Bí quyết giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí tuyển dụng
Chia sẻ trên :
12-04-2023 605 lượt xem
Chi phí tuyển dụng là một trong những chỉ số đánh giá hiệu quả tuyển dụng rất chi tiết, hữu dụng. Đây được xem là yếu tố cần chú ý hàng đầu khi doanh nghiệp tiến hành tuyển dụng. Vậy thế nào là chi phí tuyển dụng? Bí quyết để có thể tối ưu chi phí? Cùng Govi khám phá chi tiết vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Chi phí tuyển dụng gồm những hạng mục nào?
Chi phí tuyển dụng là một giá trị kinh tế, nó được đặt lên trên cả tổng đầu tư tài chính mà một đơn vị doanh nghiệp đầu tư để thu hút và tuyển dụng nhân viên mới. Có thể nói, đây là một chuẩn mực cho việc tổ chức các hoạt động tuyển dụng đang diễn ra. Chi phí tuyển dụng nhân sự sẽ bao gồm các hạng mục sau:
Chi phí nội bộ
Chi phí nội bộ
Lương và các loại phụ cấp cho các nhân viên của bộ phận tuyển dụng
Lương của bộ phận tuyển dụng sẽ bao gồm cả lương của trưởng bộ phận, các chuyên viên và cả lương thực tập, part time của các cá nhân khác tham gia vào bộ phận.
Chi phí cơ sở vật chất cho đội ngũ tuyển dụng
Chi phí liên quan đến mỗi thành viên bộ phận nhân sự: trang thiết bị, văn phòng phẩm, môi trường làm việc, các dịch vụ quản lý đi kèm,…
Chi phí đào tạo và phát triển đội ngũ tuyển dụng
Chi phí liên quan đến việc đào tạo và nâng cao kỹ năng của nhân viên tuyển dụng bao gồm: các khóa học trực tuyến, phí tham gia các sự kiện ngành nhân sự,…
Tiền thưởng giới thiệu nhân viên
Nhiều doanh nghiệp áp dụng hình thức thưởng cho những nhân viên trong công khi giới thiệu ứng viên phù hợp.
Chi phí bên ngoài
Chi phí bên ngoài
Chi phí đăng tin tuyển dụng
Khoản phí trả cho dịch vụ đăng tin trên các trang tuyển dụng trực tuyến.
Chi phí vận hành chuyên trang tuyển dụng
Chi phí chi trả cho domain, hosting,…
Chi phí tổ chức sự kiện tuyển dụng
Chi phí liên quan đến các sự kiện như: tham gia hội chợ việc làm, tổ chức hội thảo việc làm, sự kiện trao học bổng,…
Chi phí thuê Headhunter
Headhunter là chuyên viên tuyển dụng cấp cao – những người có mối quan hệ rộng lớn, chuyên “săn” ứng viên chất lượng cao.
Chi phí liên lạc
Bao gồm các khoản phí điện thoại liên hệ với ứng viên.
Chi phí tìm nguồn cung ứng
Chi phí liên quan đến việc mua dữ liệu (mua thông tin ứng viên).
Chi phí đi lại
Khoản phí cho nhà tuyển dụng và ứng viên khi cần phải đi lại (vé máy bay, khách sạn,…).
Tiền thường cho việc gia nhập công ty
Khoản tiền trả cho nhân viên vượt qua vòng phỏng vấn/ hoàn thành tháng đầu thử việc,…
Chi phí cơ sở vật chất
Khoản phí cần chi trả để chuẩn bị các trang thiết bị, đáp ứng nhu cầu của ứng viên: điện thoại, laptop,…
Chi phí thử việc
Lương, thưởng KPI cho nhân sự đang trong quá trình thử việc.
Chi phí khác
Tất cả các khoản phí khác phát sinh liên quan đến việc tuyển dụng.
Tại sao cần theo dõi chi phí tuyển dụng?
Chi phí tuyển dụng không được sử dụng để đánh giá một chiến dịch tuyển dụng là thành công hay thất bại. Thay vào đó, nó được sử dụng làm chuẩn mực cho việc tổ chức các hoạt động tuyển dụng đang sắp diễn ra. Việc tính toán chi phí tuyển dụng nhân sự giúp bạn tối ưu hóa ngân sách và quy trình tuyển dụng nói chung.
Xác định ngân sách tuyển dụng
Chi phí tuyển dụng giúp dự báo chi phí tuyển dụng trong quý hoặc trong năm. Đồng thời, dữ liệu này cũng cung cấp thông tin rõ ràng về ảnh hưởng của công tác tuyển dụng vào lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp.
Xác định yếu tố thúc đẩy hiệu quả tuyển dụng
Việc liệt kê tất cả các loại chi phí giúp bạn có một cái nhìn rõ ràng hơn về các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình tuyển dụng. Thông qua điều đó, bạn có thể nhận thấy đâu là khía cạnh tác động thúc đẩy hiệu quả tuyển dụng, đâu là yếu tố không mang lại hiệu quả cao. Sau khi đã xác định được thì bạn chỉ cần tập trung vào các yếu tố hiệu quả và loại bỏ các yếu tố không tốt nhằm mang lại kết quả cao.
Điều tiết ngân sách tuyển dụng
Điều này không có nghĩa là cắt giảm chi tiêu cho việc tuyển dụng. Mục đích chính của điều tiết ngân sách tuyển dụng để phân tích mối tương quan giữa ngân sách tuyển dụng và lợi ích nhân sự mới mang lại cho doanh nghiệp. Hiểu đơn giản, nếu nhân sự mới giúp tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp thì việc đầu tư thêm ngân sách là điều hợp lý.
