Mách bạn bí quyết vệ sinh ghế sofa hiệu quả và tiết kiệm tại nhà

Chia sẻ trên :
26-11-2021 502 lượt xem

Ghế sofa là món đồ nội thất hết sức quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta. Sau thời gian dài sử dụng, ghế sofa sẽ bị bám bụi hoặc vết bẩn khiến chúng bị cũ đi. Bạn cần bí quyết gì để tự vệ sinh ghế sofa hiệu quả và tiết kiệm ngay tại nhà? Cùng nội thất Govi theo dõi gợi ý đơn giản dưới đây cùng chúng tôi nhé.

Vì sao nên cần làm sạch Sofa?

Không chỉ riêng sofa mà những sản phẩm nội thất khác, việc vệ sinh thường xuyên giúp sản phẩm kéo dài thời gian sử dụng, giữa nguyên tính thẩm mỹ vốn có của sản phẩm. Việc vệ sinh sẽ giúp loại bỏ hết bụi bẩn, vết ố và trả lại vẻ đẹp ban đầu cho sản phẩm. Ngoài ra, việc vệ sinh thường xuyên giúp loại bỏ virus, vi khuẩn gây hại cho sức khỏe con người hỗ trợ bảo vệ sức khỏe cho từng thành viên trong gia đình.

Ngoài ra, việc sử dụng sofa trong thời gian dài, việc ăn uống khiến thức ăn rơi rớt mà không được xử lý đúng cách, triệt để sẽ khiến kiến, gián, chuột,… làm phá hủy lớp vỏ bọc ghế làm giảm tuổi thọ, gây hư hỏng cho sản phẩm. Đặc biệt, việc vệ sinh sofa sẽ tạo sự thoải mái, dễ chịu cho người sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.

Nguyên nhân khiến sofa bị lấm bẩn

Trong quá trình sử dụng, sofa rất dễ dàng bị lấm bẩn bởi nhiều nguyên nhân. Trong đó, phải kể đến một số nguyên nhân phổ biến sau:

  • Trong quá trình ăn uống làm đổ đồ ăn, thức uống lên ghế.
  • Thú cưng được nuôi trong nhà leo lên ghế khiến sofa bị bẩn, dính lông động vật cùng những nốt chân dơ khi chúng chạy nhảy bên ngoài.
  • Nhà ở tại mặt đường, gần công trình đang thi công dễ khiến sofa bị dính bám bụi bẩn.
  • Trẻ em hiếu động, chạy nhảy đùa giỡn, leo trèo lên sofa.
  • Sofa sử dụng lâu ngày khiến bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ.

Những trường hợp cần thiết phải vệ sinh ghế sofa

Ghế sofa được sử dụng rất phổ biến tại nhiều vị trí như nhà ở, văn phòng, cửa hàng,… Chúng rất dễ bám bụi bẩn hoặc gặp những vấn đề như: lông thú, vết cào xước, mực,…khiến chúng trở nên xấu xí hơn. Việc vệ sinh định kỳ là đương nhiên, ngoài ra, khi nào bạn có thể tự vệ sinh cho sofa?

  • Ghế sofa bị bám bụi bẩn lâu ngày
  • Các vết bẩn mời vừa được tạo nên rõ ràng cần làm sạch ngay lập tức
  • Xác định được nguyên nhân dẫn đến các vết bẩn và có thể loại bỏ được
  • Các vết bẩn bạn có thể tự làm sạch đơn giản
  • Xác định chất liệu sofa và cách giặt thích hợp đảm bảo an toàn
Khi nào bạn có thể tự vệ sinh ghế sofa?

Thông thường, bạn mua sofa sẽ có thẻ hướng dẫn cách sử dụng cũng như cách giặt. Bạn sẽ dựa vào các mã tương ứng để lựa chọn cách làm sạch sofa an toàn và hiệu quả.

Mã W: W là viết tắt của Water = nước. Bạn được phép dùng nước để làm sạch ghế sofa hoặc bọc đệm ghế.

Mã S: S là viết tắt của Solvent = dung môi. Bạn chỉ được sử dụng dung môi hoặc sản phẩm không chứa nước để giặt sofa. Nếu bạn dùng nước hoặc dung môi chứa nước sẽ khiến cho sofa phai màu hoặc co rút vải,…

Mã WS hoặc SW: Đây là mã kết hợp giữa W và S. Bạn được phép sử dụng nước hoặc dung môi trong làm sạch sofa. Tuy nhiên, bạn nên chọn một vị trí khó nhìn để test trước tránh tình trạng phai màu hoặc vải bị co rút.

Mã X: Có nghĩa phải làm sạch chuyên nghiệp. Bạn sẽ không thể tự làm sạch sofa bởi cả nước hay dung môi giặt khô cũng đều không thích hợp.

Chất tẩy rửa nào đảm bảo an toàn cho ghế sofa

Bạn tự vệ sinh các bộ ghế sofa tại nhà nên lựa chọn những chất tẩy rửa có sẵn, đảm bảo tính an toàn.

