Thủ tục miễn nhiệm và mẫu quyết định miễn nhiệm chuẩn

Chia sẻ trên :
13-01-2023 5238 lượt xem

Quyết định miễn nhiệm chức vụ là một trong những việc làm quan trọng khi doanh nghiệp của bạn có ý định thay thế các chức vụ quan trọng như kế toán trưởng, giám đốc,… Và các thủ tục miễn nhiệm là việc cần thiết mà doanh nghiệp không thể bỏ qua trước khi bổ nhiệm người mới. Nếu như bạn chưa biết thủ tục cũng như mẫu quyết định thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Miễn nhiệm là gì?

Quyết định miễn nhiệm cán bộ, lãnh đạo được áp dụng cho cả khối cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp.
Quyết định miễn nhiệm cán bộ, lãnh đạo được áp dụng cho cả khối cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp.

Miễn nhiệm được hiểu đơn giản là việc người có vị trí đứng đầu cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thôi giữ chức vụ với các cán bộ, lãnh đạo công chức bởi những lý do nào đó hoặc là những vi phạm nhất định.

Việc đưa ra quyết định miễn nhiệm không chỉ được áp dụng trong khối cơ quan nhà nước mà chúng còn được áp dụng ở các doanh nghiệp hiện nay. Tuy chưa được quy định cụ thể nhưng nhiều doanh nghiệp, tổ chức đã áp dụng để thôi chức vụ quản lý khi chưa hết thời hạn ở doanh nghiệp. Dưới đây là các trường hợp miễn nhiệm cơ bản nhất.

Miễn nhiệm theo quy định tại điều 30 của luật cán bộ, công chức đối với các trường hợp:

+ Các cá nhân không đủ điều kiện sức khỏe để tiếp tục làm việc;

+ Các cá nhân không đảm bảo được năng lực cũng như uy tín để đảm nhiệm vị trí hiện tại;

+ Miễn nhiệm theo yêu cầu;

+ Một số lý do khác: gia đình, môi trường làm việc không phù hợp với cán bộ,…

Miễn nhiệm theo khoản 1, điều 66 nghị định 138/2020/NĐ-CP đối với các trường hợp dưới đây và có quyết định miễn nhiệm kèm theo:

+ Hai năm liên tiếp cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ;

+ Các cán bộ bị xử lý luật cần phải thay thế nhưng chưa đến mức bị cắt chức;

+ Cán bộ bị kỷ luật dưới hình thức khiển trách hoặc là cảnh cáo 2 lần trong cùng 1 nhiệm kỳ;

+ Vi phạm quy định của Đảng về bảo vệ chính trị nội bộ và bị kết tội bởi các cơ quan có thẩm quyền;

Phân biệt miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức, từ chức

Để có thể sử dụng được đúng trong mọi hoàn cảnh thì người dùng cần hiểu chi tiết về miễn nhiệm. Tuy nhiên nhiều người còn chưa phân biệt được các khái niệm: miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức, từ chức khác nhau như thế nào. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn cũng như đưa ra quyết định miễn nhiệm chính xác dưới đây là sự khác nhau giữa 3 khái niệm giúp bạn dễ dàng lựa chọn.

Tiêu chíMiễn nhiệmBãi nhiệmCách chứcTừ chức
Khái niệmMiễn nhiệm là việc cán bộ, nhân viên được thôi giữ các chức vụ, chức danh trong trường hợp chưa hết nhiệm kỳ hoặc là chưa đến thời hạn bổ nhiệm.Bãi nhiệm là việc cán bộ, nhân viên không được giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ.Cách chức là việc cán bộ, nhân viên không được tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc tới thời hạn bổ nhiệm.Từ chức là việc cán bộ, nhân viên được đề nghị được thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc là chưa hết thời hạn bổ nhiệm.
Đối tượngCán bộ và công chứcCán bộCán bộ và công chứcCán bộ và công chức
Tính chấtLà hình thức giải quyết cho thôi giữ các chức vụ, chức danh cụ thể trong tổ chức.Là hình thức kỷ luật áp dụng đối với các cán bộ.Là hình thức kỷ luật áp dụng đối với các cán bộ và công chức.Là hoạt động tự nguyện do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Điều kiện áp dụng
  • Do 2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ
  • Do sức khỏe
  • Do không đủ năng lực
  • Do nhiệm vụ
  • Do dính tới các hành vi liên quan vi phạm pháp luật
  • Do vi phạm về phẩm chất và đạo đức
  • Không còn được xứng đáng giữ chức vụ được giao
  • Do có các hành vi liên quan tới vi phạm pháp luật
  • Vi phạm các vấn đề về phẩm chất đạo đức
  • Không xứng đáng với chức vụ được giao
  • Do không đủ năng lực để tiếp tục lãnh đạo
  • Do điều chuyển công tác
  • Do các yếu tố khách quan

