Gỗ HDF là gì? Cấu tạo, đặc điểm và phân loại gỗ HDF
Chia sẻ trên :
06-06-2022 1791 lượt xem
Gỗ công nghiệp HDF là loại vật liệu đang được ưa chuộng, dùng nhiều trong nhà phố, nội thất nhà chung cư, nội thất văn phòng, biệt thự.. bởi những đặc tính hữu ích, nổi trội hơn nhiều loại gỗ công nghiệp khác. Vậy gỗ HDF là gì? Đặc điểm, cấu tạo, ứng dụng như thế nào? Để hiểu hơn về đặc tính của gỗ HDF, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu gỗ HDF là gì?
Gỗ HDF là tên gọi của một loại gỗ được viết tắt của từ High Density Fiberboard (tấm gỗ HDF hay còn gọi là tấm ván ép HDF).
Loại gỗ này phát triển dựa trên cơ sở khắc phục các nhược điểm của các loại ván gỗ khác như MDF, MFC để nâng cao chất lượng gỗ được tốt hơn.
Gỗ sợi HDF có sự bền bỉ, chắc chắn và khả năng chịu lực với mật độ cao.
Cấu tạo và quy trình sản xuất gỗ công nghiệp HDF
Tấm gỗ HDF là một loại gỗ công nghiệp với 80 – 85% chất liệu là gỗ tự nhiên kết hợp cùng 15- 20% các phụ gia tăng độ cứng, độ kết dính tạo thành.
Nguyên liệu chính tạo thành cốt gỗ là tận dụng những vụn gỗ thừa, cành cây, ngọn cây và các loại gỗ tái sinh ngắn ngày.
Sau khi luộc, bột gỗ sẽ được sấy khô ở điều kiện nhiệt độ 1000 – 2000 độ C để xử lý hết nước và nhựa trong gỗ.
Gỗ HDF thường được ép với áp suất 850 -870kg/cm2 để định hình tấm gỗ với kích thước 2000mm x 2400mm, độ dày 6mm – 24mm hoặc kích thước sẽ được ép tùy theo nhu cầu sử dụng.
Các tấm gỗ đã xử lý bề mặt sẽ được đưa sang dây chuyền cắt theo các kích thước đã định sẵn. Sau đó được phủ thêm lớp tạo van gỗ cùng lớp phủ bề mặt.
Đặc điểm nổi bật của gỗ HDF là gì?
Có thể nói, gỗ HDF có rất nhiều đặc điểm nổi bật và vượt trội hơn so với các loại gỗ ván công nghiệp khác. Bởi vậy, loại gỗ này được ưu tiên ứng dụng vào sản xuất và phục vụ cho các công trình tầm trung bình cao đến rất cao.
Gỗ HDF có khả năng chống trầy xước, chống ẩm, cách nhiệt tốt, có độ cứng cao nên chịu được tải trọng lớn. Loại gỗ này còn có khả năng bắt vít tốt, đảm bảo được độ bền cho các đồ nội thất.
Bề mặt của ván ép chất lượng cao rất nhẵn, mịn, không thô ráp và không có dăm gỗ.
Gỗ HDF có kết cấu đặc sánh, không có khoảng rỗng li ti như gỗ MDF. Bởi đặc tính siêu đặc này nên có khả năn các âm, chống ồn rất tốt.
HDF thường được ép với áp suất dưới 850 – 870kg/cm2 để định hình nên tấm gỗ HDF chịu lực tốt, không bị biến dạng, cong vênh hay gãy khi va đập mạnh.
Dễ dàng sơn hoặc ép các bề mặt trang trí như: veneer, Laminate, Melamine,… Bởi bề mặt mịn, nhẵn bóng và đồng nhất.
Cốt gỗ HDF siêu đặc nên có khả năng chống mối mọt rất tốt, không bị hư hại bởi côn trùng.
Các chất liệu bột gỗ liên kết với nhau nên khả năng giãn nở rất thấp, đảm bảo được độ bền và hạn chế sự hư hại khi gặp nhiệt độ cao hay gặp nước.
Gỗ HDF được xử lý, sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn an toàn sức khỏe E1 – E2 nên rất an toàn với sức khỏe người dùng, không gây ngộ độc hay kích ứng gì đối với con người.
Ngoài ra, gỗ công nghiệp HDF cũng có những nhược điểm nhất định:
Đối với gỗ công nghiệp thì gỗ HDF là loại gỗ có giá thành cao nhất.
Khó phân biệt gỗ HDF (tiêu chuẩn) bằng mắt thường.
Chỉ thi công nội thất ở dạng phẳng lỳ hoặc kết hợp với các nẹp chỉ tạo điểm nhấn, không làm được bằng dạo panel.
Cần tránh tiếp xúc với nước và sử dụng vải khô, mềm để làm sạch bụi bẩn nhằm bảo quản sản phẩm được tốt hơn.
