Ảnh hưởng của tư thế ngồi vắt chéo chân đến sức khỏe của bạn
Chia sẻ trên :
30-05-2022 1484 lượt xem
Thông thường, chúng ta hay có thói quen ngồi vắt chéo chân như một tư thế ngồi theo quán tính. Đây cũng là cách ngồi được nhiều người thực hiện, bởi tư thế này giúp tôn lên được sự sang trọng và thể hiện sự lịch sự. Tuy nhiên, nếu ngồi ở tư thế này trong nhiều giờ sẽ mang lại nhiều nguy cơ rủi ro, ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt, đối với những người ngồi làm việc hay ngồi trước máy tính lâu cần lưu ý và thay đổi để tránh tác động tiêu cực đến cơ thể của bạn.
Những tác hại của việc ngồi vắt chéo chân bạn nên tránh
Đối với nhiều người, ngồi vắt chéo chân (hay là bắt chéo chân) là một thói quen khi ngồi. Nhưng theo thời gian, tư thế ngồi này sẽ khiến bạn gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, ảnh hưởng nhiều đến xương, cơ và nhiều bộ phận trên cơ thể.
Nhưng, trong nhiều hoàn cảnh thì tư thế này vẫn cần áp dụng để thể hiện sự lịch thiệp, tôn trọng người xung quanh. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần hạn chế để bảo vệ tốt cho sức khỏe của mình bởi cách ngồi này sẽ gây nhiều tác hại đến cơ thể.
Gây tê chân
Thực tế cho thấy, khi bạn ngồi vắt chéo chân trong thời gian dài có thể sẽ dẫn đến tình trạng tê liệt thần kinh tạm thời. Điều này chắc hẳn nhiều người đã gặp phải. Trong thời gian đó, chân của bạn sẽ bị tê và không thể nhấc lên được. Nếu tệ hơn nữa thì có thể sẽ gây tê các cơ và thậm chí là làm tổn thương dây thần kinh xương chậu.
Máu tuần hoàn kém
Ngồi chéo chân sẽ khiến máu ở chân bị đình trệ gây ra nhiều ảnh hưởng, làm mắt cá chân và chân sẽ bị sưng lên. Đặc biệt ở nhiều người, khi máu không lưu thông được sẽ dễ gây ra tình trạng choáng váng khi đứng dậy. Do đó, khi ngồi lâu cần xoa bóp chân nhẹ nhàng để chân được thư giãn, máu dễ tuần hoàn. Như vậy sẽ giúp làm giảm được nguy cơ tạo cục máu đông trong mạch máu ở chân.
Gây huyết áp cao tạm thời
Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, ngồi bắt chéo chân sẽ làm huyết áp của bạn tăng trong chốc lát. Tuy nhiên, tư thế này không dẫn đến huyết áp cao. Lý do được đưa ra ở đây là do việc đặt chân này lên chân kia khiến lượng máu đẩy về tim tăng kéo theo huyết áp tăng. Ở tư thế ngồi bắt chéo chân, các cơ của bắp chân vẫn sẽ hoạt động nhưng xương khớp thì lại không. Cho nên làm tăng lực cản lên máu, dẫn đến áp huyết cũng lên nhưng chỉ là tạm thời.
Nguy cơ dẫn đến các bệnh xương khớp
Ngồi vắt chéo chân là một tư thế gây nhiều bất lợi cho sức khỏe, đặc biệt ảnh hưởng nhiều đến xương khớp. Bởi khi chân vắt chéo quá lâu sẽ chèn ép dòng máu khó lưu thông. Ở thời điểm trước mắt sẽ gây tê chân, mỏi chân nhưng nếu thói quen này không được loại bỏ thì về sau còn gây ra nhiều bệnh về xương khớp nữa như là:
Thoái hóa khớp
Vấn đề về bệnh xương khớp cũng đang là mối lo ngại của nhiều người. Thực trạng cho thấy, bệnh thoái hóa xương khớp thường gặp ở người lớn độ tuổi từ 40 – 60 tuổi. Tuy nhiên với tình hình hiện nay, do nhiều người có thói quen ngồi bắt chéo chân trong thời gian dài hoặc ngồi không đúng tư thế đã ít nhiều ảnh hưởng đến xương khớp.
