Các phòng ban, cấp bậc và chức vụ trong công ty từ A-Z

Chia sẻ trên :
03-02-2023 15067 lượt xem

Trong cơ cấu của một công ty hoàn chỉnh thì gồm có rất nhiều phòng ban khác nhau. Mỗi phòng ban đều có một chức năng, nhiệm vụ hoàn toàn riêng biệt. Đồng thời cơ cấu nhân sự cũng gồm nhiều cấp bậc và chức vụ để đảm bảo công ty vận hành ổn định. Vì vậy trong bài viết này, Govi sẽ chia sẻ chi tiết từ A – Z về các phòng ban, các chức vụ và các cấp bậc trong công ty, hãy cùng tham khảo.

Các phòng ban chính trong công ty

Để một công ty có thể vận hành ổn định thì đòi hỏi sự kết hợp của nhất nhiều phòng ban. Mỗi phòng ban đều có chức năng và vai trò, nhiệm vụ riêng. Sau đây là một số phòng ban chính trong cơ cấu công ty.

Phòng nhân sự

Phòng nhân sự sẽ phụ trách tất cả các vấn đề liên quan đến nhân sự của công ty
Phòng nhân sự sẽ phụ trách tất cả các vấn đề liên quan đến nhân sự của công ty

Phòng nhân sự đảm nhiệm vai trò về tất cả vấn đề liên quan đến nhân sự của công ty. Đây là phòng lên các kế hoạch để tuyển dụng nhân viên mới sao cho phù hợp với hoạt động của công ty. Ngoài ra, phòng nhân sự còn có nhiều nhiệm vụ khác như là lập kế hoạch đào tạo nhân viên, giải quyết các chế độ,…

Phòng kế toán

Trong một công ty thì bắt buộc cần phải có phòng kế toán đảm nhiệm mọi vấn đề về tài chính của công ty theo quy định chung. Bên cạnh đó, phòng kế toán còn có nhiệm vụ theo dõi về vận động vốn và đưa lời khuyên cho ban lãnh đạo kịp thời xử lý. Đồng thời, phòng kế toán cũng có nhiệm vụ tham mưu về chế độ kế toán trong từng giai đoạn để phù hợp với công ty.

Phòng kiểm toán

Cùng với phòng kế toán thì phòng kiểm toán sẽ có trách nhiệm kiểm tra về số liệu trong báo cáo tài chính. Hơn nữa, họ cũng cần cung cấp thông tin chuẩn xác về thực trạng kinh doanh và chỉ ra sai sót để khắc phục.

Phòng hành chính

Phòng hành chính có nhiệm vụ tiếp nhận mọi giấy tờ, công văn
Phòng hành chính có nhiệm vụ tiếp nhận mọi giấy tờ, công văn

Phòng hành chính là nơi tiếp nhận mọi giấy tờ, công văn của công ty từ khách hàng hay trong nội bộ. Đây cũng là phòng có nhiệm vụ tổ chức và sắp xếp sự kiện, hội thảo trong công ty. Không chỉ vậy, phòng hành chính còn có vai trò trong việc phát hành văn bản, con dấu và chịu mọi trách nhiệm về tính pháp lý.

Phòng Marketing

Phòng Marketing hay còn biết đến là phòng tiếp thị có vai trò cực kỳ quan trọng trong cơ cấu công ty. Đặc biệt là với các công ty có quy mô lớn, hoạt động trong ngành nghề có tính cạnh tranh cao.

Nhân viên trong phòng Marketing sẽ có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch để tiếp thị sản phẩm đến khách hàng. Thêm vào đó, họ cũng thực hiện nghiên cứu và phát triển các chương trình để mở rộng thị trường cũng như xây dựng thương hiệu.

Đó là một số phòng ban chính trong cơ cấu công ty. Bên cạnh đó thì tùy thuộc quy mô của công ty mà còn có thể sở hữu thêm một số phòng ban khác như: phòng chăm sóc khách hàng, phòng nghiên cứu phát triển sản phẩm,…

Các chức vụ quan trọng trong công ty

Trong công ty mỗi người sẽ được phân chia một nhiệm vụ và chức vụ riêng. Tùy theo năng lực thì sẽ được bổ nhiệm vào vị trí phù hợp. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ những chức vụ có vai trò cực kỳ quan trọng với công ty.

