bản).
Tiêu chuẩn E0
Tiêu chuẩn E0 tuy không bằng Super E0 nhưng vấn đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng và thân thiện với môi trường. Các tấm ván đạt tiêu chuẩn E0 được ưa chuộng trong sản xuất nội thất cao cấp, nơi yêu cầu khắt khe về chất lượng và sự an toán hóa học, cũng như tính thân thiện với môi trường.
Tiêu chuẩn E1
Ván đạt tiêu chuẩn E1 có hàm lượng Formaldehyde phát thải không vượt quá 100g/100g vật liệu. Tiêu chuẩn này đảm bảo mức Formaldehyde tồn tại trong không khí ở nồng độ rất thấp, không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người.
E1 hiện được áp dụng rộng rãi trong sản xuất gỗ công nghiệp và trở thành một trong yếu tố quan trọng khi lựa chọn vật liệu cho các sản phẩm nội thất an toàn.
Tiêu chuẩn E2
Tiêu chuẩn E2 cho phép mức phát thải Formaldehyde cao hơn so với các tiêu chuẩn E0 và E1, với hàm lượng Formaldehyde phát tán trong không khí từ 8 đến 30mg/ 100g (tùy thuộc vào kích thước của ván). Dù đạt yêu cầu nhưng ván gỗ E2 vẫn có thể tiềm ẩn một số rủi ro cho sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt là khi dùng trong môi trường kín hoặc các không gian có độ ẩm cao. Do đó, cần cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn các sản phẩm đạt tiêu chuẩn E2.
Tiêu chuẩn EPA
Tiêu chuẩn EPA (Environmental Protection Agency) được ban hành bởi Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ. Trong ngành sản xuất gỗ, tiêu chuẩn này tập trung vào việc giảm thiểu lượng Formaldehyde phát thải từ sản phẩm và tiêu chuẩn EPA thường đi đôi với tiêu chuẩn CARB P2, nhằm đảm bảo trong các sản phẩm gỗ công nghiệp không gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.
Tiêu chuẩn Carb P2
Tiêu chuẩn CARB P2 (California Air Resources Board – Phase 2) là một quy định nghiêm ngặt của bang California, Mỹ về việc giới hạn phát thải Formaldehyde từ các sản phẩm gỗ công nghiệp. Tiêu chuẩn này yêu các các sản phẩm gỗ công nghiệp phải đạt mức thải Formaldehyde thấp, nhằm đảm bảo chất lượng không khí trong nhà không bị ô nhiễm và không gây hại cho sức khỏe con người.
Các loại tiêu chuẩn của gỗ công nghiệp Super E0, E0, E1, E2, EPA, Carb P2
Ưu điểm nhược điểm của gỗ công nghiệp
Ưu điểm
Giá thành hợp lý
Nhờ quy tình tận dụng các vụn gỗ và các nguyên liệu tái chế, gỗ công nghiệp có giá thành thấp hơn nhiều so với gỗ tự nhiên. Điều này không chỉ giúp giảm chi phí sản xuất mà còn mang đến những sản phẩm đẹp với giá thành hợp lý, phù hợp với túi tiền của nhiều gia đình và công trình.
Độ bền và ổn định cao
Gỗ công nghiệp được sản xuất bằng công nghệ hiện đại, giúp khắc phục được các nhược điểm của gỗ tự nhiên như cong vênh, co ngót và mối mọt. Nhờ vậy mà các sản phẩm từ gỗ công nghiệp có độ bền cao, ổn định và ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường như nhiệt độ và độ ẩm.
Đa dạng về mẫu mã và màu sắc
Một trong những ưu điểm nổi bật của gỗ công nghiệp là sự đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng và màu sắc. Các lớp phủ bề mặt như Melamine, Laminate, Veneer hay Acrylic giúp gỗ công nghiệp dễ dàng đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ đa dạng của người tiêu dùng, từ phong cách cổ điển đến hiện đại.
Thân thiện với môi trường
Sản xuất gỗ công nghiệp giúp giảm thiểu việc chặt phá rừng, đồng thời tận dụng được các nguyên liệu tái chế như gỗ thải và vụn gỗ, giúp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và góp phần bảo vệ môi trường.