Phân loại gỗ HDF phổ biến trên thị trường
Các ván gỗ HDF sau khi được xử lý bề mặt sẽ được chuyển sang dây chuyền cắt theo kích thước đã được định hình.
Trong quá trình này, nhà sản xuất có thể cán phủ lớp tạo vân gỗ và lớp phủ bề mặt, hoặc có thể để trơn. Các lớp phủ bề mặt thường được làm bằng Melamine Resin kết hợp với sợi thủy tinh tạo nên một lớp phủ trong suốt, giữ cho màu sắc và vân gỗ luôn ổn định, bảo vệ bề mặt tốt hơn.
Gỗ HDF thường
HDF thường là loại ván ép nguyên bản giữ màu trắng tự nhiên của gỗ thịt và không trải qua công đoạn xử lý tẩy nhuộm nào. Bởi vậy, gỗ HDF thường rất an toàn với sức khỏe và đa số trên thị trường chúng ta hay bắt gặp loại ván gỗ này.
Ngoài ra, gỗ HDF thường cũng đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn cơ bản của gỗ ép công nghiệp cao cấp nên được nhiều người lựa chọn.
Gỗ HDF chống ẩm
HDF siêu chống ẩm
Đối với dòng ván HDF siêu chống thấm này thường có cấu tạo và chức năng như HDF thường. Tuy nhiên, gỗ HDF siêu chống ẩm lại có khả năng kháng nước lâu hơn, chống ẩm tốt hơn khi thời tiết thay đổi thất thường.
HDF siêu chống ẩm thường có lõi xanh (màu xanh lá cây đậm hoặc nhạt) nhưng hiện nay, một số dòng HDF chống ẩm lại thường để màu vàng mà không nhuộm xanh.
Gỗ HDF siêu chống ẩm có đặc tính cứng, bền, chịu được môi trường có độ ẩm nên được sử dụng rộng rãi trong ngành nội thất trong nước và Quốc tế.
Black HDF siêu chống ẩm
Loại gỗ này có màu đen mà có cấu tạo cũng tương tự như gỗ HDF siêu chống ẩm. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất thì loại này được sử dụng lực nén cực lớn, lớn hơn hẳn HDF siêu chống ẩm.
Vì thế, Black HDF có nhiều đặc tính vượt trội, trong quá trình cấu thành sản phẩm không cần sử dụng nẹp gỗ như gỗ công nghiệp thông thường mà vẫn đảm bảo được độ chắc chắn của nội thất.
Ngoài ra, màu đen chủ là cách để phân biệt với HDF siêu chống ẩm.
Các lớp phủ bảo vệ bề mặt gỗ HDF phổ biến hiện nay
Gỗ HDF trơn
Gỗ HDF trơn là loại ván gỗ được sản xuất ra và không phủ bề mặt gì hết. Đây cũng là dòng sản phẩm được ứng dụng nhiều nhất. HDF trơn được bán cho các xưởng nội thất để đóng các sản phẩm có hình dáng phức tạp.
Các sản phẩm nội thất này sau khi được hoàn thiện sẽ được sơn phủ lên các màu khác nhau theo ý thích.
Gỗ HDF melamine
Ưu điểm của melamine là không cần phải trải qua giai đoạn sơn phết mà ván gỗ HDF sẽ được phủ lên bề mặt một lớp melamine. Bề mặt này có thể là vân gỗ hoặc màu trơn.
Các xưởng mộc hay xưởng nội thất khi dùng dỗ HDF melamine, chỉ cần cắt ván ra và đóng thành phẩm. Loại gỗ này được ứng dụng khá nhiều trong đời sống, dùng nhiều để đóng các sản phẩm tầm trung và tầm cao rất phù hợp.
Gỗ HDF laminate
Cũng giống như melamine, ván gỗ HDF phủ laminate là loại gỗ HDF được phủ lên một lớp bề mặt laminate vân gỗ hoặc màu trơn. Xưởng mua về chỉ việc cắt và đóng thành phẩm, sau khi hoàn thiện cần dán cạnh mà không cần qua giai đoạn sơn phết. HDF laminate thường dùng nhiều trong việc làm sàn gỗ công nghiệp.
Gỗ HDF phủ acrylic
Gỗ HDF còn được phủ acrylic lên bề mặt. Đối với các sản phẩm cần độ bóng như cánh tủ bếp, tủ quần áo thì chúng ta sẽ hay bắt gặp dòng sản phẩm này.
Ứng dụng của gỗ HDF
Nhờ đặc tính là có tỷ trọng nén cao nên gỗ HDF có độ bền tương đối cao trong các dòng gỗ công nghiệp. Mặc dù, dòng gỗ công nghiệp trong đó có gỗ HDF không thể so sánh được với các dòng gỗ tự nhiên nhưng nhờ có các đặc điểm nổi trội mà loại gỗ này vẫn được ứng dụng rất rộng rãi trong nhiều công trình thi công.