Nước rửa bát hoặc bột giặt là hai chất tẩy rửa nồng độ thấp thường có sẵn trong nhà chúng ta. Bạn có thể chế dung môi từ chúng kết hợp với nước ấm.

Giấm ăn trong bếp không chỉ là gia vị mà còn được dùng như chất tẩy rửa an toàn. Chúng loại bỏ vết bẩn rất tốt nhưng mùi hơi chua. Bạn nên dùng nước xà phòng lau lại một lần và dùng quạt hong khô bề mặt cũng như giúp giảm bớt mùi.

Dùng giấm ăn vệ sinh sofa hiệu quả

Baking soda cũng là nguyên liệu phổ biến trong bếp. Bạn hoàn toàn có thể dùng chúng làm sạch ghế sofa, hút ẩm, khử mùi nệm hiệu quả.

Hướng dẫn vệ sinh ghế sofa theo từng chất liệu

Cách vệ sinh sofa nỉ

Trước tiên, bạn lột lớp nỉ bọc bên ngoài sofa và ngâm chúng với bột giặt cùng nước ấm. Sau thời gian ngâm khoảng nửa giờ, bạn giặt chúng lại với nước sạch.

Phần đệm còn lại bạn làm sạch bằng các thiết bị hút bụi chuyên dụng cầm tay. Trường hợp nhà bạn không có máy hút bụi, bạn có thể sử dụng khăn ấm trải lên ghế để hạt bụi dính vào khăn hoặc dùng các vật như gậy đập nhẹ để bụi tách ra khỏi đệm.

Cách làm sạch sofa nỉ đơn giản

Với các vết sáp, bạn dùng giấy ăn phủ lên vết đó và dùng bàn là là cho sáp bị nóng chảy. Với bã kẹo cao su, bạn dùng đá lạnh khiến bã kẹo đông lại rồi gỡ ra một cách dễ dàng. Với vết mực, bạn dùng cồn nhỏ lên rồi dùng giấy ướt lau đi lau lại nhiều lần đến khi sạch mực.

Để tạo mùi hương cho ghế sofa nỉ, bạn có thể cuốn bông rồi tẩm vào mùi hương bạn thích sau đó đặt dưới gối nệm. Nhanh hơn, bạn nên dùng nước xịt khử mùi chuyên dụng. Với phần vỏ bọc giặt lúc đầu, bạn nên ngâm chúng với nước xả vải.

Cách vệ sinh ghế sofa da

Để làm sạch bụi trên bề mặt ghế da, bạn nên sử dụng máy hút bụi hoặc một chiếc khăn mềm lau qua. Tại các vị trí ghế ít bụi, bạn dùng xà phòng pha loãng. Nước xà phòng sẽ xử lý các mảng bụi bám nhẹ một cách sạch sẽ. Khi lau chú ý nhẹ nhàng tránh cho da bị xước. Nếu ghế có mốc, bạn cần dung dịch chuyên dụng hoặc giấm để làm sạch vết bẩn hiệu quả hơn.

Làm sạch sofa da cần tỉ mỉ và cẩn thận

Da là chất liệu đặc biệt và cần chú ý nhiều vấn đề khi vệ sinh. Các chất tẩy rửa nên chứa sáp ong tự nhiên giúp giữ lớp dầu trên da, không làm da bị khô hay nứt nẻ. Ngoài ra, bạn có thể dùng một lượng nhỏ dầu Neatsfoot. Bạn cũng nên thử nghiệm trên một vùng da nhỏ trước để tránh tình huống xấu. Sau cùng, bạn có thể dùng khăn sạch, ẩm lau lại một lần nữa.

Để da không bị ẩm, chúng ta phải dùng một chiếc khăn khô, sạch khác lau lại lần nữa. Sau đó, bạn kê sofa và vị trí cũ để chúng khô tự nhiên. Cuối cùng, bạn dùng chất bảo quản đồ da, nên chọn dạng sáp để mang lại hiệu quả tốt nhất. Lau toàn bộ lại bộ ghế một lần cuối là hoàn thành.

Hướng dẫn làm sạch sofa vải nhung

Chất liệu vải nhung là một trong những chất liệu dễ dàng bám bụi bẩn nếu không được xử lý đúng cách sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, lâu dài ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Cách vệ sinh sofa vải có thể thực hiện theo 1 số bước sau:

  • Bước 1: Xem thẻ trước khi xử lý

Trước khi làm vệ sinh bạn cần quan sát xem mã sản phẩm cho phép vệ sinh bằng dung dịch gì để đảm bảo không ảnh hưởng đến chất liệu sản phẩm.