Tư thế ngồi chéo chân sẽ khiến xương bánh chè cọ xát vào các xương khác. Theo thời gian lâu dần sẽ gây ra nhức mỏi, đau vùng khớp gối. Đặc biệt, những người đã có tiền sử về đau khớp nếu thường xuyên ngồi vắt chéo chân sẽ càng đẩy nhanh quá trình bị thoái hóa nặng.
Đau lưng và cổ phổ biến ở dân văn phòng
Đối với những người thường hay ngồi vắt chéo chân thì sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về đau mỏi lưng và vai gáy. Bởi, trong tư thế ngồi này, xương hông xoắn lại khiến vùng xương chậu mất thăng bằng và tạo áp lực lên cột sống để có thể giữ thăng bằng cho cơ thể. Nên, nếu ngồi vắt chéo chân trong thời gian lâu sẽ khiến bạn cảm thấy mỏi lưng, mỏi cổ và lâu dần có thể dẫn tới thoát vị đĩa đệm.
Đau thần kinh tọa
Nói một cách đơn giản, ở vùng hông của chúng ta có rất nhiều dây thần kinh và trong đó có dây thần kinh tọa. Khi mà bạn ngồi vắt chéo chân thì sẽ gây ra hiện tượng co kéo sợi thần kinh tọa và nếu ngồi như vậy lâu sẽ dẫn đến thần kinh tọa bị tổn thương và khó chịu. Bởi vậy, lúc này bạn sẽ cảm thấy đau nhức vùng hông kéo xuống mông, chân, các ngón chân gây ra trạng thái khó di chuyển.
Tác động xấu đến vóc dáng
Không chỉ ảnh hưởng đến xương khớp, khiến xương yếu dần đi mà nếu ngồi tư thế chéo chân quá 3 tiếng 1 ngày thường có xu hướng đi hơi nghiêng về vía trước, lưng không thẳng. Thói quen này có thể làm lệch cột sống, hình thành tư thế xấu và còn kéo theo các hiện tượng đau và cứng các cơ.
Thay đổi cách ngồi thoải mái để bảo đảm sức khỏe của bạn
Điều chỉnh tư thế ngồi
Ngồi vắt chéo chân khiến máu khó lưu thông, xương khớp cọ xát nhau và gây ra nhiều tác động khác ảnh hưởng đến cơ thể con người. Bởi vậy, bạn cần sớm từ bỏ thói quen này để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình.
Tư thế ngồi tốt cho sức khỏe là hai chân chạm sàn và vuông đầu gối. Nếu khi quá mỏi và muốn đổi tư thế thì có thể dịch hai chân sang một bên chứ không nên vắt chéo chân này lên chân kia hoặc vắt chéo chân ở mắt cá.
Không nên ngồi vắt chéo chân quá 10 – 15p sẽ gây ảnh hưởng đến xương khớp
Nên vận động thường xuyên để tăng cường sức dẻo dai và phòng tránh các bệnh xương khớp hiệu quả. Nếu phải ngồi làm việc lâu, trong khả năng có thể hãy vận động nhẹ 30p một lần để thư giãn gân cốt.
Như vậy, có thể thấy rằng tư thế ngồi vắt chéo chân gây rất nhiều tác động có hại đến cơ thể, đặc biệt là các bệnh về xương khớp, suy giãn tĩnh mạch, tăng huyết áp, đau mỏi cơ… Bởi vậy, cần có tư thế ngồi đúng cách để tránh những hậu quả không đáng có.