Quy định về miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức

Quy định về miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức đều có các quy tắc rõ ràng.
Quy định về miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức đều có các quy tắc rõ ràng.

Không chỉ quyết định miễn nhiệm mà hiện nay quy định về miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức cũng được khá rõ ràng. Dựa theo Quy định số 41-QĐ/TW về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ được ký và ban ngày ngày 3/11 chi tiết như sau:

Quy định này quy định các nguyên tắc, thẩm quyền, căn cứ, quy trình xem xét việc miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức đối với các cán bộ lãnh đạo, quản lý; áp dụng đối với các cán bộ lãnh đạo, quản lý ở trong hệ thống chính trị (sau đây gọi chung tên là cán bộ).

Quy định nêu rõ nguyên tắc: Đảng đã thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ; bảo đảm theo các nguyên tắc tập trung dân chủ và các nguyên tắc, các quy định của Đảng, pháp luật và Nhà nước.

Cấp uỷ, các tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, các cơ quan, đơn vị, nhất là người đứng đầu cần nêu cao trách nhiệm trong việc miễn nhiệm, từ chức đối với các cán bộ.

Kiên quyết và kịp thời xem xét cho miễn nhiệm, từ chức đối có quyết định miễn nhiệm, từ chức với các cán bộ khi có đủ căn cứ. Không thực hiện việc cho từ chức đối với những cán bộ thuộc trường hợp phải miễn nhiệm.

Các cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, giới thiệu các cán bộ ứng cử theo quy định thì có thẩm quyền xem xét và cho cán bộ miễn nhiệm, từ chức.

Đối với các cán bộ thuộc thẩm quyền quyết định của cấp trên thì các cấp uỷ, các tổ chức đảng, các tập thể lãnh đạo báo cáo cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ và đề xuất việc cho miễn nhiệm, từ chức.

Cấp uỷ, các tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, các cơ quan, đơn vị cấp trên có quyền yêu cầu cấp dưới xem xét và thực hiện việc miễn nhiệm, từ chức đối với các cán bộ khi có đủ căn cứ theo Quy định này.

Hướng dẫn soạn thảo quyết định miễn nhiệm

Khi cán bộ liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc không đủ năng lực, doanh nghiệp sẽ ra quyết định miễn nhiệm với cán bộ đó.
Khi cán bộ liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc không đủ năng lực, doanh nghiệp sẽ ra quyết định miễn nhiệm với cán bộ đó.

Khi các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có cán bộ liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc là không đủ năng lực, uy tín để có thể đảm nhiệm chức vụ được giao, các cán bộ vi phạm kỷ luật đơn vị, doanh nghiệp, các cán bộ vi phạm đạo đức nghề nghiệp gây ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, doanh nghiệp và bị cảnh cáo khiển trách nhưng chưa tới mức độ bị cách chức hay bãi nhiệm thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp sẽ thực hiện ra quyết định miễn nhiệm chức vụ đối với cán bộ đó.

Bố cục và trình bày

Quyết định miễn nhiệm là mẫu văn bản hành chính nên đòi hỏi phải có bố cục và cách trình bày cần đảm bảo tuân thủ chặt chẽ theo quy định của hiện hành về kỹ thuật trình bày văn bản. Mẫu quyết định chuẩn là mẫu được trình bày ở trên một mặt giấy in A4. Ở góc trên của tờ quyết định có ghi chi tiết tên công ty và số Quyết định Nhân sự. Ở góc bên phải sẽ là ghi quốc hiệu và ngày lập quyết định.

Về viết in đậm: các phần tên hay mục chính của quyết định sẽ được viết in đậm, thậm chí là in hoa đối với tên của quyết định.

