Brainstorm là gì? Cách để thực hiện brainstorming hiệu quả
Chia sẻ trên :
07-06-2023 4193 lượt xem
Chắc hẳn bạn đã từng được nghe nhiều lần những điều tương tự như: “Chúng ta cần brainstorming cho dự án sắp tới, vấn đề này cần mọi người phải brainstorming trước khi thực hiện”. Vậy brainstorming là gì? Tại sao nó lại quan trọng như vậy? Làm thế nào để lên những ý tưởng sáng tạo, hiệu quả? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Brainstorm là gì?
Brainstorm (gọi là động não hay công não) là hoạt động được sử dụng nhằm mục đích khai thác nhiều ý tưởng cho một vấn đề bất kì. Phương pháp này được thực hiện bởi một người hoặc một nhóm người để tìm ra giải pháp cuối cùng. Kỹ thuật động não được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực nhưng phổ biến nhất là sáng tạo. Những công việc được ứng dụng như thiết kế, lên kế hoạch, nội dung, ý tưởng.
Trong buổi brainstorm, bất kì ai cũng có thể lên ý kiến và suy nghĩ của mình dù nó có khả thi hay không. Sau đó, tất cả mọi người sẽ cùng phản biện, đưa ra quan điểm và thống nhất về một phương án hợp lý nhất. Tuy nhiên, cần chú ý rằng brainstorm không khuyến khích mọi người quá chỉ trích hoặc tán dương một ý kiến nào đó. Bởi nó sẽ làm hạn chế ý tưởng sáng tạo của mỗi người.
Vai trò của brainstorming trong làm việc nhóm và cá nhân
Phương pháp động não có nhiều vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong việc tìm ra vấn đề và cách giải quyết. Tuy vậy, sẽ có sự khác biệt giữa phương pháp động não theo nhóm và cá nhân. Cụ thể:
Brainstorming theo nhóm
Phương pháp động não theo nhóm là khi một nhóm người hoặc cả phòng marketing ngồi lại để cùng lên ý tưởng về một chiến dịch bất kì. Để đạt hiệu quả của buổi thảo luận, mọi người cần chú ý:
Lựa chọn một thời điểm thực hiện phương pháp này phù hợp sao cho tinh thần của tất cả mọi người đều ở điều kiện tốt nhất. Chỉ khi tinh thần thoải mái mới có thể đưa ra những ý tưởng tuyệt vời nhất. Thời gian thực hiện hiệu quả nhất không nên quá dài mà nên tập trung trong khoảng 30 phút đến 1 tiếng để tất cả mọi người tham gia đều ở trong trạng thái tích cực.
Địa điểm để áp dụng phương pháp động não là vấn đề mà nhiều người bỏ qua. Thông thường, để tránh tiếng ồn và có sự tập trung cao nhất sẽ thường diễn ra ở phòng kín cách âm để không bị xao nhãng.
Tất cả mọi người cần ghi chép lại các ý tưởng được đưa ra. Sau đó, mọi người cùng họp bàn để chốt phương án phù hợp nhất.
Tích cực đưa ra ý kiến và tôn trọng ý kiến của mỗi người. Không ngừng khuyến khích tất cả mọi người đóng góp ý kiến, nhất là với những người khép kín hoặc khó chia sẻ hơn.
Brainstorming cá nhân
Đây là hoạt động xảy ra khi mỗi người đang muốn tìm ra giải pháp hoặc đáp án của một vấn đề bất kì. Cũng có một số lưu ý mà mọi người cần ghi nhớ để thực hiện hiệu quả, đó là:
Chọn một địa điểm đủ yên tĩnh, không có nhiều tác động từ môi trường bên ngoài hoặc nơi mà mọi người thực sự thấy thoải mái hoặc dễ tập trung.
Thả lỏng cơ thể và tập trung vào vấn đề cần suy nghĩ, từ đó xâu chuỗi các gợi ý liên quan để có đáp án nhanh chóng.
Ghi chép lại những ý tưởng nảy ra trong đầu. Không ngừng phân tích những khía cạnh của vấn đề cũng như giải pháp đã suy nghĩ.
