SEO là gì trong Marketing? 10 Kỹ năng cho người làm SEO
Chia sẻ trên :
22-04-2024 355 lượt xem
Làm Marketing online, chắc hẳn nhiều người không còn xa lạ với thuật ngữ SEO, đặc biệt là những người quan tâm đển thứ hạng và traffic cho website của mình. Bên cạnh sử dụng các công cụ hỗ trợ, SEOer cũng cần phảo có những kỹ năng, kiến thức về cách thức vận hành và bộ quy tắc của Google. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về SEO là gì trong Marketing và gợi ý cho bạn 13 kỹ năng cần thiết cho người làm SEO.
SEO là gì trong Marketing?
SEO là gì?
Để trả lời cho câu hỏi: “SEO là gì trong Marketing?” – chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm “SEO là gì?”. Search Engine Optimization – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) là quá trình tăng chất lượng và lưu lượng truy cập website bằng cách tăng khả năng hiển thị của website hoặc webpage cho người dùng trên các máy truy tìm dữ liệu như Google, Bing, Yahoo,…
SEO liên quan tới cải thiện kết quả tìm kiếm không tốn phí (kết quả tìm kiếm “tự nhiên”), không bao gồm nguồn truy cập trực tiếp và việc mua quảng cáo hiển thị. Ngoài ra, kỹ thuật SEO có thể sử dụng cho các loại tìm kiếm khác nhau, bao gồm tìm kiếm hình ảnh, video, nội dung học thuật tin tức và kết quả trên công cụ tìm kiếm theo ngành.
SEO onpage là gì?
Tìm hiểu thêm về SEO là gì trong Marketing, không thể không nhắc tới thuật ngữ SEO Onpage.
SEO Onpage: là công việc tối ưu hóa website ngay trên chính trang Website. Bao gồm cả các trang con nằm trong website, cho các công cụ tìm kiếm và người dùng nhằm múc đích có được xếp hạng cao trên các công cụ tìm kiếm.
Một số kỹ thuật tối ưu Onpage:
Tối ưu Title
Tối ưu URL
Tối ưu Meta Description
Tối ưu thẻ Heading
Tối ưu nội dung
Tối ưu từ khóa
Search Intent
Lựa chọn concept
Xây dựng dàn ý trước khi viết bài
Tối ưu hình ảnh
Tối ưu bài đăng
Tối ưu cấu trúc website
SEO Offpage là gì?
SEO Offpage: là tập hợp các kỹ thuật tối ưu hóa các yếu tố bên ngoài website. Bao gồm xây dựng liên kết chất lượng trỏ về website (backlink), Marketing trên các kênh Social Media (Social Entity), Social Bookmarking (Local Enity).
Mục đích là thúc đẩy website lên top tìm kiếm của Google kéo về thêm nhiều traffic.
Qua một vài khái niệm trên, chắc hẳn bạn cũng đã hình dung được phần nào về SEO là gì trong Marketing. Hãy cùng nhau khám phá thêm về SEO ngay bên dưới nhé!
Cách thức hoạt động của SEO
Cách thức hoạt động của SEO dựa trên 3 bước cơ bản, bao gồm: thu thập, lập chỉ mục (index) và hiển thị.
Thu thập: Ở bước này, Googlebot sẽ tìm kiếm và thu thập các thông tin về các website trên internet. Googlebot di chuyển từ website này sang website khác nhờ việc sử dụng các liên kết để di chuyển. Bên cạnh đó còn thu thập các thông tin về nội dung, cấu trúc, liên kết, hình ảnh, video, … của các website đó. Các tệp như: sitemap và robots.txt để biết được các website nào được phép hoặc không được phép thu thập và lập chỉ mục.
Lập chỉ mục: Google sử dụng các thuật toán, để phân tích và xếp hạng các website trên internet. Một số tiêu chí mà Google dựa vào đó để đánh giá và xếp hạng như: chất lượng link liên kết, chất lượng nội dung, tốc độ tải trang, thân thiện với thiết bị di động, trải nghiệm người dùng, …
Ngoài ra, Google cũng sử dụng các từ khóa để hiểu được nội dung và mục đích của các trang web. Qua đó, Google sẽ trả về các truy vấn tìm kiếm phù hợp cho người sử dụng.
Hiển thị: Khi người dùng nhập từ khóa tìm kiếm vào thanh tìm kiếm, Google sẽ tìm kiếm trong Google Index để tìm ra các website có liên quan đến từ khóa đó và sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên. Từ đó, Google sẽ hiển thị hình ảnh, video, … Google cũng sử dụng các kết quả tìm kiếm nổi bật như featured snippets, knowledge graph, … để cung cấp thêm thông tin cho người sử dụng, giúp họ tìm được thông tin nhanh chóng và chuẩn xác.