CEO

CEO được biết đến là cấp bậc Giám đốc điều hành
CEO được biết đến là cấp bậc Giám đốc điều hành

CEO là viết tắt của Chief Executive Officer hay còn được biết đến là cấp bậc Giám đốc điều hành. Đây là người có vai trò quan trong và chịu trách nhiệm đối với toàn bộ hoạt động của công ty. Bạn cũng có thể hiểu CEO là người dẫn đầu và đưa ra các quyết định, phê duyệt các hoạt động của công ty. Họ sẽ có trách nhiệm dẫn dắt công ty phát triển theo đúng hướng mà Hội đồng quản trị công ty đã định ra.

Một giám đốc điều hành của công ty cần có năng lực, trình độ chuyên môn cao trong nhiều lĩnh vực. Đồng thời họ cũng cần có khả năng quản lý và bao quát chung để nắm bắt, xử lý tình huống.

Thông thường CEO và Chủ tịch Hội đồng quản trị thì sẽ là 2 người khác nhau. Tuy nhiên trong một số trường hợp thì CEO cũng sẽ kiêm nhiệm cả Chủ tịch Hội đồng quản trị để đảm bảo thống nhất về quan điểm.

CFO

CFO là từ viết tắt của Chief Financial Officer dùng để nhắc đến cấp bậc Giám đốc tài chính. Đây là chức vụ trong công ty có vai trò quan trọng và có tiếng nói trong các cuộc họp.

Khi trở thành CFO thì họ cần phải đảm nhiệm 4 vai trò chính SCSO (Strategist  Catalyst – Steward – Operator), cụ thể là:

  • Strategist: Đưa ra các chiến lược để phát triển công ty trong từng giai đoạn.
  • Catalyst: Dự đoán thị trường và các nguy cơ tiềm ẩn tác động đến công ty.
  • Steward: Giữ gìn giấy tờ sổ sách và quản lý rủi ro bảo vệ tài sản.
  • Operator: Đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra ổn định và hiệu quả.

CMO

CMO chính là chức vụ Giám đốc Marketing
CMO chính là chức vụ Giám đốc Marketing

Tiếp đến cũng là một chức vụ có vai trò quan trọng trong bộ máy vận hành công ty là CMO. CMO là viết tắt của Chief Marketing Officer chính là chức vụ Giám đốc Marketing (Giám đốc tiếp thị). Để nắm giữ được vị trí CMO thì đòi hỏi tư duy nhạy bén cùng với cập nhật xu thế thị trường liên tục. Có làm được như thế thì mới có thể đưa sản phẩm đến với khách hàng một cách hiệu quả.

Không những thế, CMO của công ty cũng cần phải hiểu rõ về đối thủ cạnh tranh và tâm lý khách hàng. Họ cần hiểu rằng mình là cầu nối giữa khách hàng và công ty, phải đặt vị trí vào khách hàng thì mới đưa ra chiến lược phù hợp.

CLO

CLO (Chief Legal Officer) trong công ty chính là Giám đốc pháp chế. Công việc chính của họ là giúp công ty giảm thiểu tối đa rủi ro về pháp lý trong quá trình hoạt động.

Thông thường người giữ chức vụ CLO thì thường là luật sư có kinh nghiệm và trình độ cao. Đồng thời CLO cũng là chức vụ trong công ty đòi hỏi khả năng giao tiếp tốt và khả năng xử lý tình huống nhanh gọn.

CCO

CCO phụ trách tất cả các chiến lược thương mại trong phát triển doanh nghiệp
CCO phụ trách tất cả các chiến lược thương mại trong phát triển doanh nghiệp

CCO cũng là một trong các chức vụ trong công ty rất được đề cao. CCO viết đầy đủ là Chief Commercial Officer là chức vụ Giám đốc thương mại. CCO sẽ có trách nhiệm về tất cả các chiến lược thương mại trong việc phát triển doanh nghiệp.

