Cách đọc và phân tích báo cáo tài chính chính xác nhất

Chia sẻ trên :
03-02-2023 1455 lượt xem

Hàng năm, doanh nghiệp cần lập báo cáo tài chính để đánh giá về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên để có thể hiểu hết được ý nghĩa của bản báo cáo thì không phải ai cũng nắm được. Vậy làm sao để đọc và phân tích bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp chính xác nhất? Hãy cùng nội thất văn phòng Govi chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.

Báo cáo tài chính gì?

Báo cáo tài chính cung cấp thông tin về thực trạng tài chính và luồng tiền của doanh nghiệp
Báo cáo tài chính cung cấp thông tin về thực trạng tài chính và luồng tiền của doanh nghiệp

Báo cáo tài chính là một hệ thống bảng biểu được nhân viên kế toán trình bày nhằm mục đích cung cấp thông tin về thực trạng tài chính và luồng tiền của doanh nghiệp. Việc lập báo cáo tài chính có ý nghĩa vô cùng quan trọng với hoạt động kinh doanh. Đây là một báo cáo trình bày chi tiết, tổng quan về tình hình tài sản, các khoản nợ, luồng tiền của doanh nghiệp. Từ đó phản ánh thực trạng về hoạt động kinh doanh, sản xuất của công ty, doanh nghiệp.

Để hiểu thêm về báo cáo tài chính là gì thì các bạn cũng có thể tìm hiểu ở bài viết kỳ trước của chúng tôi.

Xem thêm: Mẫu báo cáo tài chính theo Thông tư 133, 200 mới nhất

Báo cáo tài chính gồm những gì? Các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính

Trình bày báo cáo tài cáo tài chính cần đảm bảo đầy đủ các mục thì mới có thể cung cấp đầy đủ thông tin đến người xem. Vì vậy với một bản báo cáo tài chính doanh nghiệp cần đảm bảo có các mục sau:

Những mục cần có trong báo cáo tài chính

Theo quy định tại Điều 100 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về hệ thống báo cáo tài chính bao gồm:

  • Mẫu số B01-DN: Bảng cân đối kế toán.
  • Mẫu số B02-DN: Báo cáo kết quả kinh doanh.
  • Mẫu số B03-DN: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
  • Mẫu số B09-DN: Bản thuyết minh báo cáo tài chính.

Đó là những bảng biểu buộc có nếu thiếu một trong các mẫu kể trên thì báo cáo sẽ không được công nhận.

Các tiêu chí trên báo cáo tài chính

Bảng báo cáo tài chính sẽ có những tiêu chí nhất định
Bảng báo cáo tài chính sẽ có những tiêu chí nhất định

Bên cạnh đó, khi xem bảng báo cáo tài chính sẽ có những chỉ tiêu nhất định, cụ thể như sau:

Cơ cấu vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp

Chi tiêu đầu tiên trên bảng báo cáo tài chính đó là phân tích về cơ cấu vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp. Điều này được rút ra từ việc so sánh kỳ cuối năm và đầu năm về số tiền và phân bổ vốn.

Khả năng thanh toán các khoản ngắn hạn và dài hạn

Chỉ số thanh toán ngắn hạn được xác định dựa trên tổng số tài sản ngắn hạn với tổng số nợ ngắn hạn. Sự chênh lệch giữa nợ ngắn hạn và nợ dài hạn thể hiện khả năng thanh toán lãi vay và mức độ rủi ro về tài chính.

Bên cạnh đó, với chỉ tiêu về khả năng thanh toán các khoản ngắn hạn và dài hạn còn cần phân tích thêm về hệ số khả năng thanh toán lãi vay, hệ số nợ, hệ số thanh toán tài sản dài hạn,…

Khả năng sinh lợi nhuận

Cùng với đó, khả năng sinh lợi nhuận cũng là một tiêu chí hàng đầu để đánh giá về hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp. Trong đó, dựa trên báo cáo tài chính doanh nghiệp sẽ có thể xác định được tỷ suất sinh lời của vốn, tỷ suất sinh lời của doanh thu và tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu.