Dễ dàng thi công và lắp đặt
Gỗ công nghiệp có độ dày và kích thước đồng nhất, giúp quá trình cắt gọt và lắp ráp trở nên đơn giản và nhanh chóng. Ngoài ra, nhiều sản phẩm gỗ công nghiệp còn được thiết kế theo dạng module, giúp việc lắp đặt và thay thế trở nên thuận tiện hơn.
Chống ẩm và chống cháy tốt
Một số loại gỗ công nghiệp như MDF chống ẩm hay HDF được xử lý đặc biệt để tăng khả năng chống ẩm và chống cháy, giúp bảo vệ sản phẩm trong các môi trường có độ ẩm cao như nhà bếp, nhà tắm hoặc khu vực công cộng.
Khả năng cách âm và cách nhiệt tốt
Nhờ cấu trúc đặt biệt, gỗ công nghiệp không chỉ cách âm hiệu quả mà còn có khả năng cách nhiệt tốt, giúp tạo ra không gian sống yên tĩnh, thoải mái.
Ưu điểm của gỗ công nghiệp trong ứng dụng đời sống và kể cả trong thiết kế
Nhược điểm
Độ bền ván công nghiệp thấp hơn gỗ tự nhiên
Mặc dù gỗ công nghiệp đã cải tiến được nhiều yếu tố nhưng vẫn không thể sánh được với gỗ tự nhiên về độ bền. Gỗ công nghiệp có khả năng hư hỏng nhanh hơn gỗ tự nhiên khi tiếp xúc với các tác động mạnh hoặc điều kiện môi trường khắc nghiệt.
Khả năng chịu nước kém
Mặc dù các sản phẩm gỗ công nghiệp có khả năng chống ẩm nhưng đa phần các loại gỗ công nghiệp dễ bị hư hỏng khi tiếp xúc với nước trong thời gian dài.
Không thể chạm khắc các hoạ tiết tinh xảo
Gỗ công nghiệp được sản xuất từ các vụn gỗ hoặc dăm gỗ kết hợp với keo, khiến kết cấu của nó không đồng nhất như gỗ tự nhiên. Do đó, việc chạm khắc hay điêu khắc các chi tiết tinh xảo sẽ gặp khó khăn và không đạt được hiệu quả cao như khi làm với gỗ tự nhiên.
Khó sửa chữa
Khi bị hư hỏng, gỗ công nghiệp sẽ rất khó sửa chữa, đặc biệt là các vết xước hoặc lõm. Vì cấu trúc đồng nhất của gỗ công nghiệp, các vết hư hại thường không thể khắc phục dễ dàng và đôi khi cần phải thay thế hoàn toàn tấm gỗ, gây tốn kém và ảnh hưởng đến thẩm mỹ của sản phẩm.
Khả năng chịu lực kém hơn
Khả năng chịu lực của gỗ công nghiệp hạn chế hơn so với gỗ tự nhiên, do đó gỗ công nghiệp thường chỉ được ứng dụng trong các sản phẩm nội thất có yêu cầu chịu lực không quá lớn.
Giới hạn về thiết kế
Mặc dù có nhiều màu sắc và mẫu mã nhưng gỗ công nghiệp vẫn có những giới hạn nhất định về khả năng thiết kế so với gỗ tự nhiên. Do đó, các sản phẩm đòi hỏi sự phức tạp và tinh xảo thường khó thực hiện bằng gỗ công nghiệp.
Có một vài nhược điểm của gỗ công nghiệp trong khi ứng dụng vì thế bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi quyết định chọn
Các loại gỗ công nghiệp phổ biến trên thị trường hiện nay
Gỗ công nghiệp ván dăm (Particle Board)
Gỗ công nghiệp ván dăm (Particle Board) là loại vật liệu được sản xuất từ việc nghiền nát các loại vụn gỗ, bột gỗ thành dăm nhỏ, sua đó trộn với keo và ép dưới nhiệt độ cao để tạo thành các tấm ván.
Văn dăm có 2 loại cơ bản là ván dăm tiêu chuẩn và ván dăm chống ẩm (ván lõi xanh), còn một loại ván dăm khác phổ biến là MFC (Melamine Faced Chipboard).