Các cấp bậc trong công ty

Vừa rồi chúng ta đã biết về một số chức vụ có vai trò quan trọng trong công ty. Vậy bạn có thắc mắc về các cấp bậc trong công ty không? Hãy cùng Govi tiếp tục tìm hiểu thêm về nó nhé.

Giám đốc

Cấp bậc đầu tiên trong công ty đó là Giám đốc. Giám đốc là người nắm giữ quyền lực và giải quyết mọi vấn đề liên quan đến công ty. Thông thường giám đốc công ty sẽ là người thành lập và bỏ vốn để kinh doanh. Tùy thuộc vào quy mô của công ty mà có thể có nhiều giám đốc ở từng mảng. Ví dụ giám đốc Marketing, giám đốc kinh doanh,…

Trưởng phòng bộ phận

Cùng với giám đốc thì trong công ty sẽ gồm có nhiều trưởng phòng để quán xuyến công việc. Trưởng phòng sẽ là người phụ trách về một mảng riêng trong công ty và chịu trách nhiệm về mảng đó.

Trưởng phòng bộ phận sẽ có quyền hạn giải quyết các vấn đề đơn giản của nhân viên khi làm việc. Tuy nhiên với các vấn đề lớn, vấn đề quan trọng thì sẽ cần trình lên giám đốc để xin ý kiến và giải quyết.

Tổ trưởng

Tổ trưởng chịu trách nhiệm quản lý nhân sự, phân chia công việc
Tổ trưởng chịu trách nhiệm quản lý nhân sự, phân chia công việc

Trong mỗi phòng ban của công ty thì sẽ được chia ra làm nhiều tổ, nhóm để dễ hoạt động. Thông thường mỗi nhóm sẽ có khoảng từ 5 đến 7 nhân viên.

Quyền hạn của tổ trưởng khá hạn chế, chủ yếu là quản lý nhân sự và phân chia công việc. Còn về các vấn đề khác thì sẽ cần trình lên cấp trên như trưởng phòng phụ trách để có thể giải quyết về chế độ nhân viên.

Nhân viên

Đây là cấp thấp nhất trong các cấp bậc trong công ty và không có quyền hạn cao. Nhân viên sẽ chịu sự quản lý trực tiếp của tổ trưởng và được chia công việc. Trách nhiệm của nhân viên chính là hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà được cấp trên giao phó.

Tuy nhiên, bạn cũng cần hiểu rằng nhân viên chính là xuất phát điểm của mọi người. Nếu là người có năng lực, hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc thì sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến.

Các chức vụ trong công ty ngành truyền thông, Marketing

Như đã đề cập thì trong công ty sẽ được chia ra nhiều chức vụ để tối ưu hóa hiệu quả làm việc. Vậy bạn có thắc mắc với một công ty truyền thông, Marketing thì sẽ có các chức vụ nào không?

Đối với công ty chuyên cung cấp dịch vụ về truyền thông, Marketing thì cơ cấu sẽ khá đơn giản. Trước hết là giám đốc và trưởng phòng rồi đến các tổ trưởng. Tuy nhiên sự phân hóa chức vụ chủ yếu ở nhân viên làm việc. Mỗi người sẽ được phân chia các công việc riêng và chịu trách nhiệm về mảng đó.

Nhân viên Marketing sản phẩm

Nhân viên marketing sản phẩm đòi hỏi phải nắm chắc kiến thức chuyên môn
Nhân viên marketing sản phẩm đòi hỏi phải nắm chắc kiến thức chuyên môn

Nhân viên Marketing trong công ty truyền thông là người hỗ trợ cho Giám đốc về các dự án tiếp thị để tối ưu hóa lợi nhuận qua việc phát triển chiến lược bán hàng và tiếp thị của công ty.

Một nhân viên Marketing đòi hỏi cần nắm chắc kiến thức chuyên môn và các kỹ năng khác như tư duy mới mẻ, cập nhật thị trường, làm việc nhóm.

Nhân viên Content Marketing

Có mối quan hệ mật thiết với nhân viên Marketing sản phẩm thì nhân viên Content Marketing sẽ có trách nhiệm sáng tạo ra nội dung để tiếp thị.

