Gỗ sa mu (sa mộc) là gì? Thuộc nhóm mấy? Có tốt không?

Chia sẻ trên :
04-04-2025 3479 lượt xem

Đối với những người yêu thích các sản phẩm được làm từ gỗ thì cái tên gỗ samu không còn xa lạ gì nữa. Đây vốn là loại gỗ quý hiếm, mang trong mình những ưu điểm vượt trội nên nó dần được ứng dụng trong thiết kế và trang trí nội thất. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ về gỗ samu, nó có đặc điểm tính chất nào, có tốt không? Trong bài viết này, hãy cùng Govi đi tìm hiểu về các vấn đề này nhé!

Gỗ samu là gì? Nguồn gốc của loại gỗ này

Cây samu có tên gọi khác là chi sa mộc, còn tên khoa học là Cunninghamia, được đặt theo tên bác sĩ người Anh Dr. James Cunningham. Người ta còn gọi nó bằng nhiều cái tên khác như sa mu, sà mu, sa múc, co may (Dao), thông mụ, thông Tàu, long len. Cây thuộc họ bạch (hoàng đàn với 27 – 30 chi và khoảng 130 – 140 loại trải khắp thế giới). Bắt nguồn từ Việt Nam, Đài Loan, Trung Quốc và sau đó cây samu được nhân giống ở nhiều nước trên thế giới.

Khi sống được khoảng 10 năm thì cây bắt đầu ra hoa. Thông thường hoa sẽ ra vào khoảng tháng 3 – 4 và kết trái vào mùa đông. Samu được phân bổ rộng rãi tại những khu vực có thời tiết khí hậu ôn hòa. Độ ẩm thích hợp cho cây phát triển vào khoảng 75%, nhiệt độ trung bình khoảng 15 – 20 độ C.

Cây sẽ phát triển nhanh, vươn lên tầng cao nhất khi sống cùng các loại cây khác do tính chất ưa ánh sáng. Ở Việt Nam, người ta tìm thấy gỗ samu sinh trưởng nhiều và phát triển tốt ở các khu rừng tự nhiên thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc như Yên Bái, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang.

Các cây samu
Cây samu được phân bổ rộng rãi tại những khu vực có thời tiết khí hậu ôn hòa, độ ẩm cao

Đặc điểm hình thái của cây sa mu

Để hiểu rõ hơn về đặc tính sinh học và cấu tạo của cây, bảng sau đây tổng hợp các đặc điểm hình thái tiêu biểu:

Đặc điểmMô tả chi tiết
Kích thước thân câyCây gỗ lớn, cao trên 30m; đường kính có thể vượt quá 2m.
Thân và vỏ câyThân tròn, rất thẳng; vỏ màu nâu hoặc xám nâu, có vết nứt dọc.
Hệ thống cànhCành mọc thành từng tầng, xếp vòng quanh thân, tạo dáng hình trụ.
Hình dạng láLá nhọn như mũi giáo, dài 3-6cm, rộng 3-5mm; đầu lá nhọn, cứng; mép có răng cưa sắc.
Bố trí láLá mọc xoắn ốc nhưng vặn ở cuống, cùng cành tạo thành mặt phẳng.
Mặt láMặt trên có 2 rãnh song song gần mép; mặt dưới có 2 dải phấn trắng dọc theo gân giữa.
Thời gian ra hoaTừ tháng 3 đến tháng 4.
Thời gian quả chínTừ tháng 10 đến tháng 11.
Thời gian thu hạtTừ ngày 15/10 đến 15/12, khi quả chuyển màu vàng nhạt, hạt màu cánh gián, nhân trắng hoặc trắng mờ.
Khả năng tái sinhCây lớn có thể mọc chồi rễ mút quanh gốc, đặc biệt khi bị thương ở thân hoặc rễ. Các chồi này phát triển thành cây nhiều thân.
Vỏ thân giàDễ bong tróc, để lộ lớp vỏ trong màu nâu đỏ.
Hệ thống rễRễ chính phát triển kém; rễ bàng ăn nông, phân bố chủ yếu ở lớp đất mặt, lan ngang khi cây còn nhỏ.

