Thay vì phải sử dụng những báo cáo phức tạp, sự ra đời của bản đồ chiến lược đã giúp doanh nghiệp thấy được mối liên kết giữa các mục tiêu chung của tổ chức một cách thống nhất. Đến với bài viết ngày hôm nay, Govi sẽ hướng dẫn bạn quy trình xây dựng Strategy Map hiệu quả, chi tiết!
Bản đồ chiến lược là gì?
Bản đồ chiến lược (tên tiếng Anh: Strategy Map) là phương pháp lập kế hoạch thông qua sơ đồ hoặc hình ảnh, giúp thể hiện một cách tổng quan nhất bức tranh chiến lược cũng như mục tiêu chung của tổ chức. Thông qua đây, doanh nghiệp có thể dễ dàng hình dung được toàn cảnh về chương trình sẽ triển khai.
Cũng nhờ Strategy Map, lãnh đạo và nhân viên sẽ nắm rõ về quy trình công ty vận hành, từ đó nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ đề ra trong kế hoạch với khoảng thời gian tối ưu. Thông thường, một bản đồ chiến lược đạt chuẩn cần đảm bảo tính đơn giản, ngắn gọn và dễ hiểu để việc xây dựng, hoạch định chiến lược về sau diễn ra hiệu quả hơn.
Tầm quan trọng của việc xây dựng Strategy Map
Strategy Map đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự vận hành thành công của doanh nghiệp. Cụ thể, công cụ này hỗ trợ các tổ chức:
Xác định rõ ràng mục tiêu: Trong quá trình hoạt động, định hướng của các phòng ban có thể xuất hiện điểm trùng lặp nhau ở một vài khía cạnh. Lúc này, sử dụng Strategy Map sẽ giúp công ty cắt bỏ yếu tố dư thừa và tối ưu hóa năng suất hoạt động.
Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ: Sau khi nắm được mục tiêu rõ ràng, nhân sự tại mọi phòng ban cần tiến hành xác định phương thức hoàn thành nhiệm vụ. Với sự hỗ trợ của Strategy Map, công cụ này sẽ chuyển đổi báo cáo thành hướng dẫn cụ thể để bất cứ ai cũng có thể hiểu rõ công việc của mình.
Quản lý rủi ro: Khi đọc Strategy Map, nhà quản trị doanh nghiệp sẽ nắm được tổng thể cách vận hành của chiến lược cũng như điểm yếu của mỗi phòng ban và đưa ra giải pháp khắc phục kịp thời.
Các yếu tố chủ đạo trong Strategy Map
Trên thực tế, việc xây dựng Strategy Map thường gắn liền với những yếu tố chủ đạo dưới đây:
Yếu tố tài chính
Bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều phải có những giải pháp nhằm tối ưu hóa lợi nhuận. Đối với yếu tố tài chính, 02 nhóm chiến lược sở hữu khả năng này chính là tập trung vào năng suất (mục tiêu ngắn hạn) và tăng trưởng doanh thu (mục tiêu dài hạn).
Theo đó, nhà quản trị có thể kết hợp giữa mục tiêu ngắn hạn với mục tiêu dài hạn để cho ra đời nhiều cách thức tăng trưởng lợi nhuận khác nhau. Ví dụ, bên cạnh vấn đề cải thiện hiệu suất làm việc của nhân viên lên 30% trong thời gian 03 tháng, tổ chức sẽ triển khai song song các phương án đào tạo kỹ năng cho toàn thể nhân sự với thời gian 01 năm.
Yếu tố xác định mục tiêu khách hàng
Giá trị cốt lõi của Strategy Map chính là định vị giá trị của khách hàng. Chính bởi vậy, khi nhắc tới yếu tố xác định mục tiêu người dùng, nhà quản trị hãy lưu ý tới một số nguyên tắc như sau:
Dẫn đầu sản phẩm: Doanh nghiệp cần chú trọng quá trình đầu tư nghiên cứu và thiết kế sản phẩm với tham vọng dẫn đầu lĩnh vực, ngành nghề.