Hiệu quả trong hoạt động kinh doanh

Các số liệu trong báo cáo sẽ giúp nhà đầu tư đánh giá được hiệu quả trong hoạt động kinh doanh
Các số liệu trong báo cáo sẽ giúp nhà đầu tư đánh giá được hiệu quả trong hoạt động kinh doanh

Ngoài ra, từ số liệu của báo cáo tài chính của doanh nghiệp còn giúp nhà đầu tư đánh giá được về hiệu quả trong hoạt động kinh doanh sản xuất. Trong đó sẽ có các chỉ tiêu được chia ra làm các nhóm riêng.

  • Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí bao gồm tỷ suất giá hàng bán với doanh thu thuần, tỷ suất chi phí bán hàng với doanh thu thuần và tỷ suất chi phí quản lý với doanh thu thuần.
  • Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh bao gồm tỷ suất lợi nhuận nhuận với doanh thu thuần, tỷ suất lợi nhuận trước thuế với doanh thu thuần và tỷ suất lợi nhuận sau thuế với doanh thu thuần.

Dựa trên các tỷ suất trên có thể đánh trá trực tiếp và khách quan nhất về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đánh giá về khả năng sử dụng vốn và tỷ lệ lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được.

Rủi ro về tài chính

Khi đầu tư thì xác định chắc chắn sẽ có rủi ro tuy nhiên xác định doanh nghiệp có rủi ro thấp sẽ hạn chế tối đa điều này. Để có thể tính được mức độ rủi ro tài chính thì người ta sẽ dựa trên chỉ tiêu về tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Cùng với đó thì cũng có thể dựa trên một số chỉ tiêu khác như hệ số nợ trên tài sản, thời gian thu hồi nợ, hệ số thu hồi nợ,…

Đó là một số chỉ tiêu quan trọng đối với bảng báo cáo tài chính. Tiếp sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết về cách đọc và phân tích báo cáo tài chính.

Cách đọc báo cáo tài chính và hướng dẫn phân tích báo cáo tài chính

Để nắm bắt được thông tin trong bảng báo cáo tài chính của doanh nghiệp thì bạn cần vừa đọc và vừa phân tích số liệu. Điều này được chia sẻ trên nhiều cuốn sách hướng dẫn có trên thị trường. Tuy nhiên với cách này thì khá tốn thời gian và không đạt hiệu quả cao. Vì thế bạn có thể tham khảo cách đọc và phân tích như sau:

Hỏi ý kiến của kiểm toán viên

Trước khi đọc báo cáo thì nên hỏi ý kiến của kiểm toán viên
Trước khi đọc báo cáo thì nên hỏi ý kiến của kiểm toán viên

Trước khi đọc báo cáo tài chính thì tốt nhất các bạn nên hỏi ý kiến của kiểm toán viên. Một kiểm toán viên có trình độ cao sẽ giúp bạn có được những lời khuyên tốt và xem báo cáo được chính xác. Khi kiểm toán viên đưa ra đánh giá là “Chấp nhận toàn phần” thì bạn có thể xem xét và bắt đầu đọc báo cáo.

Đọc và phân tích Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán hay còn được biết đến là Báo cáo tình hình tài chính cung cấp thông tin giúp bạn biết về thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp vào thời điểm lập báo cáo.

Khi đọc báo cáo tài chính tại Bảng cân đối kế toán thì cần lưu tâm đến các mục tài sản và nguồn vốn.

  • Tài sản là những thứ thuộc quyền sở hữu của công ty, doanh nghiệp giúp tạo ra lợi ích về kinh tế. Hiện tại tài sản được chia ra làm 2 loại là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.
  • Nguồn vốn được sử dụng để phản ánh cơ sở hình thành tài sản của doanh nghiệp. Trong nguồn vốn được chia ra làm 2 phần chính là vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả.

Để phân tích Bảng cân đối kế toán thì cần thực hiện theo trình tự 3 bước: Phân loại tài sản và nguồn vốn, tính toán tỷ trọng và ghi chú các mục có tỷ trọng lớn hoặc có sự biến động lớn.