Gỗ sa mu thuộc nhóm mấy?

Gỗ sa mu được xếp vào nhóm I, là nhóm các loại gỗ quý hiếm theo danh mục gỗ rừng tự nhiên tại Việt Nam. Đây là loại gỗ có giá trị cao, được đánh giá cao cả về chất lượng lẫn tính thẩm mỹ.

Đặc điểm nổi bật của gỗ sa mu

Như đã đề cập ở trên, gỗ sa mu là một trong những loại gỗ quý tại Việt Nam, được đánh giá cao về chất lượng và thẩm mỹ. Để hiểu rõ hơn về loại gỗ này, hãy cùng điểm qua các đặc điểm nổi bật dưới đây.

  • Màu sắc: Gỗ sa mu thịt thường có màu vàng đậm hoặc đỏ nhạt, tạo cảm giác ấm áp và sang trọng.
  • Vân gỗ: Vân gỗ rõ nét, đẹp mắt, kết hợp với mùi thơm dịu nhẹ đặc trưng, rất dễ chịu trong không gian sống.
  • Chất lượng gỗ: Gỗ sa mu dầu có độ bền cao, khả năng chống mục nát và mối mọt tốt.
  • Tính chất vật lý: Gỗ nhẹ, thớ gỗ thẳng, dễ chịu lực ép ngang. Nhờ đặc điểm này, gỗ sa mu rất dễ dàng trong quá trình thi công như cưa xẻ, uốn cong, bào trơn hay đánh bóng.

Với tính chất cơ lý ổn định và tính thẩm mỹ cao, gỗ sa mu được ứng dụng phổ biến trong chế tác nội thất, đồ mỹ nghệ cao cấp, vật dụng trang trí hoặc các công trình đòi hỏi sự kỳ công và bền vững.

Gỗ samu có phải là gỗ tốt không?

Gỗ samu là loại gỗ được xếp vào danh sách các loại gỗ quý hiếm thuộc nhóm I của danh sách các loại gỗ trong rừng tự nhiên ở Việt Nam. Thịt gỗ có màu vàng đậm hoặc hơi đỏ nhạt, thớ gỗ thẳng. Chính vì sở hữu đặc điểm này nên rất dễ để cưa xẻ gỗ thành các tấm. Bạn cũng có thể uốn cong các tấm gỗ một cách dễ dàng, đánh bóng và bào trơn để làm thành các sản phẩm khác.

Các thân gỗ samu
Gỗ Samu được đánh giá rất cao trên thị trường gỗ hiện nay

Bên cạnh đó, loại gỗ này rất bền đẹp, không bị mục nát hay mối mọt. Không chỉ có màu sắc đẹp mà các vân gỗ của cây samu rất rõ nét lại có mùi thơm dễ chịu. Gỗ khá nhẹ, thớ thẳng nên chịu được sức ép ngang. Từ những ưu điểm kể trên, có thể thấy đây là một loại gỗ vô cùng chất lượng. Gỗ đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng từ chất lượng, màu sắc cho đến mùi hương. Tất cả đem lại cho khách hàng một sự thoải mái, thư giãn.

Cách để nhận biết gỗ samu

Thân cây

Đặc điểm thân cây samu là tròn, thẳng đứng và một cây trưởng thành có chiều cao lên đến khoảng 20 – 30m. Đường kính của thân cây dựa vào độ tuổi của cây, nó có thể lớn hơn 2m. Vỏ cây sẽ có màu nâu hoặc xám, vỏ nứt dọc thân cây tùy theo từng mùa. Một đặc điểm đặc trưng nữa là lõi của thân cây thường bị rỗng do di truyền từ giống. Chính vì thế, khi muốn nhân giống cần lựa chọn cây cha thật cẩn thận.

