Đòn bẩy kinh doanh là gì? Cách tính, tối ưu OL siêu hiệu quả

Chia sẻ trên :
20-10-2023 1186 lượt xem

Đòn bẩy kinh doanh thường được xem như “con dao hai lưỡi” khi vừa có thể giúp doanh nghiệp tối ưu doanh thu, vừa ẩn chứa nhiều nguy cơ tiềm tàng. Chi tiết hơn về thuật ngữ này và cách tính, tối ưu, mời bạn hãy cùng Govi tìm hiểu trong bài viết sau!

Đòn bẩy kinh doanh là gì?

Trong quản lý tài chính, thuật ngữ “đòn bẩy kinh doanh” (tên tiếng Anh: Operating Leverage, viết tắt: OL) đề cập tới việc một doanh nghiệp sử dụng tài sản có chi phí hoạt động cố định hoặc nợ tài chính cố định của mình để gia tăng lợi nhuận cho chủ sở hữu.

Theo đó, OL hoạt động theo nguyên tắc là:

Mỗi một sự thay đổi nhỏ trong sử dụng chi phí cũng như nguồn tài trợ sẽ có thể dẫn tới sự biến đổi lớn trong hiệu quả kinh doanh của một tổ chức.

Đòn bẩy kinh doanh là thuật ngữ vô cùng quen thuộc trong quản lý tài chính
Đòn bẩy kinh doanh là thuật ngữ vô cùng quen thuộc trong quản lý tài chính

Các loại OL phổ biến hiện nay và công thức tính đòn bẩy kinh doanh chính xác

Hiện nay, OL đang bao gồm 03 phân loại phổ biến nhất. Đó là đòn bẩy tài chính, đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tổng hợp. Trong đó, mỗi đòn bẩy lại sở hữu vai trò, ý nghĩa và công thức tính riêng. Cụ thể:

Đòn bẩy tài chính

Để hiểu rõ về đòn bẩy tài chính, chúng ta cần nắm được khái niệm, độ nghiêng, công thức tính, vai trò và mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính với rủi ro tài chính như sau:

Khái niệm đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính là thuật ngữ mô tả phương thức mà một doanh nghiệp sử dụng kết hợp tài trợ bằng nợ cùng vốn của chủ sở hữu.

Độ nghiêng của đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính hoạt động dưới nguyên tắc:

Một thay đổi nhỏ trong lợi nhuận hoạt động sẽ có thể dẫn tới sự biến đổi lớn hơn trong EPS (thu nhập trên mỗi cổ phiếu) của doanh nghiệp. Quá trình củng cố này được gọi là mức độ đòn bẩy (DFL).

Đòn bẩy tài chính hoạt động theo một nguyên tắc nhất định
Đòn bẩy tài chính hoạt động theo một nguyên tắc nhất định

Công thức đòn bẩy tài chính

Doanh nghiệp có thể tính toán đòn bẩy tài chính qua công thức:

DFLs

= Tỷ lệ phần trăm thay đổi EPS : Tỷ lệ phần trăm thay đổi EBIT

= [Q x (P – V) – F] : [Q x (P – V) – F – I]

= EBIT : (EBIT – I)

Trong đó:

  • EPS là mức lãi suất trên mỗi cổ phiếu, được tính theo công thức:

EPS = (Lợi nhuận sau thuế – Lãi suất sau thuế trên mỗi cổ phiếu ưu đãi) : Tổng số cổ phiếu phổ thông đã phát hành

  • EBIT là mức lợi nhuận trước thuế và lãi, được tính theo công thức:

EBIT = Thu nhập sau thuế + Thuế thu nhập doanh nghiệp + Chi phí lãi vay

  • I là lãi vay.
  • Q là sản lượng bán ra.
  • V là biến phí trên mỗi đơn vị sản phẩm.
  • F là chi phí cố định.
  • Q là giá bán trên mỗi đơn vị sản phẩm.