Ngoài ra khi phân tích tài chính doanh nghiệp thì bạn cần lưu ý một số điều như là:

  1. Quan sát số dư tiền và tương đương tiền trong tài sản và nợ ngắn hạn.
  2. Để tâm tới nợ vay phải trả lãi và hệ số nợ. Hơn nữa, với các vốn sinh lợi thấp sẽ tạo ra mức vay nợ cao dẫn đến áp lực tài chính.
  3. Nhìn nhận về sự mất cân đối tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải có sự cân đối về các khoản thu và khoản chi mới có thể duy trì được lâu dài.
  4. Nên chú ý đến các mục có tỷ trọng lớn để theo dõi trong thời gian tới.

Đọc và phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Để nắm được đầy đủ thông tin cần quan tâm tới doanh thu, chi phí và thu nhập khác
Để nắm được đầy đủ thông tin cần quan tâm tới doanh thu, chi phí và thu nhập khác

Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chính là báo cáo tổng hợp cung cấp thông tin phản ánh tổng quan về tình hình kết quả hoạt động kinh doanh. Để nắm được đầy đủ thông tin từ Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì cần để tâm tới một số mục như sau:

  • Doanh thu: Là khoản tiền phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khoản tiền này bao gồm tiền từ hoạt động kinh doanh, sản xuất và tiền doanh thu từ hoạt động tài chính.
  • Thu nhập khác: Bên cạnh doanh thu thì doanh nghiệp cũng có thể thu tiền từ các hoạt động khác của doanh nghiệp. Trong đó chúng ta có thể kể đến như là tiền từ thanh lý tài sản cố định, tiền phạt của khách hàng vi phạm hợp đồng,…
  • Chi phí: Đây là toàn bộ khoản tiền mà doanh nghiệp cần bỏ ra để duy trì hoạt động kinh doanh, sản xuất của mình. Chi phí của doanh nghiệp thì gồm nhiều loại như chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí nhân công, chi phí mặt bằng,…

Để phân tích báo cáo kết quả kinh doanh thì cũng được thực hiện tương tư như với cách phân tích Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Trước hết bạn sẽ phân loại doanh thu và các khoản chi phí. Sau đó sẽ tiến hành tính toán tỷ trọng các mục trong đó rồi ghi chú những mục có tỷ trọng lớn.

Đọc và phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Cuối cùng các bạn sẽ đọc và phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp đang quan tâm. Bản báo cáo này sẽ phản ánh về các khoản tiền thu về và chi phí trong các hoạt động đầu tư, kinh doanh, sản xuất và hoạt động tài chính. Dựa vào đó, nhà đầu tư có thể đánh giá về khả năng tạo ra nguồn tiền, khả năng thanh toán, sự biến động tài sản thuần và dự đoán về lượng tiền trong kỳ tới.

Đọc báo cáo lưu chuyển tiền tệ thì bạn chỉ cần quan tâm đến 3 mục chính cũng như là 3 dòng tiền của doanh nghiệp. Trong đó bao gồm lưu chuyển tiền tệ trong hoạt động kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ trong hoạt động tài chính và lưu chuyển tiền tệ trong hoạt động đầu tư. Đây là các thông số, số liệu giúp bạn biết được về khả năng tạo nguồn tiền của công ty, doanh nghiệp có tốt hay không.

Để phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thì với từng mục sẽ có cách đánh giá riêng. Đồng thời bạn cũng nên tập trung để ý tới những mục chiếm tỷ trọng cao. Từ đó xem xét sự chênh lệch giữa chúng và có đánh giá khách quan nhất.

Một số mẫu phân tích báo cáo tài chính pdf tham khảo

Bảng báo cáo tài chính phản ánh tổng quan về tình hình kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng báo cáo tài chính phản ánh tổng quan về tình hình kết quả hoạt động kinh doanh

Vừa rồi chúng tôi đã hướng dẫn các bạn đọc và phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. Sau đây hãy cùng tham khảo thêm một số mẫu phân tích báo cáo tài chính pdf của các công ty nổi bật.

Báo cáo tài chính Vinamilk

Vinamilk là Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam hàng đầu Việt Nam ra đời vào năm 1976. Qua hơn 57 năm hoạt động, Vinamilk đã xây dựng được một hệ thống sữa trên toàn quốc với nhiều sản phẩm đa dạng. Ngoài ra trong những năm gần đây, Vinamilk còn bắt đầu mở rộng thị trường ra nước ngoài như New Zealand, Mỹ và nhiều nước khác.