Lá cây

Vốn là một loại cây phù hợp trồng ở những nơi có khí hậu lạnh. Tuy nhiên, nó vẫn có thể phát triển được ở những nơi cận xích đạo. Lá samu đặc trưng là hình trụ, thuộc loại lá kim và mọc tương tự lá thông. Lá dài từ 2 – 7cm, rộng 3 – 5mm, cứng và có màu xanh lục. Trong thời tiết giá lạnh, nhất là các khu vực có tuyết rơi thì lá có thể chuyển sang màu nâu đồng.

Hoa và quả

Cây phát triển đến khoảng 10 năm tuổi là bắt đầu cho ra hoa. Do màu sắc của nón (cụm hoa) rất dễ lẫn với lá nên chúng ta thường khó có thể nhìn thấy. Hoa cây samu thường hay ra vào cuối mùa xuân. Hoa đực mọc tại đầu cành và mọc thành nón với 10 – 30 hoa. Nón cái mọc đơn lẻ tại gốc lá với 2 – 3 hoa.

Trái của cây samu
Gỗ samu là loại gỗ quý hiếm, mang trong mình những ưu điểm vượt trội

Vào đầu mùa đông, chồi bắt đầu chín dài khoảng 3 – 4cm hình trứng. Vỏ có các vẩy nhìn gần giống như vỏ quả dứa, bên trong vẩy chứa từ 3 – 5 hạt. Từ khoảng giữa tháng 10 đến cuối tháng 12 dương lịch sẽ là mùa thu hoạch quả samu.

Rễ cây

Rễ cây thuộc dạng rễ cọc, thường ít phát triển sâu vào trong lòng đất. Thay vào đó nó sẽ mọc ngang, ăn nông và tận dụng nguồn dinh dưỡng từ lớp bề mặt. Cây ưa trồng ở vùng đất ẩm, pha cát, dễ thoát nước. Độ pH của đất lớn hơn 5, có nhiều mùn và mang tính chất đất rừng. Các loại đất mà cây ưa phát triển là trên đá phiến thạch sét, phiến thạch mica, đá macma, đá vôi có tầng dày từ 0.7 – 0.8m trở lên. Không thích hợp để trồng trên các loại đất kiềm hoặc mặn.

Phương pháp trồng và chăm sóc cây samu

Hiện nay, tình trạng khai thác rừng ngày càng cao khiến cho gỗ samu tự nhiên càng trở nên ít. Cũng từ đó mà các dự án trồng rừng samu được nhân rộng nhiều hơn. Người ta thu thập hạt giống từ những rừng giống chuyển hóa đã có công nhận.

Hạt giống sau khi lấy về đem ngâm trong nước ấm 40 độ C từ 8 – 12 tiếng rồi ủ trong 4 ngày. Khi ủ đủ ngày đem hạt giống đi gieo, thời điểm thích hợp để giao rơi vào vụ Đông Xuân và trước khi trồng 12 – 16 tháng. Giai đoạn này cây con phát triển đến trên 25cm, đường kính gốc 0.3 – 0.4cm, sinh trưởng tốt. Lá màu xanh đậm, cân đối, thân thẳng và có 3 – 4 cành. Đồng thời không bị sâu bệnh, không cụt ngọn là có thể đem ra trồng xuống đất.

Nếu trồng vào vụ Xuân (cuối tháng 2 – giữa tháng 4) nên chọn ngày râm mát, nhiều mây mù hoặc mưa phùn. Thời điểm này trồng cây rất tốt và có thể trồng rễ trần. Nên tránh trồng vào những ngày quá khô hoặc quá rét. Khu vực trồng đất dốc dưới 25 độ được phát sạch sẽ cỏ xung quanh. Với địa hình dốc trên 25 độ sẽ phát băng theo đường đồng mức.

