Hệ số lương cơ bản là gì? Cách tính hệ số lương chuẩn xác
Chia sẻ trên :
14-12-2023 839 lượt xem
Nắm rõ cách tính hệ số lương cơ bản chuẩn xác là vấn đề người lao động cần quan tâm hàng đầu, bởi chỉ số này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi cũng như lợi ích hợp pháp của từng cá nhân. Chi tiết về khái niệm, công thức tính và những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới hệ số lương, mời bạn hãy cùng theo chân nội thất văn phòng Govi tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay!
Định nghĩa hệ số lương
Hệ số lương là chỉ số biểu đạt mức độ chênh lệch về tiền lương cố định mỗi tháng giữa các cấp bậc và vị trí chức vụ trong một công ty. Hệ số lương của từng cá nhân được quyết định dựa trên bằng cấp cũng như trình độ mà họ sở hữu. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ sở để doanh nghiệp tính thêm các khoản tiền thưởng theo chính sách, chế độ và phụ cấp cho cán bộ, nhân viên làm việc cùng tổ chức.
Ở một khía cạnh khác, khi nhìn vào báo cáo thu nhập, dựa trên hệ số lương, người xem có thể dễ dàng nhận ra cấp bậc của từng cá nhân trong một doanh nghiệp. Hệ số lương càng cao, người được hưởng mức lương sẽ càng nắm giữ vị trí, cấp bập quan trọng. Ngoài ra, chỉ số này cũng có thể thay đổi tùy từng thời kỳ nhất định theo tình hình nền kinh tế chung của quốc gia.
Hệ số lương cơ bản là như thế nào?
Hiểu một cách đơn giản, hệ số lương cơ bản là khoản tiền tối thiểu và cố định mỗi tháng mà người lao động được nhận. Khoản tiền này còn được xem như mức lương thuần (lương cơ sơ), tức không bao gồm các khoản phụ cấp, thưởng theo chế độ và chính sách.
Trong bất kể ngành nghề nào cũng đều có hệ số lương cơ bản, bởi đây chính là cơ sở cho doanh nghiệp dựa vào để đóng các khoản trợ cấp xã hội như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế v.vv.. cho người lao động.
Thông thường, hệ số lương cơ bản được thỏa thuận trong buổi phỏng vấn giữa nhà tuyển dụng và ứng viên. Tùy từng tổ chức cũng như vị trí công việc, hệ số lương cơ bản của mỗi người sẽ có sự khác nhau.
Hiện nay, người lao động có thể tham khảo về những thay đổi mới nhất đối với hệ số lương cơ bản trung bình ở mọi lĩnh vực theo quy định của Nhà nước. Thông tin này có thể trở thành dữ liệu để mỗi cá nhân đối chất, thỏa thuận với doanh nghiệp trong trường hợp họ đưa ra mức hệ số lương cơ bản không phù hợp.
Cách tính hệ số lương cơ bản hiện nay
Căn cứ theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP ban hành ngày 14/12/2004 của Chính phủ, hệ số lương trong các doanh nghiệp nhà nước sẽ được tính theo hệ số lương phân cấp đối với người lao động có bằng Trung cấp, Cao đẳng và Đại học. Ví dụ:
Với người lao động có trình độ Trung cấp, hệ số lương cơ bản sẽ là 1.86.
Với người lao động có trình độ Cao đẳng, hệ số lương cơ bản sẽ là 2.10.
Với người lao động có trình độ Đại học, hệ số lương cơ bản sẽ là 2.34.
Tuy nhiên, khi Nghị định 49/2013/NĐ-CP được Chính phủ ban hành vào ngày 14/05/2013, tất cả các doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước lẫn doanh nghiệp tư nhân) đều phải áp dụng thống nhất quy định về thang lương, bảng lương. Theo đó, quy định cũ về cách tính hệ số lương như Nghị định 205/2004/NĐ-CP đã được xóa bỏ.
Công thức tính lương cơ bản theo hệ số cho công chức
Đối với người lao động thuộc nhóm công chức nhà nước, lương cơ bản theo hệ số của họ có thể được tính theo công thức như sau:
Mức lương hiện tại được hưởng = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện tại được hưởng
Trong đó:
Mức lương cơ sở phải được điều chỉnh theo các văn bản pháp luật hiện hành và phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội tại thời điểm được quy định.