Chính vì thế báo cáo tài chính hàng năm của Vinamilk được rất nhiều người quan tâm. Bạn có thể tham khảo báo cáo tài chính Vinamilk sau đây:

Xem thêm: Báo cáo tài chính Vinamilk 2021 pdf chi tiết

Báo cáo tài chính VinGroup

Tiếp đến đó chính là Tập đoàn VinGroup nổi tiếng và được dẫn dắt bởi tỷ phú Phạm Nhật Vượng. VinGroup hoạt động trong nhiều lĩnh vực, tuy nhiên bất động sản là lĩnh vực được biết đến nhiều nhất. Sau đây bạn có thể tham khảo mẫu báo cáo tài chính doanh nghiệp VinGroup như sau:

Xem thêm: Báo cáo tài chính VinGroup pdf chi tiết

Báo cáo tài chính Masan

Tiền thân của Masan là Công ty Cổ phần Công nghệ – Kỹ thuật – Thương mại Việt Tiến thành lập vào năm 1996. Tuy nhiên sau nhiều lần sát nhập và đổi tên thì đến hiện nay công ty có tên chính thức là Masan Consumer Holdings. Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thực phẩm cụ thể là nước tương, cà phê hòa tan. Bạn có thể tham khảo báo cáo tài chính của công ty Masan sau đây:

Xem thêm: Báo cáo tài chính Masan pdf chi tiết

Báo cáo tài chính Vinpearl

Vinpearl là một thương hiệu trực thuộc tập đoàn VinGroup
Vinpearl là một thương hiệu trực thuộc tập đoàn VinGroup

Vinpearl là một thương hiệu cung cấp dịch vụ giải trí, du lịch và nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam trực thuộc tập đoàn VinGroup. Qua 21 năm hình thành và phát triển, hiện nay Vinpearl sở hữu 45 cơ sở trên 17 tỉnh thành lớn.

Xem thêm: Báo cáo tài chính Vinpearl pdf chi tiết

Báo cáo tài chính Vinfast

Vinfast là thương hiệu xe ô tô Việt Nam đầu tiên được thành lập và trực thuộc VinGroup. Vinfast được thành lập vào năm 2017 được đặt trụ sở chính tại Hải Phòng do bà Lê Thanh Hải làm Giám đốc điều hành. Một số sản phẩm tiêu biểu của thương hiệu xe Vinfast như: Vinfast Fadil, Vinfast Lux A2.0, Vinfast Lux SA2.0,…

(Do mới thành lập nên số liệu chưa được công bố và có tư liệu)

Hướng dẫn tra cứu báo cáo tài chính trên thuế điện tử

Hiện nay với hệ thống thuế điện tử, việc tra cứu báo cáo tài chính trở nên cực kỳ đơn giản. Tại đây bạn có tìm kiếm mọi báo cáo tài chính doanh nghiệp mà mình muốn tham khảo cực kỳ chi tiết. Để thực hiện bạn có thể tiến hành như sau:

Đăng nhập vào hệ thống thuế điện tử

Trước hết bạn cần đăng nhập vào hệ thống thuế điện tử ở đường dẫn: https://thuedientu.gdt.gov.vn/ . Sau đó sẽ tiến hành đăng nhập để tiếp tục. Nếu chưa có tài khoản thì bạn bấm vào “Đăng ký” làm theo hướng dẫn cực kỳ dễ dàng.

Chọn phân hệ tra cứu

Khi đã hoàn tất đăng nhập vào hệ thống thuế điện tử thì các bạn sẽ lựa chọn vào mục “Tra cứu” trên thanh Menu rồi chọn “Tờ Khai”,

Xem báo cáo tài chính

Cuối cùng bạn hoàn thiện thông tin trong các ô trống rồi nhấn “Tra cứu” để xem báo cáo tài chính chi tiết.

Với hệ thống thuế điện tử, việc tra cứu báo cáo tài chính trở nên cực kỳ đơn giản
Với hệ thống thuế điện tử, việc tra cứu báo cáo tài chính trở nên cực kỳ đơn giản

Tham khảo Báo cáo tài chính dưới góc nhìn của Warren Buffett

Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo cuốn sách “Báo cáo tài chính dưới góc nhìn của Warren Buffett” để có cái nhìn tổng quát hơn. Warren Buffett là doanh nhân lỗi lạc và là một trong những người giàu nhất hành tinh. Cuốn sách này nêu rõ về các chiến lược của Warren Buffett theo cách cuốn hút và mới mẻ. Từ đó cung cấp thông tin và trả lời những vướng mắc đối với báo cáo tài chính.