Thân cây samu
Cây trưởng thành có chiều cao lên đến khoảng 20 – 30m, đường kính thân cây có thể lớn hơn 2m

Quá trình chăm sóc cây được làm trong vòng 3 – 4 năm liên tục. Năm thứ nhất tiến hàng phát quang bụi cây, tỉa các chồi xấu chỉ giữ lại một thân chính và xới vun đất xung quanh gốc rộng 0.6 – 0.8m. Sang năm thứ hai, dọn dẹp cây cỏ và vun xới đất quanh gốc rộng 0.8 – 1m và kết hợp bón phân. Năm thứ 3 và 4 thực hiện các công việc tương tự như năm 2.

Giá gỗ sa mu hiện nay là bao nhiêu?

Gỗ sa mu là một trong những loại gỗ quý hiếm được nhiều người tìm kiếm, đặc biệt trong các công trình nội thất cao cấp và kiến trúc truyền thống. Giá của gỗ sa mu không cố định mà thay đổi tùy theo nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Kích thước gỗ: Gỗ có đường kính lớn và dài thường có giá cao hơn.
  • Tuổi thọ cây: Cây gỗ càng lâu năm thì chất lượng gỗ càng tốt, kéo theo giá thành cũng tăng lên.
  • Độ khan hiếm: Nguồn cung gỗ sa mu hiện rất hạn chế do chính sách bảo tồn và khai thác chặt chẽ, làm cho giá bán thường dao động theo từng thời điểm trong năm.

Vì vậy, để biết được mức giá chính xác của gỗ sa mu theo nhu cầu cụ thể, bạn nên liên hệ trực tiếp với các đơn vị phân phối uy tín. Họ sẽ cung cấp bảng báo giá cập nhật, phù hợp với thị trường tại thời điểm bạn cần mua.

Ứng dụng của gỗ samu trong đời sống

Gỗ sa mu là loại gỗ quý có đặc tính bền chắc, chịu lực tốt và độ đàn hồi cao, vì vậy được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống:

Sản xuất nội thất và kiến trúc

Với khả năng chịu lực và độ ổn định cao, gỗ sa mu thường được sử dụng để chế tạo các sản phẩm nội thất kích thước lớn như sập gỗ, bàn ghế, tủ quần áo, khung gương… Ngoài ra, loại gỗ này cũng phù hợp để làm cầu thang, cửa gỗ, sàn nhà, xà ngang, và cột trong các công trình kiến trúc truyền thống như đền, chùa.

Trần nhà gỗ sa mộc
Trần nhà gỗ sa mộc

Chế tác thủ công mỹ nghệ và tượng gỗ

Nhờ vân gỗ đẹp, dễ tạo hình và độ bền cao, gỗ sa mu là lựa chọn phổ biến trong chế tác đồ thủ công mỹ nghệ. Nhiều nghệ nhân sử dụng loại gỗ này để tạo ra tượng Phật, tượng Phúc – Lộc – Thọ hay tượng Di Lặc, thể hiện giá trị tâm linh và văn hóa truyền thống. Ngoài ra, các vật phẩm như đũa, thìa gỗ dùng trong gia đình hoặc nhà hàng cũng được làm từ gỗ sa mu vì độ bền và hương thơm dịu nhẹ.

Tượng Phật Di Lặc bằng gỗ sa mu
Tượng Phật Di Lặc bằng gỗ sa mu

Chiết xuất tinh dầu phục vụ y học

Tinh dầu từ gỗ sa mu tuy không quá nổi bật về mùi hương như một số loại gỗ khác, nhưng lại được đánh giá cao trong y học dân gian. Tinh dầu này có thể được dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh lý như trĩ nội, trĩ ngoại, các bệnh ngoài da, vết bỏng, đau khớp và cả các vết thương do côn trùng gây ra.

Tinh dầu gỗ samu
Tinh dầu gỗ samu

Ứng dụng trong công nghiệp

Gỗ sa mu có khả năng chống mối mọt và chịu được lực tác động mạnh, do đó thường được sử dụng trong ngành đóng tàu, làm cột buồm, trụ mỏ hoặc các chi tiết yêu cầu độ chịu lực cao.