Phông chữ được sử dụng trong mẫu quyết định này cũng là dạng phông chữ chuẩn hành chính “times new roman” với cỡ chữ là 14. Tất cả đều được căn đều lề trái, phải hai bên.

Nội dung của quyết định miễn nhiệm

Quyết định về việc miễn nhiệm cần phải ghi rõ được thông tin của người miễn nhiệm về: họ tên, chức vụ, thời gian thôi giữ chức vụ. Bên cạnh đó, quyết định còn  phải nêu rõ trách nhiệm của người miễn nhiệm về việc chịu trách nhiệm trước pháp luật về các công việc mà cán bộ đó đã thực hiện trong thời gian đảm nhận chức vụ trước khi bị miễn nhiệm. Và sau cùng là nêu được trách nhiệm của những người có liên quan khi thi hành quyết định này.

Trên quyết định miễn nhiệm phải được ghi chi tiết lại bằng 3 điều: thứ nhất là chức vụ cũ của cán bộ, thứ hai là cam kết về trách nhiệm trong thời gian đương nhiệm, và cuối cùng là vị trí hay phòng ban mới mà cán bộ đảm nhiệm.

Nội dung quyết định miễn nhiệm cần phải được ghi thông tin rõ ràng.
Nội dung quyết định miễn nhiệm cần phải được ghi thông tin rõ ràng.

Một số mẫu quyết định miễn nhiệm chức vụ

Để giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tham khảo cũng như soạn thảo các quyết định, dưới đây là một số mẫu quyết định miễn nhiệm chức vụ cơ bản nhất. Chi tiết như sau:

Quyết định miễn nhiệm kế toán trưởng

Đối với việc miễn nhiệm chức vụ kế toán trưởng, bạn có thể tham khảo mẫu quyết định miễn nhiệm dưới đây:

CÔNG TY ………… 

Số: …/QĐ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

QUYẾT ĐỊNH CỦA GIÁM ĐỐC

V/v Miễn nhiệm chức vụ kế toán trưởng công ty

GIÁM ĐỐC CÔNG TY …………

– Căn cứ luật doanh nghiệp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành;

– Căn cứ điều lệ công ty …………….;

– Căn cứ vào quyết định…….. (Quyết định bổ nhiệm)

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Thôi bổ nhiệm Ông/bà: …………….

Sinh ngày: ………… Dân tộc:……….. Quốc tịch:………

Số CCCD/CMND: …….. do công an………….cấp ngày …………………

Nơi đăng ký thường trú: ………….

Thôi làm kế toán trưởng của công ty ……………… từ ngày ………………

Điều 2: Ông/bà..……………không có quyền, nhiệm vụ trong việc điều hành phòng kế toán Công ty……………, không được phép thay mặt Giám đốc giao dịch với Ngân hàng hay bất kỳ khách hàng nào của công ty.

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký, các ông, bà có tên ở trên và những người liên quan có trách nhiệm thi hành.

                                                                                                                                                          GIÁM ĐỐC

                                                                                                                                                          (ký, đóng dấu)

Mẫu quyết định bãi nhiệm kế toán trưởng

Ngoài mẫu quyết định miễn nhiệm kế toán trưởng thì mẫu bãi nhiệm kế toán trưởng cũng được nhiều người quan tâm tìm kiếm. Dưới đây là mẫu quyết định bãi nhiệm kế toán trưởng mọi người có thể tham khảo và áp dụng trong đơn vị của mình.

CÔNG TY……………

Số:…./QĐ-……

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

..….., ngày…… tháng……. năm.…..

QUYẾT ĐỊNH BÃI NHIỆM

(V/v: Bãi nhiệm kế toán trưởng)

  • Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2014;
  • Căn cứ Điều lệ hoạt động của Công ty…….;
  • Căn cứ……………………………..;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Bãi nhiệm Ông/Bà ………… thôi giữ chức vụ kế toán trưởng công ty …………… kể từ ngày…….. tháng…… năm…….

Điều 2: Lý do bãi nhiệm:…………………………………………………………………………………………………………..