7 Lợi ích quan trọng mà SEO Website mang lại
Tỷ lệ ROI cao: Tăng tỷ lệ ROI (Return On Investment) là tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư. Tỷ lệ ROI cao đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang hoạt động tốt. SEO Website giúp cho doanh nghiệp tăng thứ hạng và thu hút nhiều traffic trên Google, có được nhiều khách hàng tiềm năng, khả năng chuyển đổi cao, doanh số bán hàng tăng lên.
Nhóm khách hàng tiềm năng tăng lên: SEO Website giúp doanh nghiệp có thể xuất hiện trên các trang kết quả tìm kiếm liên quan đến sản phẩm, dịch vụ hoặc nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, SEO Website giúp cho doanh nghiệp tiếp cận được nhóm khách hàng tiềm năng có nhu cầu và sẵn sàng chi trả, từ đó tăng tỉ lệ chuyển đổi.
Tăng độ nhận diện thương hiệu: SEO Website ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng nhận diện thương hiệu. Khi mà lượng truy cập vào website của doanh nghiệp lớn, tức là thương hiệu đang ngày càng được nhiều người biết đến hơn. Không chỉ vây, SEO Website còn giúp doanh nghiệp tăng sự tin tưởng và lòng trung thành của khách hàng, tăng giá trị và sự uy tín của thương hiệu.
Tối ưu chi phí tiếp cận nhóm khách hàng tiềm năng: Thay vì sử dụng các loại quảng cáo tính phí và phải bỏ nhiều tiền để tiếp cận khách hàng tiềm năng, thì SEO Web giúp bạn tối ưu được chi phí tiếp cận khách hàng, gia tăng hiệu quả và hiệu suất của chiến dịch marketing.
Hiểu rõ hơn về hành vi của nhóm khách hàng: SEO Website giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hành vi của khách hàng thông qua các công cụ như: Google Analytic, Google Search Console, Google Tag Manager, … Từ những công cụ này cung cấp nguồn dữ liệu về khách hàng như từ khóa, nguồn traffic, thời gian on site, tỷ lệ thoát trang, tỷ lệ chuyển đổi,… Qua đó, doanh nghiệp sẽ biết mình cần làm gì để tối ưu hóa website và chiến lược marketing cho hợp lý.
Khoản đầu tư mang tính dài hạn: SEO Website là một quá trình liên tục và bền vững. Chính vì không bị phụ thuộc bởi những yếu tố bên ngoài như thời gian, ngân sách,… nên SEO giúp doanh nghiệp duy trì, cải thiện thứ hạng và traffic trên Google, tạo ra một nguồn khách hàng bền vững.
Tăng tỷ lệ nhấp chuột CTR: Tỷ lệ nhấp chuột CTR (Click Through Rate) được tăng lên vì SEO Website giúp trang web của doanh nghiệp được xuất hiện cao trên các kết quả tìm kiếm của Google, thu hút được sự chú ý và quan tâm của người dùng. Bên cạnh đó, SEO Website giúp doanh nghiệp tăng lượng traffic chất lượng, có khả năng chuyển đổi cao và tăng doanh số bán hàng.
6 hình thức SEO phổ biến hiện nay
SEO tổng thế: là tăng uy tín và chất lượng bằng cách tối ưu toàn bộ website theo tiêu chuẩn thân thiện với công cụ tìm kiếm.
SEO từ khóa: là nhằm mục đích cải thiện thứ hạng từ khóa cụ thể của website trên công cụ tìm kiếm, tăng khả năng hiển thị với người dùng.
SEO hình ảnh: là kỹ thuật đưa hình ảnh trên website ưu tiên hiển thị ở những vị trí đầu trên trang tìm kiếm hình ảnh.
SEO video social: là nâng cao thứ hạng tìm kiếm của website nhờ các trang mạng xã hội và tương tác người dùng.
Local SEO: tối ưu hóa công cụ tìm kiếm theo khu vực
SEO app mobile: sẽ đựa ứng dụng của doanh nghiệp trên appstore hay google play hiển thị ở những vị trí đầu trên trang tìm kiếm khi người dùng nhập từ khóa.
Hạn chế của SEO
Mất nhiều thời gian: SEO Website là một quá trình dài hạn, đòi hỏi nhiều kiến thức, kinh nghiệp và cập nhập liên tục. Doanh nghiệp có thể sẽ mất vài tháng hoặc thậm chí là vài năm để đạt được thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm. Lý do là vì Google cần nhiều thời gian để quét và cập nhật lại thứ hạng của các trang web.