Content Marketing yêu cầu họ hiểu rõ về sản phẩm của mình để có thể giới thiệu tới khách hàng được chính xác nhất. Bộ phận Content Marketing thường đi đôi với bộ phận SEO để tăng hiệu quả tiếp thị trên các nền tảng khác nhau.

Ngoài ra, nhân viên Content Marketing còn phải đòi hỏi về khả năng thông thạo tin học văn phòng, khả năng viết lách và cập nhật các thông tin mới để tiếp cận khách hàng.

Nhân viên Marketing Online

Marketing Online là bộ phận không thể thiếu được mỗi doanh nghiệp. Nhân viên Marketing Online sẽ có trách nhiệm làm các công việc có liên quan đến công nghệ trong việc tiếp thị. Họ sử dụng các công cụ này để nghiên cứu thị trường và tham mưu cho các đơn vị liên quan để đưa ra chiến lược tốt nhất.

Nhân viên Digital Marketing

Nhân viên Digital Marketing phụ trách nghiên cứu, đưa ra kế hoạch sử dụng công nghệ số để tiếp thị sản phẩm
Nhân viên Digital Marketing phụ trách nghiên cứu, đưa ra kế hoạch sử dụng công nghệ số để tiếp thị sản phẩm

Với nhân viên Digital Marketing sẽ nghiên cứu và đưa ra các kế hoạch sử dụng công nghệ số, Internet và mạng xã hội để tiếp thị sản phẩm. Cùng với đó Digital Marketing sẽ sử dụng các phương pháp khác để tương tác và chăm sóc khách hàng sau bán. Nhân viên Digital Marketing cần thông thạo sử dụng mạng xã hội và nắm bắt các xu hướng để tiếp cận khách hàng tốt nhất.

Từ đó có thể thấy các chức vụ trong công ty ngành truyền thông Marketing có mối quan hệ mật thiết hỗ trợ nhau. Vậy bạn có biết với các công ty ngành IT thì sẽ gồm có các chức vụ nào không?

Các chức vụ trong công ty ngành IT, viễn thông

Khác với các công ty hoạt động trong ngành truyền thông, các công ty trong ngành IT lại có cơ cấu, chức vụ hoàn toàn khác.

Nhân viên phân tích dữ liệu

Với các công ty IT thì vị trí nhân viên phân tích dữ liệu là không thể thiếu. Dữ liệu là đặc thù của ngành viễn thông, IT thế nên công việc này đóng vai trò cực kỳ quan trọng.

Nhân viên phân tích dữ liệu sẽ có trách nhiệm thu thập và sắp xếp dữ liệu trên hệ thống. Đồng thời cần đảm bảo tính bảo mật của dữ liệu trong quá trình làm việc.

Nhân viên quản lý hệ thống

Người phụ trách vị trí này sẽ giám sát hệ thống để đảm bảo mọi thứ diễn ra ổn định
Người phụ trách vị trí này sẽ giám sát hệ thống để đảm bảo mọi thứ diễn ra ổn định

Cùng với nhân viên phân tích dữ liệu thì chức vụ trong công ty IT còn cần có nhân viên quản lý hệ thống. Nhiệm vụ chính của vị trí này là giám sát hệ thống để đảm bảo mọi thứ diễn ra ổn định. Toàn bộ vấn đề bảo trì hay cập nhật có liên quan đến hệ thống đều được nhân viên quản lý nắm bắt.

Lập trình viên

Lập trình viên là chức vụ trong công ty viễn thông đặc thù mà các ngành khác không có được. Họ là những người có nhiệm vụ sử dụng ngôn ngữ lập trình để lập phần mềm máy tính. Phần mềm mà họ tạo ra phụ thuộc vào yêu cầu của doanh nghiệp cũng như yêu cầu của khách hàng. Sản phẩm được tạo ra phải được kiểm tra kỹ càng để đảm bảo hiệu quả khi đưa vào thực tế.

Để có thể trở thành một lập trình viên thì yêu cầu phải được đào tạo chuyên sâu về ngành IT. Chính vì thế thu nhập của họ rất cao và là niềm ao ước của không ít người.