Đồ nội thất gỗ HDF
Trong nội thất, các ứng dụng chủ yếu dễ thấy đó là gỗ HDF dùng để đóng tủ bếp, kệ tivi, tủ quần áo, thậm chí là đóng giường, kệ sách…
Còn trong nội thất văn phòng, gỗ HDF được ứng dụng khá nhiều. Trong đó phải kể đến tủ lãnh đạo, bàn lãnh đạo, bàn họp, bàn trà…
Sản phẩm gỗ HDF được xem là bước đột phá mang tính cách mạng trong công nghiệp sản xuất nội thất hiện nay. Khi mà dòng gỗ tự nhiên ngày càng hiếm dần thì gỗ HDF là một dòng sản nguyên liệu thay thế hợp lý.
Sàn gỗ HDF
Gỗ công nghiệp HDF cũng có thể làm sàn gỗ và là một ứng dụng hàng đồng của loại vật liệu này. Với độ bền cao, khả năng chống nước tốt, chống cong vênh vượt trội và có tính thẩm mỹ cao thì sàn gỗ HDF đã dần có thể thay thế các loại sàn gỗ tự nhiên đắt đỏ. Sở hữu những đặc tính trên, sàn gỗ HDF sẽ đem đến giá trị hoàn hảo cho ngôi nhà của bạn.
Cửa gỗ HDF
Nhờ có đặc tính cách âm, chống ồn tốt nên loại gỗ này còn được sử dụng để làm cửa ra vào cho nhiều ngôi nhà. Chúng đặc biệt phát huy công hiệu tối đa đối với những nhà mặt phố, nhà trong khu dân cư đông đúc có nhiều tiếng ồn. Sử dụng cửa gỗ HDF sẽ đem lại cảm giác an toàn, không gian yên tĩnh cho căn nhà của bạn.
Trên thực tế, gỗ công nghiệp HDF còn được ứng dụng nhiều trong cuộc sống. Chúng có thể được sáng tạo để trở thành những vật dụng hữu ích dựa trên nhu cầu của người dùng.
Dù ứng dụng để cấu thành nên sản phẩm gì thì có một điều không thể phủ nhận là độ bền, chắc và chất lượng cao cấp của loại gỗ công nghiệp HDF mang lại. Hy vọng rằng, qua bài viết này của Govi.vn sẽ giúp bạn biết thêm các thông tin hữu ích về gỗ HDF cũng như các đặc điểm, tính chất, ứng dụng của loại gỗ này.
Là một người lãnh đạo, bạn luôn mong muốn có một không gian làm việc chuyên nghiệp, thể hiện đẳng cấp và tạo cảm hứng làm việc. Bàn giám đốc chữ L chính là lựa chọn hoàn hảo để đáp ứng những yêu cầu đó. Cùng Govi tìm hiểu về dòng sản phẩm này ngay […]
Trong không gian sống hiện đại, việc sắp xếp và bảo quản đồ đạc gọn gàng là điều vô cùng quan trọng. Và một trong những vật dụng hữu ích không thể thiếu đó chính là tủ gỗ nhỏ có khóa. Vậy tủ gỗ nhỏ có khóa là gì và tại sao nó lại trở […]
Bạn đang tìm kiếm một giải pháp làm việc hiệu quả mà không chiếm quá nhiều diện tích? Bạn muốn sở hữu một không gian làm việc hiện đại, tiện nghi ngay tại ngôi nhà của mình? Câu trả lời có thể nằm ở chiếc bàn làm việc treo tường. Vậy bàn làm việc treo […]
Xu hướng làm việc tại nhà và làm việc linh hoạt đang ngày càng phổ biến. Để tạo ra một không gian làm việc tiện nghi và hiệu quả tại nhà, nhiều người đã đầu tư vào các thiết bị hỗ trợ, trong đó có kệ màn hình máy tính. Vậy kệ màn hình có […]
Trong môi trường làm việc hiện đại, ghế xoay văn phòng không tay vịn ngày càng trở thành sự lựa chọn phổ biến của nhiều người. Với nhiều ưu điểm vượt trội, loại ghế này mang đến cho người dùng sự thoải mái nhưng vẫn đảm bảo yếu tố thẩm mỹ. Hãy cùng tìm hiểu […]
TƯ VẤN THIẾT KẾ TRỌN GÓI
Với hơn 10+ năm kinh nghiệm và tư vấn cho hơn 100.000 đối tác, Govi sẽ mang đến cho bạn thiết kế không gian 2D và định hướng không gian 3D miễn phí theo tiêu chí Phù hợp phong cách - Khẳng định chất riêng - Chi phí tối ưu - Đầy đủ tiện ích.
Govi chuyên cung cấp các loại bàn ghế, tủ tài liệu... hiện đại, chất lượng cao, đa dạng mẫu mã - kiến tạo không gian làm việc chuyên nghiệp và đẳng cấp.
Số 5 Nguyễn Khang, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà NộiXem bản đồ
53 Đinh Thị Thi, KĐT Vạn Phúc, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, Tp.HCMXem bản đồ