Vai trò của đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính được xem như một công cụ hiệu quả thường được đông đảo công ty sử dụng để gia tăng mức lợi nhuận dựa trên số vốn của chủ sở hữu sau thuế. Thông thường, tỷ lệ nợ của doanh nghiệp sẽ là thước đo phản ánh rõ nét nhất mức độ của loại đòn bẩy này. Tổ chức có tỷ lệ nợ càng cao thì tỷ mức độ đòn bẩy tài chính càng lớn và ngược lại.

Tuy nhiên, chỉ cần xuất hiện một thay đổi nhỏ trong thu nhập trước lãi vay và thuế cũng sẽ có thể gây nên nhiều biến đổi lớn trong tỷ lệ thu nhập sau thuế cho doanh nghiệp. Vì vậy, nếu thu nhập tạo ra từ tổng tài sản không đủ lớn để trang trải chi phí lãi vay, thu nhập trên mỗi cổ phiếu sau thuế của công ty cũng sẽ bị suy giảm.

Đòn bẩy tài chính là công cụ gia tăng lợi nhuận hiệu quả cho doanh nghiệp
Đòn bẩy tài chính là công cụ gia tăng lợi nhuận hiệu quả cho doanh nghiệp

Mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và rủi ro tài chính

Rủi ro tài chính là những mối nguy mà doanh nghiệp có thể phải gánh chịu do sự biến động hoặc không chắc chắn của nguồn thu nhập trên mỗi cổ phiếu sau thuế khi công ty sử dụng vốn vay. Như đã đề cập ở phần trên, nếu chủ sở hữu không sử dụng đòn bẩy tài chính một cách khôn ngoan, hợp lý, đòn bẩy cũng sẽ trở thành lực hãm đối với quá trình tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp.

Đòn bẩy hoạt động

Đối với đòn bẩy hoạt động, chúng ta có thể hiểu thêm về thuật ngữ này ngay trong phần dưới đây:

Khái niệm đòn bẩy hoạt động

Đòn bẩy hoạt động hay đòn bẩy hành động là thuật ngữ dùng để chỉ phương thức mà một công ty sử dụng chi phí cố định so với chi phí biến đổi. Trong đó:

  • Chi phí cố định là những khoản chi phí không thay đổi ngay cả khi quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp có sự điều chỉnh. Loại phí này bao gồm chi phí khấu hao, chi phí bảo hiểm, chi phí điện nước, chi phí quản lý,…
  • Chi phí biến đổi là những khoản chi phí sẽ xuất hiện sự thay đổi khi doanh nghiệp thực hiện điều chỉnh quá trình sản xuất, kinh doanh. Loại phí này bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí bán hàng, chi phí quản lý, một phần chi phí điện nước,…
Đòn bẩy hoạt động mô tả cách công ty dùng chi phí cố định so với chi phí biến đổi
Đòn bẩy hoạt động mô tả cách công ty dùng chi phí cố định so với chi phí biến đổi

Độ nghiêng của đòn bẩy hoạt động

Đòn bẩy hoạt động có thể gây nên tác động như sau:

Bất cứ sự thay đổi nhỏ nào trong doanh thu cũng sẽ khuếch đại nên nhiều thay đổi lớn hơn trong lợi nhuận EBIT. Mức tăng trưởng này được gọi với tên mức độ don bay hoạt động (DOL).

Công thức tính DOL

Cách tính DOL được thể hiện qua công thức:

DOLs

= Tỷ lệ phần trăm thay đổi EBIT : Tỷ lệ phần trăm thay đổi doanh thu

= (Doanh thu – Biến phí) : EBIT

= [Q x (P – V)] : [Q x (P – V) – F]

= (EBIT + F) : EBIT

Trong đó:

  • EPS là mức lãi suất trên mỗi cổ phiếu, được tính theo công thức:

EPS = (Lợi nhuận sau thuế – Lãi suất sau thuế trên mỗi cổ phiếu ưu đãi) : Tổng số cổ phiếu phổ thông đã phát hành

  • EBIT là mức lợi nhuận trước thuế và lãi, được tính theo công thức:

EBIT = Thu nhập sau thuế + Thuế thu nhập doanh nghiệp + Chi phí lãi vay

  • I là lãi vay.
  • Q là sản lượng bán ra.
  • V là biến phí trên mỗi đơn vị sản phẩm.
  • F là chi phí cố định.
  • Q là giá bán trên mỗi đơn vị sản phẩm.