Các thông số kỹ thuật:
Ván dăm tiêu chuẩn
Tỷ trọng ván: 630 x 670 kg/m3
Kích thước văn tiêu chuẩn 1220×2440 và độ dày 09, 12, 15, 16, 18 và 25
Kích thước vẫn vượt khó: 1830 2440 và độ dày 12, 1B và 25mm.
Ván dặm chống ẩm
Tỷ trọng ván: 630 x 670 kg/en3
Kích thước vận tiêu chuẩn 1220×2440 và độ dày 09, 12, 15, 16, 38 và 25
Kích thước vẫn vượt khó: 1830 2440 và độ dày 12, 1B và 25mm.
Ưu điểm:
Quy trình sản xuất đơn giản, không yêu cầu lao động nên ván dăm là lựa chọn tiết kiệm chi phí cho nhiều phân khúc khách hàng.
Dễ dàng trong thi công và lắp ráp, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí vận chuyển.
Dễ dàng ép phủ lớp trang trí hoặc sơn phủ.
Sản phẩm có độ bền và độ cứng cao, phù hợp với nhiều ứng dụng trong ngành nội thất.
Nhược điểm:
Khả năng chịu tải trọng không cao, dễ bị biến dạng khi chịu lực quá mức.
Dễ bị sứt mẻ và hư hỏng khi chịu tác động từ ngoại lực.
Tuổi thọ thấp hơn so với các loại gỗ tự nhiên và các vật liệu khác.
Ván dăm rất dễ bị thấm nước, đặc biệt nếu không được bảo vệ hoặc sử lý bề mặt đúng cách.
Gỗ công nghiệp ván dăm (Particle Board)
Gỗ công nghiệp MDF (Medium Density Fiberboard)
Gỗ công nghiệp MDF (Medium Density Fiberboard) là gỗ công nghiệp được sản xuất từ các loại gỗ vụn, nhánh cây và bột gỗ. Quá trình sản xuất MDF bắt đầu bằng việc nghiền nát các loại gỗ thành những sợi gỗ nhỏ (cellulose), sau đó các sợi này được làm sạch tạp chất và nhựa trong bồn rửa.
Tiếp theo chúng sẽ được trộn với các chất kết dính như keo, bột sợi gỗ, paraffin wax và các chất bảo vệ gỗ, giúp tạo ra những tấm ván MDF đồng nhất và có chất lượng cao.
Thông tin kỹ thuật:
Gỗ công nghiệp MDF tiêu chuẩn
Tỷ trọng vân: 670 x 300 3
Kích thước vận tiêu chuẩn 1220×2440 và độ dày 09, 12, 15, 17 và 25mm
Kích thước vẫn vượt khó: 1830 2440 và độ dày 06 và 17
Văn MDF chống ẩm
Tỷ trọng vân: 670 x 810 kg/m3.
Kích thước vận tiêu chuẩn: 1220×2440 và độ dày 03, 09, 17 và 25mm
Kích thước vẫn vượt khó 01: 1220×2745 và độ dày 09 và 17mm
Kích thước vẫn vượt khó 02:1830 2440 và độ dày 17
Ưu điểm:
Không bị cong vênh hay ngót giúp đảm bảo độ bền và tính ổn định của sản phẩm theo thời gian.
Ván MDF có bề mặt phẳng mịn nên rất dễ dàng trong việc thi công, thủ sơn hoặc dán laminate trang trí.
Ván MDF đồng đều về chất lượng, đảm bảo tính ổn định và độ bền cao trong mọi ứng dụng.
Ván MDF có giá thành hợp lý, giúp giảm chi phí sản xuất mà vẫn đạt được chất lượng và tính thẩm mỹ cao.
Khả năng gia công linh hoạt nên loại ván gỗ này được ứng dụng phổ biến trong các sản phẩm nội thất.
Nhược điểm:
Khả năng chịu nước không được tốt, dễ bị biến dạng hoặc hư hỏng nếu tiếp xúc lâu với môi trường ẩm.
Thiếu độ dẻo nên nó không chịu được những tác động mạnh của lực kéo mạnh.
Không phù hợp để điêu khắc hoa văn phức tạp và tinh xảo như gỗ tự nhiên.