  • Bước 2: Làm sạch bằng máy hút bụi

Nếu đọc mã không nằm trong những trường hợp cần hạn chế thì bạn tiến hành vệ sinh sofa. Hãy dùng máy hút bụi ở chế độ nhẹ nhất để hút sạch bụi bẩn, các mẩu vụn thức ăn vương trên sofa. Bạn cũng nên vệ sinh sofa nhung theo cách này hàng tuần để sofa luôn mới.

  • Bước 3: Trộn dung môi hoặc dùng nước

Đối với những vết bẩn nhẹ dùng bàn chải mềm nhúng nước rồi chùi lên vết bẩn một cách nhẹ nhàng. Đối với những vết bẩn cứng đầu có thể trộn baking sofa với nước theo tỉ lệ 2:1 chịu nhẹ nhàng theo chiều của sợi nhung. Tùy theo độ lan của vết bẩn mà nên trộn nhiều hay ít.

Lưu ý: Trước khi dùng trên diện rộng, bạn nên dùng trên một góc khuất của sofa để xem phản ứng, nếu không có gì đặc biệt bạn mới tiến hành tẩy rửa trên diện rộng.

  • Bước 4: Để khô trước khi sử dụng

Sau khi vệ sinh sản phẩm, bạn để sofa khô ráo trước khi sử dụng.

Dùng bàn chải chuốt nhẹ lớp nhung đúng chiều để sản phẩm về lại tình trạng ban đầu để giữ được nét thẩm mỹ của sản phẩm.

Vệ sinh ghế sofa không chỉ cần phân loại vết bẩn, lựa chọn chất tẩy rửa phù hợp mà còn cần tìm hiểu chất liệu sofa. Bạn cần tiến hành vệ sinh định kỳ hoặc khi vết bẩn mới xuất hiện mới đảm bảo sofa luôn mới, đẹp như lúc vừa mua về.

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Tin tức khác

Những tư vấn mới những xu hướng nội thất văn phòng 2024
Bất cứ tổ chức nào cũng cần xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp
Bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp | Các quy tắc cơ bản

Ở quá trình hình thành nền văn hóa của mỗi tổ chức, bất cứ nhà quản trị nào cũng sẽ phải xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp một cách cực kỳ cụ thể. Đến với bài viết ngày hôm nay, mời bạn hãy cùng theo chân Govi đi tìm hiểu chi […]

Sự ra đời của bản đồ chiến lược đã mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích
Bản đồ chiến lược | Cách vẽ Strategy Map chuẩn

Thay vì phải sử dụng những báo cáo phức tạp, sự ra đời của bản đồ chiến lược đã giúp doanh nghiệp thấy được mối liên kết giữa các mục tiêu chung của tổ chức một cách thống nhất. Đến với bài viết ngày hôm nay, Govi sẽ hướng dẫn bạn quy trình xây dựng […]

Work From Home được nhiều công ty ưa chuộng trong thời kỳ đại dịch Covid-19
Work From Home | Lợi ích và thách thức khi làm việc tại nhà

Trong thời kỳ dịch Covid-19 bùng phát, Work From Home đã nhanh chóng trở thành hình thức làm việc tại nhà được đông đảo doanh nghiệp ưa chuộng. Không chỉ góp phần giải quyết những vấn đề do dịch bệnh gây ra, WFH còn mang tới cho tổ chức nhiều lợi ích. Chi tiết hơn […]

Hiểu rõ Onboarding là gì giúp doanh nghiệp tiếp nhận nhân sự mới hiệu quả
Onboarding là gì? Quy trình Onboarding 03 bước cực hiệu quả

Khi hiểu rõ khái niệm Onboarding là gì, doanh nghiệp sẽ có thể áp dụng quy trình này một cách hiệu quả để giúp nhân sự mới làm quen và hòa nhập vào môi trường tập thể nhanh chóng hơn. Đến với bài viết ngày hôm nay, mời bạn hãy cùng Govi đi tìm hiểu […]

Nhà tuyển dụng luôn quan tâm tới việc viết thư từ chối ứng viên sao cho lịch sự
Mẫu thư từ chối ứng viên khéo léo, tinh tế và chuyên nghiệp

Làm sao để viết thư từ chối ứng viên khéo léo, tinh tế và chuyên nghiệp luôn là vấn đề quan trọng được đông đảo nhà tuyển dụng quan tâm để góp phần giữ gìn hình ảnh của doanh nghiệp. Nếu đang thắc mắc vì sao lại phải gửi email thông báo này tới ứng […]

TƯ VẤN THIẾT KẾ TRỌN GÓI

Với hơn 10+ năm kinh nghiệm và tư vấn cho hơn 100.000 đối tác, Govi sẽ mang đến cho bạn thiết kế không gian 2D và định hướng không gian 3D miễn phí theo tiêu chí Phù hợp phong cách - Khẳng định chất riêng - Chi phí tối ưu - Đầy đủ tiện ích.

Tư vấn ngay
homeTrang chủ
mapShowroom
call
messMessenger
zaloZalo
messHợp tác messMessenger zaloChat Zalo showrommShowroom callGọi ngay