Cần đầu tư nhiều chi phí: SEO Website cần đầu tư nhiều chi phí để có thể tối ưu hóa website một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. Chi phí này có thể là thuê nhân viên, mua các công cụ và plugin, mua các liên kết chất lượng,.. Mức chi phí này có thể khác nhau tùy thuộc vào độ phức tạp của trang web và mức độ cạnh tranh của ngành trên thị trường.
Gặp rủi ro nếu vi phạm chính sách của Google: Website của bạn có thể bị Google phạt, làm giảm thứ hạng và thậm chí là bị loại bỏ khỏi kết quả tìm kiếm nếu bạn sử dụng các kỹ thuật như: nội dung trùng lặp, liên kết spam, các kỹ thuật SEO mũ xám, SEO mũ đen, … Hãy tuân thủ các quy tắc và hướng dẫn của Google để đảm bảo website của bạn luôn có thứ hạng cao vào ổn định.
10 Kỹ năng quan trọng – Người làm SEO cần biết để bắt kịp xu hướng mới nhất 2024
Khả năng thu thập thông tin
Khả năng thu thập thông tin là một trong những kỹ năng cần thiết của người làm SEO. Họ cần phải nghiên cứu, cập nhật thường xuyên liên tục các thông tin liên quan đến SEO. Bên cạnh đó, những SEOer cần biết cách sử dụng các công cụ và thu thập – phân tích những nguồn thông tin chất lượng, chính xác và hiệu quả nhất.
Cách tìm và sử dụng keyword SEO hiệu quả
Đối với nhân viên SEO, cách tìm và sử dụng từ khóa là một yếu tố quan trọng. Bởi nó quyết định sự xuất hiện của website trên các kết quả tìm kiếm. Người làm SEO cần biết cách tìm từ khóa và sử dụng phù hợp, hiệu quả cho website của mình. Họ cũng cần biết cách sử dụng các công cụ hỗ trợ cùng kỹ thuật nghiên cứu từ khóa. Từ đó sẽ tìm ra được bộ từ khóa chất lượng, có liên quan và tiềm năng.
Khả năng tối ưu cấu trúc website
Người làm SEO cần có khả năng tối ưu cấu trúc website một cách rõ ràng, logic, dễ theo dõi. Khi cấu trúc website được tối ưu, SEO cũng sẽ được thực hiện dễ dàng hơn, nhanh chóng và thành công hơn. Ngoài ra, nhân viên SEO cần biết cách sử dụng kết hợp các công cụ và plugin nhằm kiểm tra và sửa chữa những lỗi trên cấu trúc website như các liên kết hỏng, lỗi mã 404, nội dung bị trùng lặp, …
Viết bài chuẩn SEO
Viết bài chuẩn SEO là kỹ năng quan trọng cho SEOer, bởi nội dung chính là yếu tố then chốt quyết định chất lượng và giá trị của website, và cũng như sự hài lòng, trung thành của người dùng. Chính vì vậy, nhân viên SEO cần biết cách sử dụng các phần mềm và kỹ thuật xây dựng nội dung để tạo ra các nội dung đa dạng, phong phú, hấp dẫn như hình ảnh, video, …
Xây dựng hệ thống liên kết chất lượng
Xây dựng hệ thống liên kết chất lượng, website dễ dàng nhanh chóng cải thiện được thứ hạng tìm kiếm, được Google index nhanh hơn và kéo theo đó traffic sẽ nhiều hơn. Thế nhưng, nếu website có chứa nhiều link không liên quan tới bài viết sẽ khiến trang bị đánh giá thấp, khó lên top tìm kiếm. Thậm chí website sẽ bị vi phạm bản quyền, Google chặn không lập chỉ mục, không cho dẫn link.
SEO Onpage
Tối ưu SEO Onpage là kỹ năng vô cùng quan trọng đối với người làm SEO ngay từ những giai đoạn đầu tiên của mỗi dự án. SEOer cần biết cách tối ưu các yếu tố Onpage như title, thẻ meta, URL, … để chứa các từ khóa phù hợp và thu hút người dùng, Ngoài ra, nhân viên SEO cũng cần biết cách sử dụng kết hợp các công cụ và plugin để kiểm tra và tối ưu hóa các yếu tố SEO Onpage nhằm giúp website tăng thứ hạng, traffic trên Google.