Bạn có thể tham khảo xem bản pdf: Tại đây

Hoặc có thể tìm mua sách: Tại đây

Trên đây chúng tôi đã hướng dẫn các bạn cách đọc và phân tích báo cáo tài chính chính xác nhất. Đồng thời giới thiệu một số mẫu báo cáo tài chính của công ty nổi bật. Cùng đón chờ Govi trong những bài viết sắp tới để cập nhật những thông tin mới nhất từ chúng tôi.

5/5 - (1 bình chọn)

Tin tức khác

Những tư vấn mới những xu hướng nội thất văn phòng 2024
Nâng tầm đẳng cấp không gian lãnh đạo với bàn giám đốc chữ L
Nâng tầm đẳng cấp không gian lãnh đạo với bàn giám đốc chữ L

Là một người lãnh đạo, bạn luôn mong muốn có một không gian làm việc chuyên nghiệp, thể hiện đẳng cấp và tạo cảm hứng làm việc. Bàn giám đốc chữ L chính là lựa chọn hoàn hảo để đáp ứng những yêu cầu đó. Cùng Govi tìm hiểu về dòng sản phẩm này ngay […]

Tủ gỗ nhỏ đựng đồ có khóa: Gọn nhẹ, tiện lợi, giá tốt
Tủ gỗ nhỏ đựng đồ có khóa: Gọn nhẹ, tiện lợi, giá tốt

Trong không gian sống hiện đại, việc sắp xếp và bảo quản đồ đạc gọn gàng là điều vô cùng quan trọng. Và một trong những vật dụng hữu ích không thể thiếu đó chính là tủ gỗ nhỏ có khóa. Vậy tủ gỗ nhỏ có khóa là gì và tại sao nó lại trở […]

Bàn làm việc treo tường - Sự lựa chọn thông minh cho không gian sống hiện đại
Bàn làm việc treo tường – Sự lựa chọn thông minh cho không gian sống hiện đại

Bạn đang tìm kiếm một giải pháp làm việc hiệu quả mà không chiếm quá nhiều diện tích? Bạn muốn sở hữu một không gian làm việc hiện đại, tiện nghi ngay tại ngôi nhà của mình? Câu trả lời có thể nằm ở chiếc bàn làm việc treo tường. Vậy bàn làm việc treo […]

Kệ màn hình máy tính | Giải pháp hoàn hảo cho không gian làm việc thông minh
Kệ màn hình máy tính | Giải pháp hoàn hảo cho không gian làm việc thông minh

Xu hướng làm việc tại nhà và làm việc linh hoạt đang ngày càng phổ biến. Để tạo ra một không gian làm việc tiện nghi và hiệu quả tại nhà, nhiều người đã đầu tư vào các thiết bị hỗ trợ, trong đó có kệ màn hình máy tính. Vậy kệ màn hình có […]

Vì sao ghế xoay không tay vịn được ưa chuộng trong văn phòng hiện đại?

Trong môi trường làm việc hiện đại, ghế xoay văn phòng không tay vịn ngày càng trở thành sự lựa chọn phổ biến của nhiều người. Với nhiều ưu điểm vượt trội, loại ghế này mang đến cho người dùng sự thoải mái nhưng vẫn đảm bảo yếu tố thẩm mỹ. Hãy cùng tìm hiểu […]

TƯ VẤN THIẾT KẾ TRỌN GÓI

Với hơn 10+ năm kinh nghiệm và tư vấn cho hơn 100.000 đối tác, Govi sẽ mang đến cho bạn thiết kế không gian 2D và định hướng không gian 3D miễn phí theo tiêu chí Phù hợp phong cách - Khẳng định chất riêng - Chi phí tối ưu - Đầy đủ tiện ích.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN/ NHẬN MODEL 3D
Thu gọn
  • Thêm sản phẩm

  • Thêm sản phẩm

  • Thêm sản phẩm

call
zaloChat Zalo
callHotline 0909.12.1111 zaloZalo messHợp tác