Làm cơ sở lập kế hoạch tuyển dụng
Dữ liệu về chi phí cũng được sử dụng làm cơ sở để đề xuất ngân sách khi lên kế hoạch tuyển dụng bổ sung nhân lực. Kế hoạch này thường bao gồm thông tin về ngân sách. Chỉ khi nào người phụ trách hiểu rõ danh mục chi phí thì mới có thể đưa ra ngân sách phù hợp.
Bí quyết tối ưu chi phí khi tìm kiếm ứng viên
Dưới đây là một số bí quyết để nhà tuyển dụng tối ưu chi phí trong quá trình tìm kiếm ứng viên để các bạn cùng tham khảo:
Nắm rõ các khoản chi phí
Trước tiên, bạn cần phải có một quy trình tuyển dụng chi tiết. Sau đó bộ phận tuyển dụng chịu trách nhiệm xem xét kỹ lưỡng các vị trí/bộ phận cần tuyển dụng để chỉnh sửa quy trình sao cho phù hợp và có mức chi hợp lý nhất. Thông thường, các doanh nghiệp đều sẽ có cho riêng mình một công thức tính toán và nhất quán để dễ dàng kiểm soát các khoản chi. Đối với trường hợp có chi phí mới phát sinh, doanh nghiệp chỉ cần điều chỉnh lại công thức là được. Đồng thời cũng không cần phải biến đổi quá nhiều để thuận tiện cho việc so sánh sau này.
Thường xuyên kiểm tra lại các khoản phí
Công việc này vô cùng cần thiết bởi nó giúp ngăn ngừa các khoản hao hụt không cần thiết. Việc kiểm tra thường xuyên còn giúp bộ phận tuyển dụng nắm được hoạt động tuyển dụng của mình một cách khái quát nhất. Đồng thời giúp doanh nghiệp biết được quy trình tuyển dụng như thế đã hiệu quả chưa.
Chi tiêu hợp lý cho từng nguồn tuyển dụng
Trong quá trình tuyển dụng, doanh nghiệp sẽ phải sử dụng nhiều nguồn khác nhau để quảng bá hình ảnh. Việc tính toán chi tiêu cho từng nguồn giúp doanh nghiệp nắm được nguồn nào hợp lý để tối ưu chi phí. Tùy vào từng vị trí tuyển dụng và số lượng doanh nghiệp nên xác định chi phí tuyển dụng nguồn nào cho hợp lý. Không nên đầu tư đa kênh tuyển dụng cùng một thời điểm.
Tham gia hội chợ việc làm, hội nghị chuyên ngành
Đây là một bí quyết tốt để tối ưu chi phí khi tìm kiếm ứng viên. Việc tham gia không nhất thiết đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư mở gian hàng lớn mà có thể nhân cơ hội này để kết nối với những khách tham quan. Nếu đã xây dựng tốt được thương hiệu thì việc lôi kéo ứng viên không còn là việc khó.
Chủ động cập nhật tin tuyển dụng trên website công ty
Doanh nghiệp nên chủ động đăng tin tuyển dụng lên website. Lưu ý khi đăng bài cần tối ưu từ khóa tìm kiếm để có cơ hội xuất hiện trên google. Điều này sẽ giúp ứng viên dễ dàng tiếp cận được với tin tuyển dụng của bạn hơn.
Trên đây là những chia sẻ chi tiết về chi phí tuyển dụng cũng như những bí quyết giúp tối ưu chi phí khi tìm kiếm ứng viên tài năng cho doanh nghiệp. Hy vọng bài viết sẽ mang lại cho bạn nhiều thông tin và kiến thức bổ ích.
Coaching đang ngày càng trở nên phổ biến trong thời đại ngày nay, khi nhu cầu phát triển bản thân và nâng cao năng lực ngày càng gia tăng. Vậy Coaching là gì? Huấn luyện viên chuyên nghiệp đóng vai trò gì? Và làm thế nào để trở thành một Coach thành công? Hãy cùng […]
Bạn đang ấp ủ dự định chinh phục một vị trí làm việc mơ ước? Bạn đã trang bị cho mình đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết? Tuy nhiên, liệu bạn đã sở hữu những phẩm chất cá nhân “ghi điểm” với nhà tuyển dụng hay chưa? 10 phẩm chất được Govi […]
Workshop đang trở thành một xu hướng học tập mới bởi tính hiệu quả và thiết thực. Tuy nhiên, để tổ chức một workshop thành công, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chu đáo. Bài viết này, Govi sẽ chia sẻ với bạn 7 bước cơ bản để tổ chức một workshop chuyên […]
Bạn có bao giờ thắc mắc rằng tại sao một số người lại luôn thành công và gặt hái được nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống, trong khi những người khác lại liên tục gặp thất bại và dường như không thể đạt được mục tiêu của mình? Câu trả lời nằm ở Mindset, […]
Bạn đã từng bị “thao túng” mua hàng bởi những reviewer trên mạng xã hội? Bạn đã từng mua sản phẩm chỉ vì thấy Influencer yêu thích sử dụng? Bài viết dưới đây, Govi sẽ chỉ bạn cách các doanh nghiệp tận dụng sức mạnh của người nổi tiếng để quảng bá thương hiệu nhé! […]
TƯ VẤN THIẾT KẾ TRỌN GÓI
Với hơn 10+ năm kinh nghiệm và tư vấn cho hơn 100.000 đối tác, Govi sẽ mang đến cho bạn thiết kế không gian 2D và định hướng không gian 3D miễn phí theo tiêu chí Phù hợp phong cách - Khẳng định chất riêng - Chi phí tối ưu - Đầy đủ tiện ích.