Gỗ công nghiệp MDF (Medium Density Fiberboard)
Ván công nghiệp MDF lõi xanh
Ván công nghiệp MDF lõi xanh là phiên bản nâng cấp của ván MDF, được dùng chủ yếu trong các môi trường có độ ẩm ao. Mặc dù màu sắc có thể thay đổi đôi chút nhưng ván gỗ xanh vẫn giữ được tính năng chống ẩm vượt trội nhờ vào chất phụ gia được bổ Thông tin kỹ thuật:
Tỷ trọng vân: 670 x 810 kg/m3
Kích thước văn tiêu chuẩn 1220×2440 và độ dày 03, 09, 17 và 25mm
Kích thước vẫn vượt khó 01: 1220×2745 và độ dày 09 và 17m
Kích thước vẫn vượt khó 02:1830×2440 và độ dày 17 sung trong quá trình sản xuất.
Ưu điểm:
Ván MDF lỗi xanh có khả năng chịu độ ẩm cao, rất phù hợp với khí hậu nóng ẩm Việt Nam.
Độ bền cao, có thể sử dụng lâu dài từ 10 – 15 năm.
Ván có bề mặt nhẵn, dễ dàng gia công, sơn phủ hoặc dán bề mặt trang trí.
Có tính ổn định cao, dễ cắt, khoan và gia công các chi tiết nội thất phức tạp.
Nhược điểm:
Không chịu được nước lâu và dễ phồng rộp khi tiếp xúc với nước.
Không có tính dẻo dai, dễ bị nứt gãy khi tác động mạnh.
Giá thành cao hơn so với các loại ván gỗ công nghiệp khác, do tính năng chống ẩm cao.
Ván công nghiệp MDF lõi xanh phiên bản nâng cấp của gỗ MDF
Gỗ công nghiệp HDF (High Density Fiberboard)
Gỗ HDF (High Density Fiberboard) được sản xuất thông qua quá trình nghiền mịn gỗ tự nhiên, trộn với keo chuyên dụng và ép gia cường dưới áp suất rất cao. Nhờ vậy, gỗ HDF có đặc tính vượt trội về độ cứng, khả năng chịu lực, chịu nước và chịu nhiệt.
Thông tin kỹ thuật:
Độ dày thông dụng: 3mm, 6mm, 9mm, 12mm, 15mm, 17mm, 18mm, 20mm, 25mm.
Tính chất: Cứng, không nứt, không co ngót, khả năng chịu nước và nhiệt khá tốt.
Ưu điểm:
Gỗ HDF được sử dụng rộng rãi trong gia công phần thô cho các đồ nội thất cao cấp.
Gỗ HDF cũng được sử dụng làm cốt ván cho sàn gỗ công nghiệp, đảm bảo tính ổn định và độ bền cao cho sàn.
Nhờ tính chất chịu nhiệt và chịu nước tốt, gỗ HDF còn được ứng dụng trong sản xuất cửa gỗ, vách ngăn và các thiết bị cần độ bền cao.
Nhược điểm:
Gỗ HDF có trọng lượng lớn hơn các loại gỗ công nghiệp khác, điều này gây khó khăn trong việc thi công và vận chuyển.
Mắc dù cứng và bền nhưng gỗ HDF không thể uốn cong hay gia công những chi tiết phức tạp với hình dạng uốn lượng.
Gỗ công nghiệp HDF (High Density Fiberboard) độ cứng, khả năng chịu lực, chịu nước và chịu nhiệt rất tốt
Gỗ công nghiệp Black HDF hay ván CDF (Compact Density Fiberboard)
Gỗ công nghiệp Black HDF hay ván CDF (Compact Density Fiberboard), là loại gỗ công nghiệp có mật độ sợi cao, tương tự như HDF như được ép với mật độ và khối lượng lớn hơn, tạo ra một sản phẩm có độ bền vượt trội.
Thông số kỹ thuật:
Tỷ trọng: Khoảng 830 kg/m³.
Kích thước tiêu chuẩn: 1220×2440 mm, với độ dày 12mm và 18mm.
Ưu điểm:
Giống như HDF, ván CDF có độ bền rất cao, có khả năng chịu lực tốt và ít bị biến dạng khi gặp va đập mạnh.
Khả năng chống ẩm và chịu nước tốt.
Bề mặt nhẵn mịn, phù hợp cho việc phủ bề mặt hoặc gia công.