5 bước để thực hiện brainstorming hiệu quả
Bước 1: Xác định vấn đề cần được brainstorm
Trước khi bắt đầu phương pháp công não theo nhóm hay cá nhân, điều cần làm trước hết là xác định vấn đề cần được brainstorm là gì? Bạn cần giải một bài toán vậy đề bài là gì? Điểm vướng mắc của bạn nằm ở đâu? Cần áp dụng công thức nào?
Nhóm của bạn cần nghĩ ra tag line cho chiến dịch quảng cáo sản phẩm mới. Vậy tag line như nào mới trở nên viral chính là câu hỏi cần được trả lời. Mục đích của phương pháp này chính là tìm ra giải pháp/câu trả lời cho những câu hỏi được đặt ra. Nếu khó khăn trong việc xác định vấn đề, hãy đặt câu hỏi.
Bước 2: Xác định các quy định trong khi brainstorming
Nếu áp dụng phương pháp não công theo nhóm, hãy xác định ai là trưởng nhóm, ai là thư ký ghi chép toàn bộ ý tưởng, lời thảo luận của mọi người. Trưởng nhóm sẽ là người chỉ đạo toàn bộ buổi động não. Một số quy tắc cần được thỏa thuận trước như sau:
Tôn trọng lẫn nhau
Ai cũng cần nêu lên suy nghĩ của mình
Không làm ồn khi mọi người đang suy nghĩ
Thời gian tiến hành phương pháp công não
Lắng nghe và phản hồi ý kiến của người khác
Không nên quá nuông chiều bản thân khi thực hiện phương pháp công não cá nhân. Hãy đặt ra quy tắc giúp mình tập trung động não.
Bước 3: Chia sẻ và ghi chép lại ý kiến
Nếu thực hiện theo nhóm, hãy để từng người lần lượt chia sẻ suy nghĩ, ý tưởng của họ. Lúc này thư ký có nhiệm vụ ghi chép toàn bộ ý kiến của mọi người. Các thành viên cũng có thể ghi lại để sau đó bình luận ý kiến của người khác. Việc ghi chép cũng không ngoại lệ đối với brainstorm cá nhân.
Bước 4: Sàng lọc ý tưởng
Sau khi mọi người hay cá nhân đã chia sẻ ý kiến xong, hãy xem xét chúng một cách cẩn thận rồi gộp những ý giống nhau và loại bỏ ý tưởng không khả thi.
Bước 5: Đánh giá, phát triển, và kết luận
Lúc này mọi người cần một lần nữa đánh giá các ý tưởng để xem cuối cùng cái nào hợp lý nhất. Bước này rất quan trọng để tìm ra câu trả lời cuối cùng.
Các phương pháp brainstorming hiện nay
Phương pháp thảo luận viết (Brainwriting)
Brainwriting là phương pháp khuyến khích sự tham gia của tất cả các thành viên trong nhóm (bao gồm cả những người trầm tính hoặc thành viên có suy nghĩ thận trọng). Đồng thời giúp giảm thiểu sự cố chấp và thành kiến cá nhân. Phương pháp này có quy trình thực hiện rất đơn giản.
Đầu tiên, mọi người im lặng ghi các ý tưởng của mình vào một mảnh giấy ẩn danh trong khoảng 15 phút với ít nhất 3 – 5 ý tưởng. Cách này đảm bảo mọi người được tự do sáng tạo mà không sợ bị phán xét. Sau 15 phút, mỗi người chuyển tờ giấy của mình cho người bên cạnh để họ bổ sung và mở rộng những ý tưởng đó. Các bạn hãy tiếp tục chuyển các tờ giấy cho đến khi chúng đi hết vòng tròn. Sau khi hoàn thành, người chủ trì sẽ chia sẻ tất cả các ý tưởng trên bảng để mọi người cũng thảo luận, đánh giá.
Phương pháp brainstorming ngược
Đây là sự kết hợp giữa kỹ thuật công não với tư duy phản biện, đảo ngược vấn đề. Phương pháp này nhằm giúp các thành viên trong nhóm đưa ra những ý tưởng ngược lại với những gì đang được đề xuất. Từ đó mở rộng khả năng của brainstorming để đưa ra những giải pháp sáng tạo tiềm năng hơn nữa. Đây là một cách hay thường được áp dụng trong trường hợp gặp khó khăn hay hạn chế trong việc đưa ra câu trả lời xuôi chiều, trực tiếp.