Qua công thức trên đây, chúng ta có thể thấy rằng DOL đại diện cho tỷ lệ thay đổi lợi nhuận khi doanh thu biến đổi. Theo đó, DOL càng lớn thì mức độ khuếch đại của thay đổi doanh thu trong lợi nhuận càng cao.

DOL càng lớn thì độ khuếch đại của thay đổi doanh thu trong lợi nhuận càng cao
DOL càng lớn thì độ khuếch đại của thay đổi doanh thu trong lợi nhuận càng cao

Vai trò của đòn bẩy hoạt động

Đòn bẩy hoạt động cũng được coi như một công cụ hữu ích được các nhà quản trị thường xuyên sử dụng nhằm dự đoán khả năng sinh lời của doanh nghiệp khi thực hiện thúc đẩy doanh số bán hàng. Từ số liệu của loại đòn bẩy này, công ty sẽ có thể xây dựng được kế hoạch sử dụng các loại chi phí sao cho hợp lý để góp phần gia tăng lợi nhuận hoạt động cho tổ chức.

Trên thực tế, cấu trúc chi phí có thể tác động đáng kể đến đòn bẩy hoạt động. Không chỉ vậy, mức độ đòn bẩy này còn cao hơn khi công ty có tỷ lệ chi phí cố định trên tỷ lệ chi phí biến đổi lớn. Mặt khác, ở những công ty có tỷ lệ chi phí cố định trên tỷ lệ chi phí biến đổi nhỏ, mức độ đòn bẩy hoạt động sẽ thấp.

Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần lưu ý đến tính hai mặt của vấn đề này. Bởi bất cứ sự biến đổi nào trong doanh thu cũng có thể dẫn đến mức gia tăng lớn hơn trong lợi nhuận hoạt động.

Chính vì vậy, khi doanh số của công ty sụt giảm, lợi nhuận sẽ bị kéo xuống thấp theo tùy thuộc vào quy mô của đòn bẩy. Các doanh nghiệp cần luôn phấn đấu để đạt trạng thái hòa vốn, đảm bảo đòn bẩy hoạt động luôn dương và tác động tích cực đến sự biến đổi lợi nhuận.

Mối quan hệ giữa đòn bẩy hoạt động và rủi ro kinh doanh

Mối quan hệ giữa đòn bẩy hoạt động và rủi ro kinh doanh được thể hiện rõ nét qua những yếu tố sau đây:

  • Tính cạnh tranh của thị trường.
  • Doanh số tiêu thụ sản phẩm.
  • Cơ cấu chi phí sản xuất kinh doanh.
  • Sự đa đạng của sản phẩm.
  • Nhu cầu sử dụng sản phẩm trên thị trường.
Quan hệ giữa DOL và rủi ro kinh doanh được thể hiện qua nhiều yếu tố
Quan hệ giữa DOL và rủi ro kinh doanh được thể hiện qua nhiều yếu tố

Mức độ sử dụng đòn bẩy hoạt động phù hợp đối với doanh nghiệp

Mặc dù là một biện pháp giúp gia tăng lợi nhuận hiệu quả, vậy nhưng đòn bẩy hoạt động cũng chứa đựng nhiều rủi ro kinh doanh. Như đã đề cập ở phần trên, khi sử dụng loại đòn bẩy này, thu nhập trước lãi vay và thuế sẽ trở nên rất nhạy cảm trước những biến đổi trong doanh số bán sản phẩm.