Trồng làm cây cảnh và tạo cảnh quan

Với dáng cây thẳng, cao và đẹp, cây sa mu được trồng phổ biến tại công viên, trường học, bệnh viện, hoặc các tuyến đường đô thị để tạo bóng mát và cảnh quan xanh. Ngoài ra, nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số còn trồng sa mu ở bìa rừng nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của động vật lớn vào khu vực sinh sống.

Kết bài

Gỗ sa mu sở hữu nhiều đặc điểm đáng chú ý từ sinh thái học đến giá trị sử dụng, cho thấy đây là một loại gỗ có tiềm năng cao trong sản xuất và thương mại. Dù giá thành có thể dao động tùy theo chất lượng và mục đích sử dụng, sa mu vẫn được đánh giá là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm vật liệu bền đẹp, có giá trị thẩm mỹ và mang đến cảm giác gần gũi với thiên nhiên. Hy vọng qua bài viết trên của Govi, bạn đã có cái nhìn tổng quan và đầy đủ hơn về gỗ sa mu và các ứng dụng của nó trong thực tiễn.

Xem thêm:

5/5 - (3 bình chọn)

Tin tức khác

Những tư vấn mới những xu hướng nội thất văn phòng 2025
cco là gì
CCO là gì? Vai trò chức danh của CCO trong doanh nghiệp

Trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt, Chief Commercial Officer (CCO) trở thành “bộ não” của doanh nghiệp trong việc xác lập và thực thi chiến lược kinh doanh. Vị trí CCO không chỉ chịu trách nhiệm dẫn dắt đội ngũ bán hàng mà còn đảm bảo kế hoạch doanh số […]

nhựa abs là gì
Nhựa ABS là gì? Có an toàn không? Ứng dụng trong cuộc sống

Nhựa ABS là một trong những loại nhựa phổ biến nhất hiện nay, được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực từ đồ gia dụng, thiết bị điện tử đến nội thất và ô tô. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn băn khoăn liệu nhựa ABS có an toàn cho sức khỏe hay không […]

melamine là gì
Melamine là gì? Các loại ván gỗ Melamine phổ biến hiện nay

Melamine đang dần trở thành một trong những vật liệu phổ biến trong ngành nội thất hiện đại nhờ tính thẩm mỹ cao, độ bền tốt và chi phí hợp lý. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ Melamine là gì và loại ván này có phù hợp với nhu cầu sử […]

mẫu thiết kế quầy lễ tân
40+ Mẫu thiết kế quầy lễ tân đẹp, ấn tượng trong năm 2025

Quầy lễ tân là khu vực đầu tiên mà khách hàng, đối tác hay ứng viên tiềm năng tiếp xúc khi bước vào một văn phòng. Chính vì thế, thiết kế quầy lễ tân không chỉ phản ánh bộ mặt thương hiệu mà còn góp phần tạo nên ấn tượng ban đầu chuyên nghiệp, thân […]

mẫu sofa vintage
Top 20+ mẫu sofa vintage ấn tượng, sang trọng và đẹp mê ly

Phong cách vintage đang dần trở thành biểu tượng của sự thanh lịch và hoài niệm trong thiết kế nội thất hiện đại. Trong đó, sofa vintage nổi bật như một điểm nhấn độc đáo, mang theo hơi thở của thời gian và nét đẹp nghệ thuật vượt thời đại. Nếu bạn đang tìm kiếm […]

TƯ VẤN THIẾT KẾ TRỌN GÓI

Với hơn 10+ năm kinh nghiệm và tư vấn cho hơn 100.000 đối tác, Govi sẽ mang đến cho bạn thiết kế không gian 2D và định hướng không gian 3D miễn phí theo tiêu chí Phù hợp phong cách - Khẳng định chất riêng - Chi phí tối ưu - Đầy đủ tiện ích.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN/ NHẬN MODEL 3D
Thu gọn
  • Thêm sản phẩm

  • Thêm sản phẩm

  • Thêm sản phẩm

call
zaloChat Zalo
callHotline 0909.12.1111 zaloZalo messHợp tác