Vận hành tối ưu: Nguyên tắc vận hành tối ưu đảm bảo rằng doanh nghiệp sẽ cung cấp những mặt hàng đáng tin cậy với mức giá thành vô cùng phải chăng tới khách hàng.
Mối quan hệ mật thiết với khách hàng: Xây dựng mối quan hệ mật thiết với khách hàng chính là chiến lược kinh doanh hiệu quả được nhiều doanh nghiệp áp dụng với mục đích cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm theo hướng cá nhân hóa nhằm tiến tới việc chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành.
Yếu tố quy trình
Yếu tố quy trình được xem như một công cụ hỗ trợ vô cùng đắc lực để nhà quản trị chinh phục các mục tiêu về mặt tài chính và khách hàng. Hiện nay, hầu hết mọi tổ chức đều phải triển khai hoạch định, cải tiến cùng lúc với những hoạt động có liên quan tới khách hàng, đổi mới và xã hội. Quy trình chính trong hoạt động của doanh nghiệp bao gồm 04 nhóm tiêu biểu, đó là:
Nhóm quy trình quản lý vận hành cốt lõi.
Nhóm quy trình đổi mới.
Nhóm quy trình quản lý người tiêu dùng.
Nhóm quy trình cải thiện xã hội, cộng đồng.
Yếu tố học tập và phát triển
Đối với bất cứ doanh nghiệp nào, việc sở hữu nguồn lao động có trình độ chuyên môn cao cũng đều giữ vai trò then chốt, quyết định tới sự thành bại của toàn thể tổ chức. Do đó, nhà quản trị cần lên kế hoạch đào tạo bài bản, tạo điều kiện để nhóm người này có cơ hội rèn luyện và phát huy tối đa khả năng.
Quá trình xây dựng sơ đồ kinh doanh hiệu quả
Từ những thông tin trên, chúng ta có thể nhận ra rằng Strategy Map là công cụ không thể thiếu trong quá trình hoạt động của tổ chức. Do đó, để xây dựng bản đồ chiến lược chuẩn, hiệu quả, nhà quản trị cần tuân theo quy trình 05 bước dưới đây:
Bước 01 – Xác định sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp
Sứ mệnh là một loại hình tuyên bố tập trung chủ yếu vào nội bộ doanh nghiệp, mô tả hoạt động và mục đích kinh doanh mà tổ chức hướng tới. Như vậy, khi xác định chính xác sứ mệnh và tầm nhìn, nhà quản trị sẽ biết được điều mà công ty luôn mong muốn và tiến tới xây dựng nền tảng vững chắc cho Strategy Map.
Bước 02 – Phân tích môi trường của ngành nghề
Trước khi tiến tới giai đoạn xây dựng chiến lược phát triển, nhà quản trị cần hiểu rõ về bối cảnh của lĩnh vực doanh nghiệp đang hoạt động để tìm ra những vấn đề nên được đưa vào Strategy Map. Đặc biệt, trong quá trình phân tích, hãy tập trung làm rõ các yếu tố có liên quan như nhà cung cấp, đơn vị đầu tư, đối thủ cạnh tranh,…
Bước 03 – Xác định chiến lược phát triển
Tiếp theo, nhà quản trị sẽ phải xác định chiến lược phát triển nhằm hoàn thành được các mục tiêu, sứ mệnh và tầm nhìn của tổ chức. Ở giai đoạn này, hãy đảm bảo rằng chiến lược đưa ra đã tập hợp đầy đủ mọi hoạt động mà doanh nghiệp cần thực hiện để tạo ra sự khác biệt với mọi đối thủ khác trên thị trường.