Vì vậy, nếu đòn bẩy hoạt động không được doanh nghiệp sử dụng một cách hợp lý, lợi nhuận sẽ có thể bị sụt giảm nghiêm trọng. Để loại đòn bẩy này phát huy hiệu quả tối đa, nhà quản trị cần phải xây dựng sẵn một kế hoạch kinh doanh chi tiết, rõ ràng.

Đòn bẩy tổng hợp

Đứng cuối cùng trong các loại OL phổ biến hàng đầu hiện nay chính là đòn bẩy tổng hợp. Nhắc tới đòn bẩy tổng hợp, chúng ta cần nắm được một số thông tin cơ bản như sau:

Khái niệm đòn bẩy tổng hợp

Đòn bẩy tổng hợp là thuật ngữ dùng để chỉ phương thức mà doanh nghiệp sử dụng kết hợp cả đòn bẩy tài chính và đòn bẩy hoạt động với nhau nhằm gia tăng lợi nhuận cho cổ đông.

Độ nghiêng của đòn bẩy tổng hợp

Khi kết hợp đòn bẩy tài chính và đòn bẩy hoạt động với nhau, mỗi một thay đổi nhỏ trong doanh số đều có thể khuếch đại thành sự biến động lớn trong EPS (thu nhập sau thuế) của doanh nghiệp. Sự củng cố này được gọi với tên mức đòn bẩy tổng hợp (DCL).

Kết hợp DFL với DOL có thể tạo sự biến động trong EPS
Kết hợp DFL với DOL có thể tạo sự biến động trong EPS

Công thức đòn bẩy tổng hợp

Đòn bẩy tổng hợp được tính dựa trên công thức là:

DCL

= DOL x DFL = Tỷ lệ phần trăm thay đổi EPS : Tỷ lệ phần trăm thay đổi doanh thu

= (Doanh thu – Biến phí) : (EBIT – I)

= [Q x (P – V)] : [Q x (P – V) – F – I

Trong đó:

  • EPS là mức lãi suất trên mỗi cổ phiếu, được tính theo công thức:

EPS = (Lợi nhuận sau thuế – Lãi suất sau thuế trên mỗi cổ phiếu ưu đãi) : Tổng số cổ phiếu phổ thông đã phát hành

  • EBIT là mức lợi nhuận trước thuế và lãi, được tính theo công thức:

EBIT = Thu nhập sau thuế + Thuế thu nhập doanh nghiệp + Chi phí lãi vay

  • I là lãi vay.
  • Q là sản lượng bán ra.
  • V là biến phí trên mỗi đơn vị sản phẩm.
  • F là chi phí cố định.
  • Q là giá bán trên mỗi đơn vị sản phẩm.
Tỷ lệ DCL phụ thuộc chủ yếu vào DOL và DFL
Tỷ lệ DCL phụ thuộc chủ yếu vào DOL và DFL

Ý nghĩa của đòn bẩy tổng hợp

Đòn bẩy tổng hợp có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể, khi một công ty tiến hành đầu tư vào tài sản cố định bằng vốn vay, loại đòn bẩy này sẽ giúp tổ chức xác định xem lợi nhuận sẽ có thể biến động như thế nào nếu doanh số bán hàng thay đổi.

Cách tối ưu OL hiệu quả cho doanh nghiệp

Để sử dụng OL một cách hiệu quả nhất, giúp nâng cao tốc độ tăng trưởng cho công ty, yếu tố nhà quản trị cần quan tâm đầu tiên chính là dòng tiền. Theo đó, hãy tập trung vào việc dùng đòn bẩy nhằm tạo ra nguồn lợi nhuận ròng nhiều nhất cho tổ chức.

Trong quá trình tối ưu đòn bẩy kinh doanh này, doanh nghiệp cũng cần lưu ý rằng việc sử dụng OL cũng có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến cách thức công ty vận hành. Vì vậy, với tư cách là người đứng đầu, chủ sở hữu tổ chức cần tính toán cẩn thận và dự đoán các lựa chọn của mình để có thể điều hành doanh nghiệp một cách hiệu quả cũng như ứng phó kịp thời rủi ro.