Nhân viên hỗ trợ kỹ thuật

Ngoài ra, trong công ty ngành viễn thông còn có chức vụ nhân viên hỗ trợ kỹ thuật. Vị trí này khá giống với nhân viên chăm sóc khách hàng ở các công ty ngành khác. Khi khách hàng báo lỗi thì nhân viên hỗ trợ kỹ thuật sẽ làm việc và khắc phục lỗi nhanh nhất. Cùng với đó, nhân viên hỗ trợ kỹ thuật cũng cần phải ghi nhận và báo lại cho công ty để cải thiện.

Đó là một số chức vụ phổ biến nhất trong công ty ngành viễn thông. Bên cạnh đó tùy thuộc vào quy mô cũng như dịch vụ mà công ty cung cấp thì sẽ phát sinh nhiều chức vụ khác.

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn từ A – Z các phòng ban, cấp bậc và chức vụ trong công ty. Mong rằng các thông tin trên sẽ hữu ích cho các bạn và Govi hẹn các bạn ở bài viết sau.

Xem thêm:

2.7/5 - (3 bình chọn)

Tin tức khác

Những tư vấn mới những xu hướng nội thất văn phòng 2024
Bất cứ tổ chức nào cũng cần xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp
Bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp | Các quy tắc cơ bản

Ở quá trình hình thành nền văn hóa của mỗi tổ chức, bất cứ nhà quản trị nào cũng sẽ phải xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp một cách cực kỳ cụ thể. Đến với bài viết ngày hôm nay, mời bạn hãy cùng theo chân Govi đi tìm hiểu chi […]

Sự ra đời của bản đồ chiến lược đã mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích
Bản đồ chiến lược | Cách vẽ Strategy Map chuẩn

Thay vì phải sử dụng những báo cáo phức tạp, sự ra đời của bản đồ chiến lược đã giúp doanh nghiệp thấy được mối liên kết giữa các mục tiêu chung của tổ chức một cách thống nhất. Đến với bài viết ngày hôm nay, Govi sẽ hướng dẫn bạn quy trình xây dựng […]

Work From Home được nhiều công ty ưa chuộng trong thời kỳ đại dịch Covid-19
Work From Home | Lợi ích và thách thức khi làm việc tại nhà

Trong thời kỳ dịch Covid-19 bùng phát, Work From Home đã nhanh chóng trở thành hình thức làm việc tại nhà được đông đảo doanh nghiệp ưa chuộng. Không chỉ góp phần giải quyết những vấn đề do dịch bệnh gây ra, WFH còn mang tới cho tổ chức nhiều lợi ích. Chi tiết hơn […]

Hiểu rõ Onboarding là gì giúp doanh nghiệp tiếp nhận nhân sự mới hiệu quả
Onboarding là gì? Quy trình Onboarding 03 bước cực hiệu quả

Khi hiểu rõ khái niệm Onboarding là gì, doanh nghiệp sẽ có thể áp dụng quy trình này một cách hiệu quả để giúp nhân sự mới làm quen và hòa nhập vào môi trường tập thể nhanh chóng hơn. Đến với bài viết ngày hôm nay, mời bạn hãy cùng Govi đi tìm hiểu […]

Nhà tuyển dụng luôn quan tâm tới việc viết thư từ chối ứng viên sao cho lịch sự
Mẫu thư từ chối ứng viên khéo léo, tinh tế và chuyên nghiệp

Làm sao để viết thư từ chối ứng viên khéo léo, tinh tế và chuyên nghiệp luôn là vấn đề quan trọng được đông đảo nhà tuyển dụng quan tâm để góp phần giữ gìn hình ảnh của doanh nghiệp. Nếu đang thắc mắc vì sao lại phải gửi email thông báo này tới ứng […]

TƯ VẤN THIẾT KẾ TRỌN GÓI

Với hơn 10+ năm kinh nghiệm và tư vấn cho hơn 100.000 đối tác, Govi sẽ mang đến cho bạn thiết kế không gian 2D và định hướng không gian 3D miễn phí theo tiêu chí Phù hợp phong cách - Khẳng định chất riêng - Chi phí tối ưu - Đầy đủ tiện ích.

Tư vấn ngay
homeTrang chủ
mapShowroom
call
messMessenger
zaloZalo
messHợp tác messMessenger zaloChat Zalo showrommShowroom callGọi ngay