Sử dụng ghế ngồi phù hợp
Đối với những người làm việc văn phòng, người làm việc thường xuyên với máy tính hoặc một số đối tượng khác thì việc ngồi 1 chỗ để làm việc là điều thường xuyên xảy ra.
Việc ngồi đúng cách là một việc rất cần thiết để tránh các bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, dù ngồi đúng cách nhưng ngồi lâu vẫn sẽ mỏi, đặc biệt là mỏi vùng lưng, cổ. Vì vậy, bên cạnh việc ngồi đúng cách thì cần sử dụng ghế ngồi phù hợp để làm việc được hiệu quả hơn. Điều này sẽ giúp cho bạn đỡ mệt mỏi hơn trong suốt thời gian làm việc.
Bạn nên lựa chọn những mẫu ghế có chất lượng tốt, được thiết kế phù hợp với nhiều đối tượng, có tác dụng chống mỏi lưng, cổ và thuận tiện để ngồi làm việc.
Ghế ngồi cũng là một công cụ đắc lực sẽ giúp ích rất nhiều cho người phải ngồi làm việc nhiều. Và ghế tốt sẽ khiến người ngồi cảm thấy thoải mái, đỡ đau mỏi hơn. Vậy nên, hãy cân nhắc và lựa chọn cho mình và những người xung quanh các mẫu ghế hiện đại để phục vụ cho cuộc sống của bạn.
Là một người lãnh đạo, bạn luôn mong muốn có một không gian làm việc chuyên nghiệp, thể hiện đẳng cấp và tạo cảm hứng làm việc. Bàn giám đốc chữ L chính là lựa chọn hoàn hảo để đáp ứng những yêu cầu đó. Cùng Govi tìm hiểu về dòng sản phẩm này ngay […]
Trong không gian sống hiện đại, việc sắp xếp và bảo quản đồ đạc gọn gàng là điều vô cùng quan trọng. Và một trong những vật dụng hữu ích không thể thiếu đó chính là tủ gỗ nhỏ có khóa. Vậy tủ gỗ nhỏ có khóa là gì và tại sao nó lại trở […]
Bạn đang tìm kiếm một giải pháp làm việc hiệu quả mà không chiếm quá nhiều diện tích? Bạn muốn sở hữu một không gian làm việc hiện đại, tiện nghi ngay tại ngôi nhà của mình? Câu trả lời có thể nằm ở chiếc bàn làm việc treo tường. Vậy bàn làm việc treo […]
Xu hướng làm việc tại nhà và làm việc linh hoạt đang ngày càng phổ biến. Để tạo ra một không gian làm việc tiện nghi và hiệu quả tại nhà, nhiều người đã đầu tư vào các thiết bị hỗ trợ, trong đó có kệ màn hình máy tính. Vậy kệ màn hình có […]
Trong môi trường làm việc hiện đại, ghế xoay văn phòng không tay vịn ngày càng trở thành sự lựa chọn phổ biến của nhiều người. Với nhiều ưu điểm vượt trội, loại ghế này mang đến cho người dùng sự thoải mái nhưng vẫn đảm bảo yếu tố thẩm mỹ. Hãy cùng tìm hiểu […]
TƯ VẤN THIẾT KẾ TRỌN GÓI
Với hơn 10+ năm kinh nghiệm và tư vấn cho hơn 100.000 đối tác, Govi sẽ mang đến cho bạn thiết kế không gian 2D và định hướng không gian 3D miễn phí theo tiêu chí Phù hợp phong cách - Khẳng định chất riêng - Chi phí tối ưu - Đầy đủ tiện ích.
Govi chuyên cung cấp các loại bàn ghế, tủ tài liệu... hiện đại, chất lượng cao, đa dạng mẫu mã - kiến tạo không gian làm việc chuyên nghiệp và đẳng cấp.
Số 5 Nguyễn Khang, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà NộiXem bản đồ
53 Đinh Thị Thi, KĐT Vạn Phúc, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, Tp.HCMXem bản đồ