Dễ gia công, giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình lắp đặt và sản xuất.
Màu sắc đa dạng, mang đến một vẻ đẹp hiện đại và sang trọng.
Nhược điểm:
Ván CDF có trọng lượng nặng hơn so với các loại gỗ công nghiệp khác.
ván CDF có giá thành cao hơn nhiều so với các loại gỗ công nghiệp như MDF hay HDF.
Mặc dù ván CDF có độ cứng và khả năng chịu lực rất tốt, nhưng độ dẻo dai của nó lại hạn chế.
Gỗ công nghiệp Black HDF hay ván CDF (Compact Density Fiberboard)
Gỗ công nghiệp Plywood (Gỗ dán)
Gỗ công nghiệp Plywood (Gỗ dán) là loại vật liệu được chế tạo từ nhiều lớp gỗ mỏng, được ép chồng vuông góc với nhau bằng keo chuyên dụng dưới áp lực cao. Bề mặt của gỗ dán thường không phẳng nhẵn như một số loại gỗ công nghiệp khác, nhưng nhờ vào kết cấu đa lớp, gỗ dán vẫn có được tính ổn định và độ bền cao.
Thông số kỹ thuật:
Tính chất: Không nứt, không co ngót, ít mối mọt, chịu lực cao. Ngoài ra, có các loại gỗ dán chịu nước phủ film hoặc kéo để tăng khả năng chống ẩm.
Độ dày thông dụng: 3mm, 5mm, 6mm, 8mm, 10mm, 12mm, 15mm, 18mm, 20mm, 25mm.
Ưu điểm:
Khả năng chịu lực tốt hơn so với các loại gỗ công nghiệp khác.
Không bị co ngót hay nứt khi sử dụng lâu dài.
Khả năng chống mối mọt tốt.
Gỗ dán có thể được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau, từ đồ nội thất gia đình, văn phòng, quảng cáo đến việc làm lõi cho các bề mặt veneer.
Nhược điểm:
Bề mặt không mịn và phẳng như các loại ván khác, điều này ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.
Gỗ ván không thể chống nước tuyệt đối và có thể bị hư hỏng khi tiếp xúc lâu với độ ẩm cao.
Độ bền không cao, đặc biệt khi tác động mạnh hoặc va đập lâu có thể gây hư hỏng và biến dạng.
Gỗ công nghiệp Plywood (Gỗ dán) có tính ổn định và độ bền cao
Gỗ công nghiệp WPB (Water Proof Board)
Gỗ công nghiệp WPB (Water Proof Board) là loại vật liệu công nghiệp với kết cấu chính từ nhựa PVC, mang lại những đặc điểm vượt trội về khả năng chống thấm nước. Đặc biệt, gỗ WPB là lựa chọn lý tưởng cho các sản phẩm yêu cầu khả năng chịu ẩm cao như cửa chống nước, tủ bếp, vách ngăn,…
Kích thước tiêu chuẩn: 1220×2440 mm, với độ dày từ 6mm đến 17mm.
Kích thước vượt khổ: 1220×2745 mm và 1220×3050 mm.
Ưu điểm:
Khả năng chống nước tốt, thích hợp dùng cho các khu vực có độ ẩm cao như phòng bếp, nhà tắm,…
Không chứa các hóa chất độc hại, WPB là lựa chọn an toàn cho người sử dụng, bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.
Bề mặt gỗ WPB phẳng mịn, dễ thi công và ép phủ các loại vật liệu khác như Laminate, Acrylic, PVC, sơn,…
Sản phẩm không bị biến dạng khi tiếp xúc với nước, giúp duy trì độ bền và vẻ đẹp lâu dài.
Nhược điểm:
So với gỗ tự nhiên, WPB có độ bền kém hơn, đặc biệt trong các tình huống cần chịu lực lớn hoặc tác động mạnh.
Việc sửa chữa gỗ WPB khá khó khăn và không thể phục hồi như trạng thái ban đầu.