Điều 3: Ông/Bà ……………….. chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và trước pháp luật về những công việc đã thực hiện trong thời gian giữ chức vụ ……………………

Điều 4: Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày….. tháng….. năm….. cho đến khi có Quyết định khác về việc này được ban hành. Ông/Bà ……………. và các Bộ phận có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Nơi nhận:

– Lưu VT 

Giám đốc

Mẫu quyết định bãi nhiệm giám đốc

Giám đốc là người có vị trí, chức vụ hàng đầu trong doanh nghiệp. Do đó, khi bãi nhiệm giám đốc thì cũng cần có quyết định bãi nhiệm giám đốc. Dưới đây là một mẫu để mọi người có thể tham khảo.

CÔNG TY……………

Số:…/QĐ-….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

….,ngày ….tháng….năm…..

QUYẾT ĐỊNH MIỄN NHIỆM GIÁM ĐỐC

(V/v miễn nhiệm Giám đốc)

Căn cứ Hợp đồng lao động số:…/HĐLĐ-………..;

Căn cứ Biên bản cuộc họp…………………………;

Căn cứ đề xuất của Ông/Bà:……………;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Quyết định miễn nhiệm đối với Ông/Bà:………… – Giữ chức vụ: Giám đốc của Công ty……………………. kể từ ngày…./…./…..

Điều 2: Theo Nội dung cuộc họp Hội đồng quản trị đánh giá chất lượng làm quản lý và điều hành công ty…………. trong thời gian qua không được như mong đợi, kết quả và chất lượng hoạt động công ty chưa được tốt. Tổng Giám đốc công ty Ông/Bà :……………tường trình về vấn đề sức khỏe cá nhân nên không có khả năng điều hành tốt công ty mong muốn được thôi giữ chức vụ Giám đốc tại công ty…………………

Điều 3: Ông/Bà:………………. có trách nhiệm bàn giao tất cả công việc cho ông……………….  trước thời gian nghỉ việc tại công ty.

Điều 4: Ông/Bà:……………………và Bộ phận có liên quan chịu trách nhiệm tiếp nhận và thi hành quyết định này.

Điều 5: Quyết định có hiệu lực kể từ ngày.…./…../……

Nơi nhận:

– Như điều 4;

– Lưu VT

TM.HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Quyết định miễn nhiệm trưởng phòng TC-HC công ty

Ngoài kế toán trưởng, giám đốc thì ở doanh nghiệp cũng có khá nhiều vị trí quan trọng khác. Do đó việc quyết định miễn nhiệm cũng cần phải đầy đủ văn bản hành chính rõ ràng. Nếu bạn đang tìm kiếm mẫu quyết định miễn nhiệm trưởng phòng TC – HC của công ty thì mẫu dưới đây bạn có thể sử dụng để tham khảo.

CÔNG TY ………

Số: …/QĐ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

QUYẾT ĐỊNH CỦA GIÁM ĐỐC

V/v Miễn nhiệm chức vụ trưởng phòng TC-HC công ty

GIÁM ĐỐC CÔNG TY …………

– Căn cứ luật doanh nghiệp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành;

– Căn cứ điều lệ công ty …………….;

– Căn cứ vào quyết định….. (Quyết định bổ nhiệm)

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Thôi bổ nhiệm Ông/bà: …………….

Sinh ngày: ……..… Dân tộc:…….. Quốc tịch:………

Số CCCD/CMND: …….. do công an………….cấp ngày …………………

Nơi đăng ký thường trú: ………….

Thôi làm trưởng phòng TC-HC của công ty ……………… từ ngày ………………

Điều 2: Ông/bà ……………không có quyền, nhiệm vụ trong việc điều hành phòng TC-HC Công ty…………….

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký, các ông/bà có tên trên và những người liên quan chịu trách nhiệm thi hành.

                                                                                                                                                                GIÁM ĐỐC

                                                                                                                                                                  (ký, đóng dấu)

Quyết định về việc miễn nhiệm chức danh Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội

HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP ………

Số: …/QĐ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

QUYẾT ĐỊNH CỦA HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP

V/v Miễn nhiệm chức vụ Uỷ viên Ban chấp hành Hiệp hội

CHỦ TỊCH HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP …………

– Căn cứ luật doanh nghiệp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành;

– Căn cứ điều lệ thành lập hiệp hội …………….;

– Căn cứ vào quyết định….. (Quyết định bổ nhiệm)

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Thôi bổ nhiệm Ông/bà: …………….