Doanh nghiệp cần quan tâm đến dòng tiền trong khi tối ưu OL
Doanh nghiệp cần quan tâm đến dòng tiền trong khi tối ưu OL

Tổng kết

Hy vọng rằng qua bài viết của Govi ngày hôm nay, bạn đã nắm được những kiến thức cơ bản nhất về đòn bẩy kinh doanh như khái niệm, cách tính cũng như tips tối ưu OL hiệu quả. Việc hiểu rõ về công cụ này chắc chắn sẽ góp phần giúp bạn tìm ra phương pháp ứng dụng vào hoạt động của doanh nghiệp nhằm thúc đẩy tốc độ tăng trưởng và gia tăng lợi nhuận nhanh chóng!

Đánh giá

Tin tức khác

Những tư vấn mới những xu hướng nội thất văn phòng 2024
Kỹ năng nhân sự (Kỹ năng con người) - Human or Interpersonal Managerial Skills
Các kỹ năng của nhà quản trị – Bí kíp nào giúp họ thành công?

Nhà quản trị có vai trò “cốt cán” khi ảnh hưởng đến sự phát triển của một doanh nghiệp. Do đó, trang bị các kỹ năng của nhà quản trị là điều kiện bắt buộc. Tìm hiểu ngay những kỹ năng quan trọng cần có ở một nhà quản trị tài ba dưới bài viết […]

Tại sao cần áp dụng mô hình AIDA trong Marketing?
Mô hình AIDA – Bí quyết thu hút X5 khách hàng tiềm năng

Bất kỳ ai là Marketer cần phải biết áp dụng khéo léo mô hình AIDA trong các chiến dịch Marketing trong doanh nghiệp. Bởi đây được coi là bí quyết kinh điển giúp thu hút khách hàng, thúc đẩy quá trình ra quyết định của họ; từ đó, gia tăng tỷ lệ chuyển đổi. Bài […]

Định nghĩa Insight khách hàng là gì?
Bật mí 5 bước tìm ra Insight khách hàng từ chuyên gia

Tìm hiểu được insight khách hàng là chìa khóa quan trọng để tiếp cận mục tiêu trong marketing. Đây là một thuật ngữ vô cùng quan trọng đối với Marketer. Bởi một chiến dịch Marketing thành công hay không, phụ thuộc phần lớn vào việc khám phá Insight khách hàng. Bài viết dưới đây cung […]

Tìm hiểu chung về quản lý hợp đồng và phần mềm quản lý hợp đồng
Review 5 phần mềm quản lý hợp đồng tốt, sử dụng phổ biến

Quản lý hợp đồng là chìa khóa cho hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng đó. Bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ, chi tiết các thông tin giúp bạn quản lý hợp đồng cho doanh nghiệp một cách đơn giản và hiệu quả nhất. Hãy cùng Govi […]

SEO là gì trong Marketing?
SEO là gì trong Marketing? 10 Kỹ năng cho người làm SEO

Làm Marketing online, chắc hẳn nhiều người không còn xa lạ với thuật ngữ SEO, đặc biệt là những người quan tâm đển thứ hạng và traffic cho website của mình. Bên cạnh sử dụng các công cụ hỗ trợ, SEOer cũng cần phảo có những kỹ năng, kiến thức về cách thức vận hành […]

TƯ VẤN THIẾT KẾ TRỌN GÓI

Với hơn 10+ năm kinh nghiệm và tư vấn cho hơn 100.000 đối tác, Govi sẽ mang đến cho bạn thiết kế không gian 2D và định hướng không gian 3D miễn phí theo tiêu chí Phù hợp phong cách - Khẳng định chất riêng - Chi phí tối ưu - Đầy đủ tiện ích.

Tư vấn ngay
Thu gọn
  • Thêm sản phẩm

  • Thêm sản phẩm

  • Thêm sản phẩm

homeTrang chủ
mapShowroom
call
messMessenger
zaloZalo
messHợp tác messMessenger zaloChat Zalo showrommShowroom callGọi ngay