Hệ số lương hiện tại được hưởng theo quy định của pháp luật sẽ có sự khác biệt nhau ở từng nhóm.
Hệ số lương hiện tại được hưởng của công chức, viên chức được xếp loại dựa theo các bảng hệ số lương quy định trong phụ lục ban hành kèm Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
Lưu ý:
Mỗi chức danh nghề nghiệp, ngạch công chức và viên chức sẽ có những hệ số lương không giống nhau.
Nếu có cùng một chức dành nghề nghiệp nhưng bậc lương cơ bản khác nhau thì hệ số lương cũng sẽ thay đổi.
Cách tính lương cơ bản theo hệ số cho người lao động tại doanh nghiệp tư nhân
Không giống các cán bộ hay công nhân viên chức làm việc trong cơ quan nhà nước, đối với người lao động tại doanh nghiệp tư nhân, lương cơ bản của họ sẽ được xác định dựa trên mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ đề ra. Mỗi năm, Nhà nước sẽ thường quy định mới lại mức lương này. Theo đó, các chủ doanh nghiệp không được phép trả lương cho người lao động thấp hơn mức này.
Những yếu tố ảnh hưởng tới hệ số mức lương của người lao động
Hệ số lương cơ bản của người lao động không phải chỉ là những con số mà nhà tuyển dụng tùy ý đưa ra cho ứng viên. Trên thực tế, hệ số này được quyết định dựa trên một số yếu tố tác động và tạo nên chúng. Chính bởi vậy, việc nắm rõ về các hạng mục ảnh hưởng trực tiếp đến hệ số lương cơ bản sẽ giúp cả nhà tuyển dụng và ứng viên thỏa thuận được mức lương phù hợp cho đôi bên.
Cụ thể, những yếu tố ảnh hưởng tới hệ số mức lương của người lao động phổ biến bao gồm:
Pháp luật
Pháp luật được xem là yếu tố quan trọng đầu tiên tác động đến hệ số lương cơ bản của người lao động. Dựa vào hạng mục này, người lao động có thể dễ dàng nắm được thông tin về mức lương tối thiểu mà bản thân sẽ nhận, các khoản tiền thưởng/trợ cấp/phạt/tăng ca,…
Không chỉ vậy, pháp luật còn là cơ sở giúp nhà tuyển dụng có căn cứ trả lương cho nhân viên hay thậm chí giải quyết vướng mắc giữa hai bên trong trường hợp không có điều kiện thỏa thuận kỹ càng tại buổi phỏng vấn. Hiện nay, mỗi quốc gia khác nhau trên thế giới đều có quy định về hệ số lương cơ bản riêng, phù hợp với tình hình chung của đất nước.
Thị trường lao động
Thị trường lao động cũng là một trong những nhân tố góp phần vào việc quyết định mức hệ số lương cơ bản cho người lao động ở từng vùng miền. Chẳng hạn, khu vực đô thị sẽ thường có nhiều cơ hội việc làm với đa dạng nhu cầu tuyển dụng hơn. Tại đây, các doanh nghiệp cũng có xu hướng chắt lọc kỹ càng và đưa ra mức thu nhập hấp dẫn để thu hút ứng viên thực sự có tiềm năng đến cộng tác với mình.
Tuy nhiên, khi khu vực này bắt đầu có nhiều người lao động tìm kiếm việc làm và tỷ lệ này vượt quá so với nhu cầu tuyển dụng trên thị trường, phần lớn các công ty sẽ hạ mức lương xuống thấp do ở thời điểm ấy, sự cạnh tranh trong công việc không còn cao.
Tính chất công việc
Ngoài ra, hệ số lương cơ bản của người lao động còn phụ thuộc vào tính chất công việc mà mỗi cá nhân đang đảm nhiệm. Ví dụ, hệ số lương cơ bản của một bộ phận người lao động là công chức nhà nước sẽ thường cao hơn so với một bộ phận người lao động làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân.
Nhìn chung, nhóm người lao động đảm nhiệm chức vụ cao và thường xuyên sử dụng trí óc có xu hướng được hưởng hệ số lương cơ bản ở mức tốt. Nguyên nhân đến từ việc họ phải chịu áp lực cao, gánh vác trách nhiệm lớn và vị trí đang làm việc đòi hỏi họ cần đánh đổi nhiều công sức, thời gian.