Gỗ công nghiệp WPB (Water Proof Board) có khả năng chống thấm nước rất hiệu quả
Gỗ công nghiệp MFC
Gỗ công nghiệp MFC được sản xuất từ gỗ rừng trồng, những cây gỗ được trồng như cây bạch đàn, cao su, keo,… Các loại cây này thu hoạch ngắn ngày, không cần thân cây to. Người ta có thể sử dụng băm nhỏ cây thành các dăm gỗ sử dụng keo, ép tạo độ dày,…
Bề mặt gỗ được phủ một lớp Melamine chống thấm, chống trầy xước bảo vệ bề mặt gỗ. Bề mặt tấm ván gỗ MFC có hình trạng trơn, giả vân gỗ hay giả kim loại bắt mắt mang lại tính thẩm mỹ cao có thể ứng dụng trong nhiều không gian khác nhau.
Ưu điểm:
Bề mặt bền chống trầy xước, chống cháy.
Màu sắc Melamine đa dạng, có nhiều sự lựa chọn.
Lõi gỗ dăm bám ốc vít, có độ bền chắc hơn gỗ MDF.
Giá thành rẻ hơn MDF, Venner
Màu sắc đảm bảo sự đồng nhất (do sản xuất sẵn từ nhà máy).
Thời gian thi công nhanh chóng, thích hợp với những dự án gấp.
Nhược điểm:
Cạnh hoàn thiện bằng chỉ MVC nên không có độ liền lạc cao.
Đa số chỉ PVC có bề rộng 28mm nên hạn chế về độ dày mặt bàn.
Bề mặt không tự nhiên.
Gỗ công nghiệp MFC có vẻ ngoài bắt mắt, tính thẩm mỹ cao
Ván gỗ OSB (ván dăm định hướng)
OSB là một sản phẩm ván gỗ công nghiệp được ưa chuộng hiện nay. Với thành phần cấu tạo chủ yếu từ vỏ bào và các chất kết dính được sắp xếp theo một hướng nhất định.
Ưu điểm:
Ván gỗ OSB có giá thành thấp hơn ván dán.
Có liên kết tốt, độ cứng và độ bền cơ lý cao.
Có độ bắt vít và độ đàn hồi cao, bền trong môi trường có độ ẩm cao.
Ván gỗ có khối lượng nhẹ nên dễ dàng thi công.
Nhược điểm:
Bề mặt ván OSB là bề mặt hoàn thiện nên việc sơn màu khó khăn.
So với ván dán, khi có độ ẩm bên trong ván thì ván OSB khô lâu hơn.
Ván gỗ OSB là một sản phẩm ván gỗ công nghiệp được ưa chuộng hiện nay
Các loại lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp hiện nay
Bề mặt Melamine
Bề mặt Melamine là lớp giấy trang trí được tẩm keo Melamine, sau đó được ép lên bề mặt gỗ. Lớp phủ này giúp gỗ trở nên bóng bẩy, chống trầy xước, dễ vệ sinh và có độ bền cao trong môi trường sử dụng hàng ngày.
Bề mặt Laminate
Laminate có cấu tạo gồm ba lớp chính là lớp giấy nền, lớp trang trí và lớp bảo vệ. So với Melamine, Laminate dày hơn và có khả năng chống trầy xước, chống bám bẩn và chống ẩm rất tốt, làm tăng tuổi thọ của sản phẩm. Vì vậy, Laminate thường được ứng dụng trong các sản phẩm bàn làm việc, kệ tủ hay mặt bàn bếp.
Bề mặt Acrylic
Lớp phủ Acrylic có độ sáng bóng cao, tạo cảm giác sang trọng cho căn nhà. Bên cạnh đó, Acrylic còn có khả năng chịu nước tốt hơn nhiều so với các lớp phủ khác, giúp bảo vệ gỗ công nghiệp trong môi trường có độ ẩm cao.
Bề mặt Veneer
Lớp phủ Veneer giúp giữ lại vẻ đẹp tự nhiên của gỗ, đồng thời cũng đảm bảo tính ổn định và bền vững. Sản phẩm phủ Veneer thường được ứng dụng cho các món đồ nội thất cao cấp, như bàn ăn, kệ tivi, hay tủ quần áo, và phù hợp cho những người yêu thích vẻ đẹp tự nhiên và thân thiện với môi trường.