SEO Offpage
Tối ưu SEO Offpage là kỹ năng quan trọng cho nhân viên SEO. Bởi đây là yếu tố quyết định độ uy tín và phổ biến của website trên Internet. Thực hiện kỹ năng này, SEOer nên tập trung nhiều hơn đến backlink. Đi backlink liên quan, chất lượng và được gắn lên diễn đàn, blog, mạng xã hội,… những nơi có nhiều người biết đến sẽ giúp cải thiện chất lượng của website.
Kỹ năng theo dõi và đánh giá SEO
Người làm SEO cần biết cách phân tích, đo lường hiệu quả và đánh giá SEO bằng cách sử dụng kết hợp các công cụ. plugin như: Google Search Console, Google Analytics, … SEOer cần biết cách thu thập, phân tích các sữ liệu về SEO như: từ khóa, nguồn traffic, thời gian on-site, tỷ lệ thoát trang, tỷ lệ chuyển đổi.
Tối ưu hóa Website cho các thiết bị di động
Người dùng hiện nay có xu hướng sử dụng thiết bị di động nhiều hơn. Do đó, đây cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thứ hạng và traffic của website. Vì vậy, nhân viên SEO cần biết cách tối ưu website của mình thân thiện với các thiết bị di động bằng các công cụ như: responsive design, AMP, mobile-friendly test,..
Nâng cao trải nghiệm người dùng
SEOer cần biết cách tối ưu hóa trải nghiệm người dùng khi kết hợp sử dụng các công cụ và kỹ thuật như UX design, A/B testing, user feedback,… Bởi trải nghiệm người dùng chính là yếu tố quyết định sự hài lòng và sự trung thành của người dùng, cũng như sự thành công và phát triển của website.
Kết luận
SEO Marketing là một công việc đầy tiềm năng nhưng đòi hỏi người thực hiện cần có kiến thức chuyên môn tốt. Bên cạnh những kiến thức trên, người làm SEO cũng cần hiểu được những thuật toán của Google. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu được phần nào về SEO và có cái nhìn khách quan nhất về công việc này. Từ đó giúp bạn có những quyết định và kế hoạch để sẵn sàng bứt phá mạnh mẽ hơn trong tương lai.
Là một người lãnh đạo, bạn luôn mong muốn có một không gian làm việc chuyên nghiệp, thể hiện đẳng cấp và tạo cảm hứng làm việc. Bàn giám đốc chữ L chính là lựa chọn hoàn hảo để đáp ứng những yêu cầu đó. Cùng Govi tìm hiểu về dòng sản phẩm này ngay […]
Trong không gian sống hiện đại, việc sắp xếp và bảo quản đồ đạc gọn gàng là điều vô cùng quan trọng. Và một trong những vật dụng hữu ích không thể thiếu đó chính là tủ gỗ nhỏ có khóa. Vậy tủ gỗ nhỏ có khóa là gì và tại sao nó lại trở […]
Bạn đang tìm kiếm một giải pháp làm việc hiệu quả mà không chiếm quá nhiều diện tích? Bạn muốn sở hữu một không gian làm việc hiện đại, tiện nghi ngay tại ngôi nhà của mình? Câu trả lời có thể nằm ở chiếc bàn làm việc treo tường. Vậy bàn làm việc treo […]
Xu hướng làm việc tại nhà và làm việc linh hoạt đang ngày càng phổ biến. Để tạo ra một không gian làm việc tiện nghi và hiệu quả tại nhà, nhiều người đã đầu tư vào các thiết bị hỗ trợ, trong đó có kệ màn hình máy tính. Vậy kệ màn hình có […]
Trong môi trường làm việc hiện đại, ghế xoay văn phòng không tay vịn ngày càng trở thành sự lựa chọn phổ biến của nhiều người. Với nhiều ưu điểm vượt trội, loại ghế này mang đến cho người dùng sự thoải mái nhưng vẫn đảm bảo yếu tố thẩm mỹ. Hãy cùng tìm hiểu […]
TƯ VẤN THIẾT KẾ TRỌN GÓI
Với hơn 10+ năm kinh nghiệm và tư vấn cho hơn 100.000 đối tác, Govi sẽ mang đến cho bạn thiết kế không gian 2D và định hướng không gian 3D miễn phí theo tiêu chí Phù hợp phong cách - Khẳng định chất riêng - Chi phí tối ưu - Đầy đủ tiện ích.
Govi chuyên cung cấp các loại bàn ghế, tủ tài liệu... hiện đại, chất lượng cao, đa dạng mẫu mã - kiến tạo không gian làm việc chuyên nghiệp và đẳng cấp.
Số 5 Nguyễn Khang, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà NộiXem bản đồ
53 Đinh Thị Thi, KĐT Vạn Phúc, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, Tp.HCMXem bản đồ