Trình độ học vấn
Trong một vài lĩnh vực nhất định, trình độ học vấn của người lao động cũng có thể trở thành nhân tố gây ảnh hưởng tới mức lương. Hạng mục này thể hiện năng lực chuyên môn cùng kiến thức sâu rộng đối với ngành nghề mà mỗi cá nhân đang làm việc. Khi sở hữu những ưu thế này, hiệu suất và hiệu quả công việc sẽ trở nên khả quan hơn.
Vì vậy, nếu có trình độ học vấn càng cao, nhà tuyển dụng sẽ càng có xu hướng đề xuất thăng tiến dành cho người lao động để khích lệ, giữ chân nhân tài tiếp tục cống hiến cho doanh nghiệp. Từ đây, hệ số lương cơ bản của họ cũng sẽ dần được cải thiện.
Kinh nghiệm làm việc
Bên cạnh những yếu tố kể trên, hiện nay, các doanh nghiệp còn thường dựa vào kinh nghiệm làm việc để quyết định đưa ra thỏa thuận về mức lương cơ sở phù hợp cho ứng viên.
Trong cùng một lĩnh vực chuyên môn, những cá nhân sở hữu nhiều năm kinh nghiệm hơn sẽ được ưu tiên cũng như hưởng nhiều quyền lợi về lương, chính sách đãi ngộ so với những người chưa hoặc không có nhiều kinh nghiệm.
Mặt khác, kinh nghiệm làm việc còn là tiền đề giúp ứng viên trở nên tự tin hơn ở giai đoạn nộp CV và phỏng vấn xin việc. Thông thường, các doanh nghiệp sẽ ấn tượng tốt với nhóm ứng viên có kinh nghiệm làm việc nổi bật. Khi ấy, khả năng họ đưa ra một mức lương hấp dẫn để chiêu mộ ứng viên về công ty cũng sẽ gia tăng một cách đáng kể.
Tổng kết
Như vậy, bài viết do Govi mang tới ngày hôm nay đã hướng dẫn bạn cách tính hệ số lương cơ bản chi tiết nhất. Hy vọng rằng thông qua những kiến thức hữu ích này, bạn có thể nắm được hệ số lương của bản thân cùng hàng loạt yếu tố ảnh hưởng tới hệ số mức lương để đảm bảo quyền lợi cho chính mình.
Coaching đang ngày càng trở nên phổ biến trong thời đại ngày nay, khi nhu cầu phát triển bản thân và nâng cao năng lực ngày càng gia tăng. Vậy Coaching là gì? Huấn luyện viên chuyên nghiệp đóng vai trò gì? Và làm thế nào để trở thành một Coach thành công? Hãy cùng […]
Bạn đang ấp ủ dự định chinh phục một vị trí làm việc mơ ước? Bạn đã trang bị cho mình đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết? Tuy nhiên, liệu bạn đã sở hữu những phẩm chất cá nhân “ghi điểm” với nhà tuyển dụng hay chưa? 10 phẩm chất được Govi […]
Workshop đang trở thành một xu hướng học tập mới bởi tính hiệu quả và thiết thực. Tuy nhiên, để tổ chức một workshop thành công, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chu đáo. Bài viết này, Govi sẽ chia sẻ với bạn 7 bước cơ bản để tổ chức một workshop chuyên […]
Bạn có bao giờ thắc mắc rằng tại sao một số người lại luôn thành công và gặt hái được nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống, trong khi những người khác lại liên tục gặp thất bại và dường như không thể đạt được mục tiêu của mình? Câu trả lời nằm ở Mindset, […]
Bạn đã từng bị “thao túng” mua hàng bởi những reviewer trên mạng xã hội? Bạn đã từng mua sản phẩm chỉ vì thấy Influencer yêu thích sử dụng? Bài viết dưới đây, Govi sẽ chỉ bạn cách các doanh nghiệp tận dụng sức mạnh của người nổi tiếng để quảng bá thương hiệu nhé! […]
TƯ VẤN THIẾT KẾ TRỌN GÓI
Với hơn 10+ năm kinh nghiệm và tư vấn cho hơn 100.000 đối tác, Govi sẽ mang đến cho bạn thiết kế không gian 2D và định hướng không gian 3D miễn phí theo tiêu chí Phù hợp phong cách - Khẳng định chất riêng - Chi phí tối ưu - Đầy đủ tiện ích.