Bề mặt phủ sơn
Phủ sơn là phương pháp phun sơn lên bề mặt gỗ để tạo ra lớp chống mối một, ẩm móc và trầy xước. Sơn có thể được phủ bóng hoặc mờ tùy theo yêu cầu thẩm mỹ của sản phẩm. Ưu điểm của lớp phủ sơn là dễ dàng tùy biến màu sắc, từ đó tạo ra sự linh hoạt trong việc thiết kế nội thất.
Bảng giá các loại gỗ công nghiệp cập nhật mới nhất hiện nay
Dưới đây là bảng giá của một số loại gỗ công nghiệp phổ biến:
Các loại gỗ công nghiệp
Kích thước
Giá tham khảo
Gỗ dán (Plywood)
1220 x 2440mm
125.000 – 360.000đ tùy từng độ dày và lớp phủ bề mặt.
Gỗ MDF
1220×1440mm
150.000 – 400.000đ tùy từng độ dày.
Gỗ HDF
1220x2440mm
1830×2440mm
150.000 – 1.4000.000đ
Gỗ MFC Melamine
1220×1440mm
285.000 – 500.000đ/ tấm tùy từng độ dày.
Gỗ nhựa
140x2200mm
150.000 – 250.000đ/m2
Gỗ ghép
1220×1440mm
Gỗ ghép cao su : 300.000 – 780.000đ
Gỗ tràm : 280.000 – 580.000đ
Gỗ xoan: 360.000 – 650.000đ
Gỗ thông: 370.000 – 630.000đ
Ứng dụng của gỗ công nghiệp trong đời sống
Nội thất phòng khách
Ứng dụng của gỗ công nghiệp trong nội thất phòng khách
Nội thất phòng ngủ
Ứng dụng của gỗ công nghiệp trong nội thất phòng ngủ
Nội thất bếp
Ứng dụng của gỗ công nghiệp trong nội thất phòng bếp
Nội thất phòng làm việc
Ứng dụng của gỗ công nghiệp trong nội thất phòng làm việc
Cách chọn mua gỗ công nghiệp phù hợp
Hiểu rõ về các loại gỗ công nghiệp
Mỗi loại gỗ công nghiệp đều có những ưu điểm và tính năng riêng, phù hợp với những yêu cầu khác nhau về thẩm mỹ, công năng và chi phí. Do đó, việc nắm vững kiến thức về các loại gỗ công nghiệp sẽ giúp bạn chọn được chính xác sản phẩm phù hợp với không gian nhà mình.
Xác định mục đích sử dụng
Mỗi loại bề mặt gỗ công nghiệp từ Melamine, Laminate cho đến Acrylic, đều có những đặc điểm riêng biệt phù hợp với các yêu cầu về công năng khác nhau. Ví dụ, nếu bạn cần một sản phẩm có khả năng chống trầy xước cao và bền bỉ với thời gian, Laminate có thể là lựa chọn lý tưởng. Do đó, việc xác định mục đích sử dụng từ đầu là rất điều rất cần thiết.
Lựa chọn nhà cung cấp nội thất uy tín
Nhà cung cấp nội thất uy tín sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm, có thể tư vấn giải pháp tối ưu cho không gian nhà của bạn, từ cách phối màu cho đến các phương pháp bảo dưỡng.
Cách vệ sinh và bảo quản gỗ công nghiệp đúng chuẩn
Nếu làm đổ nước lên bề mặt gỗ, bạn cần lau khô lập tức để tránh nước thấm vào gỗ.
Hạn chế để sản phẩm gỗ công nghiệp tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài.
Sử dụng miếng lót khi đặt đồ nóng hoặc lạnh trực tiếp lên bề mặt gỗ để tránh làm hỏng lớp phủ.
Vệ sinh bề mặt gỗ bằng khăn mịn và không sử dụng các chất tẩy rửa mạnh, vì chúng có thể làm hỏng lớp phủ bề mặt gỗ.
Các vết trầy xước hoặc hư hỏng nhỏ cần được sửa chữa ngay để không ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng sản phẩm.
Cách câu hỏi thường gặp
Gỗ công nghiệp có thể tái chế được không?
Gỗ công nghiệp có thể tái chế những việc tái chế gỗ đòi hỏi công nghệ cao và chi phí vận chuyển, tái chế cũng như xử lý chất liệu cao hơn nhiều so với chi phí sản xuất mới.