Sinh ngày: ……… Dân tộc:…… Quốc tịch:………

Số CCCD/CMND: …….. do công an………….cấp ngày …………………

Nơi đăng ký thường trú: ………….

Thôi làm Uỷ viên Ban chấp hành Hiệp hội ……………… từ ngày ………………

Điều 2: Ông/bà ……………không có quyền, nhiệm vụ trong việc điều hành Hiệp hội…………….

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký, các ông/bà có tên trên và những người liên quan chịu trách nhiệm thi hành.

                                                                                                                                                                  GIÁM ĐỐC

                                                                                                                                                                    (ký, đóng dấu)

Trên đây là toàn bộ thông tin về miễn nhiệm cũng như mẫu quyết định miễn nhiệm các chức vụ quan trọng trong công ty cho bạn tham khảo. Hi vọng chia sẻ trên đã giúp bạn có thêm thông tin hữu ích, từ đó giúp cho việc tham khảo và sử dụng được dễ dàng hơn. Đừng quên theo dõi trang để cập nhật những thông tin hữu ích và vô cùng cần thiết cho công việc.

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Tin tức khác

Những tư vấn mới những xu hướng nội thất văn phòng 2024
Định nghĩa Insight khách hàng là gì?
Bật mí 5 bước tìm ra Insight khách hàng từ chuyên gia

Tìm hiểu được insight khách hàng là chìa khóa quan trọng để tiếp cận mục tiêu trong marketing. Đây là một thuật ngữ vô cùng quan trọng đối với Marketer. Bởi một chiến dịch Marketing thành công hay không, phụ thuộc phần lớn vào việc khám phá Insight khách hàng. Bài viết dưới đây cung […]

Tìm hiểu chung về quản lý hợp đồng và phần mềm quản lý hợp đồng
Review 5 phần mềm quản lý hợp đồng tốt, sử dụng phổ biến

Quản lý hợp đồng là chìa khóa cho hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng đó. Bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ, chi tiết các thông tin giúp bạn quản lý hợp đồng cho doanh nghiệp một cách đơn giản và hiệu quả nhất. Hãy cùng Govi […]

SEO là gì trong Marketing?
SEO là gì trong Marketing? 10 Kỹ năng cho người làm SEO

Làm Marketing online, chắc hẳn nhiều người không còn xa lạ với thuật ngữ SEO, đặc biệt là những người quan tâm đển thứ hạng và traffic cho website của mình. Bên cạnh sử dụng các công cụ hỗ trợ, SEOer cũng cần phảo có những kỹ năng, kiến thức về cách thức vận hành […]

4 Bước gia tăng mức độ gắn kết giữa các nhân viên với nhau
Employee engagement là gì? 10 Cách gắn kết nhân viên

Employee Engagement là gì? – Employee Engagement hay còn gọi là gắn kết nhân viên. Đó chính là bí quyết để xây dựng một tập thể vững mạnh, đoàn kết, cùng nhau cố gắng vì mục tiêu chung để từng bước đưa doanh nghiệp ngày một phát triển hơn. Vậy làm thế nào để gắn […]

5 Lý do thuyên chuyển nhân sự phổ biến
Quyết định điều chuyển nhân sự – quy định và mẫu quyết định

Quyết định điều chuyển nhân sự – việc quan trọng ảnh hưởng đến cả doanh nghiệp & người lao động. Để thực hiện hành động này, cả doanh nghiệp lẫn nhân sự cần tuân thủ theo các quy định của Luật Doanh nghiệp và các quy định liên quan về lao động. Bài viết dưới […]

TƯ VẤN THIẾT KẾ TRỌN GÓI

Với hơn 10+ năm kinh nghiệm và tư vấn cho hơn 100.000 đối tác, Govi sẽ mang đến cho bạn thiết kế không gian 2D và định hướng không gian 3D miễn phí theo tiêu chí Phù hợp phong cách - Khẳng định chất riêng - Chi phí tối ưu - Đầy đủ tiện ích.

Tư vấn ngay
Thu gọn
  • Thêm sản phẩm

  • Thêm sản phẩm

  • Thêm sản phẩm

homeTrang chủ
mapShowroom
call
messMessenger
zaloZalo
messHợp tác messMessenger zaloChat Zalo showrommShowroom callGọi ngay