Bước 04 – Triển khai chiến lược kinh doanh
Sau khi xác định chiến lược phát triển, doanh nghiệp cần tiến hành triển khai kế hoạch. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, nhà quản trị hãy chỉ rõ phương thức mà các mục tiêu được kết nối với nhau thông qua mũi tên thể hiện góc nhìn.
Bước 05 – Vẽ bản đồ chiến lược
Ở bước cuối cùng, nhà quản trị sẽ bắt đầu thiết lập Strategy Map và đảm bảo bản đồ có thể biểu hiện được toàn bộ giá trị của doanh nghiệp đối với quy trình vận hành nội bộ. Không chỉ góp phần gia tăng tối đa mức độ hài lòng cho khách hàng, việc làm này sẽ còn giúp tổ chức hoàn thành mọi mục tiêu ban đầu đã đề ra.
Tổng kết
Nhìn chung, bản đồ chiến lược chính là giải pháp tuyệt vời để thúc đẩy tư duy cũng như truyền đạt chiến lược hiệu quả, giúp định hình mục tiêu hoạt động chính xác cho nhân viên. Vì vậy, nếu bạn đang giữ vai trò nhà quản trị tại một doanh nghiệp, Govi hy vọng rằng những thông tin hữu ích trong bài viết trên đây sẽ có thể giúp bạn xây dựng nên Strategy Map hiệu quả, trực quan cho tổ chức của mình!
Là một người lãnh đạo, bạn luôn mong muốn có một không gian làm việc chuyên nghiệp, thể hiện đẳng cấp và tạo cảm hứng làm việc. Bàn giám đốc chữ L chính là lựa chọn hoàn hảo để đáp ứng những yêu cầu đó. Cùng Govi tìm hiểu về dòng sản phẩm này ngay […]
Trong không gian sống hiện đại, việc sắp xếp và bảo quản đồ đạc gọn gàng là điều vô cùng quan trọng. Và một trong những vật dụng hữu ích không thể thiếu đó chính là tủ gỗ nhỏ có khóa. Vậy tủ gỗ nhỏ có khóa là gì và tại sao nó lại trở […]
Bạn đang tìm kiếm một giải pháp làm việc hiệu quả mà không chiếm quá nhiều diện tích? Bạn muốn sở hữu một không gian làm việc hiện đại, tiện nghi ngay tại ngôi nhà của mình? Câu trả lời có thể nằm ở chiếc bàn làm việc treo tường. Vậy bàn làm việc treo […]
Xu hướng làm việc tại nhà và làm việc linh hoạt đang ngày càng phổ biến. Để tạo ra một không gian làm việc tiện nghi và hiệu quả tại nhà, nhiều người đã đầu tư vào các thiết bị hỗ trợ, trong đó có kệ màn hình máy tính. Vậy kệ màn hình có […]
Trong môi trường làm việc hiện đại, ghế xoay văn phòng không tay vịn ngày càng trở thành sự lựa chọn phổ biến của nhiều người. Với nhiều ưu điểm vượt trội, loại ghế này mang đến cho người dùng sự thoải mái nhưng vẫn đảm bảo yếu tố thẩm mỹ. Hãy cùng tìm hiểu […]
TƯ VẤN THIẾT KẾ TRỌN GÓI
Với hơn 10+ năm kinh nghiệm và tư vấn cho hơn 100.000 đối tác, Govi sẽ mang đến cho bạn thiết kế không gian 2D và định hướng không gian 3D miễn phí theo tiêu chí Phù hợp phong cách - Khẳng định chất riêng - Chi phí tối ưu - Đầy đủ tiện ích.
Govi chuyên cung cấp các loại bàn ghế, tủ tài liệu... hiện đại, chất lượng cao, đa dạng mẫu mã - kiến tạo không gian làm việc chuyên nghiệp và đẳng cấp.
Số 5 Nguyễn Khang, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà NộiXem bản đồ
53 Đinh Thị Thi, KĐT Vạn Phúc, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, Tp.HCMXem bản đồ