Gỗ công nghiệp có được sơn phủ bề mặt không?
Có, gỗ công nghiệp có thể được sơn phủ bề mặt. Việc sơn phủ không chỉ giúp bảo vệ gỗ khỏi các yếu tố gây hại từ môi trường mà còn tăng tính thẩm mỹ và tạo sự đa dạng cho sản phẩm.
Bề mặt bàn gỗ công nghiệp chịu ẩm ướt được không?
Có, nhưng khả năng chống ẩm phụ thuộc vào loại gỗ và lớp phủ. Các loại gỗ như MDF chống ẩm hoặc HDF sẽ có khả năng chống ẩm tốt hơn so với các loại gỗ khác.
Bề mặt gỗ công nghiệp dễ bị phai màu không?
Có. Để bảo vệ màu sắc và độ bền của bề mặt gỗ, bạn nên sử dụng rèm hoặc tấm chắn để hạn chế ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào sản phẩm.
Bề mặt Acrylic có thể sử dụng cho mọi loại gỗ công nghiệp không?
Không. Lớp phủ phủ Acrylic thường được sử dụng cho các loại gỗ như MFC (Melamine Faced Chipboard), MDF, MDF chống ẩm và WPB (Water Proof Board).
Kết luận
Qua bài viết trên, hy vọng Govi Furniture đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về các loại gỗ công nghiệp, cũng như những ưu và nhược điểm các loại gỗ này. Nếu bạn có nhu cầu sở hữu cho mình những món nội thất văn phòng cao cấp, hiện đại, an toàn và thân thiện với môi trường. Đừng bỏ qua Govi Furniture – Nội thất văn phòng phong cách hiện đại hàng đầu Việt Nam nhé.
Bạn đang tìm kiếm một loại cây để bàn không chỉ giúp làm đẹp không gian làm việc mà còn mang đến nhiều may mắn, tài lộc? Bài viết này, Govi sẽ giới thiệu đến bạn top 50 cây để bàn làm việc phù hợp với từng mệnh phong thủy (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ). […]
Hộp bút để bàn làm việc giúp không gian làm việc gọn gàng, ngăn nắp mà còn nâng cao tính thẩm mỹ cho khu vực làm việc. Nếu như bạn chưa biết lựa chọn mẫu hợp bút nào ấn tượng và phù hợp với nhu cầu cá nhân, hoặc muốn tự thiết kế riêng cho […]
Bạn có từng cảm thấy đau mỏi khi làm việc trong thời gian dài? Thiết kế công thái học (ergonomic) chính là giải pháp giúp cơ thể thoải mái, nâng cao năng suất và giảm thiểu rủi ro chấn thương. Không chỉ tạo ra sự tiện lợi trong lao động, mà còn giúp doanh nghiệp […]
Không chỉ là một loại gỗ quý, gỗ xá xị còn nổi bật với mùi hương đặc trưng mang đến cảm giác thư thái và sang trọng. Từ xa xưa, loại gỗ này đã được ưa chuộng để chế tác đồ thủ công mỹ nghệ, nội thất cao cấp và thậm chí còn được dùng […]
Ngồi làm việc suốt nhiều giờ liền khiến dân văn phòng thường xuyên gặp các vấn đề về đau lưng, mỏi cổ và tê chân. Một chiếc đệm lót ghế công thái học không chỉ giúp giảm áp lực lên cột sống mà còn mang đến sự thoải mái tối đa trong suốt quá trình […]
TƯ VẤN THIẾT KẾ TRỌN GÓI
Với hơn 10+ năm kinh nghiệm và tư vấn cho hơn 100.000 đối tác, Govi sẽ mang đến cho bạn thiết kế không gian 2D và định hướng không gian 3D miễn phí theo tiêu chí Phù hợp phong cách - Khẳng định chất riêng - Chi phí tối ưu - Đầy đủ tiện ích.
Govi chuyên cung cấp các loại bàn ghế, tủ tài liệu... hiện đại, chất lượng cao, đa dạng mẫu mã - kiến tạo không gian làm việc chuyên nghiệp và đẳng cấp.
Số 5 Nguyễn Khang, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà NộiXem bản đồ
53 Đinh Thị Thi, KĐT Vạn Phúc, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, Tp.HCMXem bản đồ