Đầu tiên xác định rõ vấn đề, thách thức đang gặp phải và viết nó xuống một tờ giấy hoặc trên một tấm bảng. Tiến hành đảo ngược vấn đề bằng các câu hỏi như “Làm thế nào để tạo ra các kết quả, phản ứng ngược lại?”. Tiếp theo brainstorm giải quyết vấn đề ngược để tạo ra các giải pháp ngược. Ở bước này, bạn hãy để các ý tưởng sáng tạo được tự do phát triển mà không có bất kỳ giới hạn nào. Sau khi “bão não” tất cả ý tưởng có thể để giải quyết vấn đề ngược, bạn hãy đảo ngược chúng cho các giải pháp, thách thức ban đầu.
Phương pháp 6 chiếc mũ tư duy
Đây là một phương pháp giúp bạn đánh giá sự việc từ nhiều góc nhìn để đưa ra quyết định tốt hơn. Theo đó, trưởng nhóm sẽ lần lượt chia thời gian giới hạn (thường tối đa 5 phút) để mọi người lần lượt “đội” từng chiếc mũ màu tương đương với từng góc độ tiếp cận vấn đề khác nhau.
Mũ trắng (Trung lập và khách quan): Xử lý thông tin cần thiết, đánh giá vấn đề khách quan trên dữ kiện có sẵn.
Mũ đỏ (Cảm xúc và trực giác): Đánh giá vấn đề dựa trên trực giác và cảm xúc.
Mũ vàng (Tích cực và lạc quan): Nêu lên những suy nghĩ, quan điểm tích cực, lạc quan về vấn đề.
Mũ đen (Thận trọng và tiêu cực): Tiên lượng các tình huống xấu, tiêu cực có thể xảy ra.
Mũ xanh lá cây (Tư duy sáng tạo): Tìm kiếm ý tưởng, giải pháp mới để giải quyết vấn đề.
Mũ xanh biển (Điều khiển và tổ chức): Điều khiển quá trình brainstorming, tổng hợp, đánh giá các ý kiến và đưa ra phương án giải quyết cuối cùng.
Brainstorm là gì và cách để thực hiện brainstorming hiệu quả đã được giải đáp trong bài viết. Để thực hiện brainstorm không hề phức tạp, hãy suy nghĩ và viết ra bất kì ý tưởng nào nảy ra trong đầu, thành công sẽ đến trong tương lai gần. Chúc mọi người đạt được những gì mình mong muốn!
Là một người lãnh đạo, bạn luôn mong muốn có một không gian làm việc chuyên nghiệp, thể hiện đẳng cấp và tạo cảm hứng làm việc. Bàn giám đốc chữ L chính là lựa chọn hoàn hảo để đáp ứng những yêu cầu đó. Cùng Govi tìm hiểu về dòng sản phẩm này ngay […]
Trong không gian sống hiện đại, việc sắp xếp và bảo quản đồ đạc gọn gàng là điều vô cùng quan trọng. Và một trong những vật dụng hữu ích không thể thiếu đó chính là tủ gỗ nhỏ có khóa. Vậy tủ gỗ nhỏ có khóa là gì và tại sao nó lại trở […]
Bạn đang tìm kiếm một giải pháp làm việc hiệu quả mà không chiếm quá nhiều diện tích? Bạn muốn sở hữu một không gian làm việc hiện đại, tiện nghi ngay tại ngôi nhà của mình? Câu trả lời có thể nằm ở chiếc bàn làm việc treo tường. Vậy bàn làm việc treo […]
Xu hướng làm việc tại nhà và làm việc linh hoạt đang ngày càng phổ biến. Để tạo ra một không gian làm việc tiện nghi và hiệu quả tại nhà, nhiều người đã đầu tư vào các thiết bị hỗ trợ, trong đó có kệ màn hình máy tính. Vậy kệ màn hình có […]
Trong môi trường làm việc hiện đại, ghế xoay văn phòng không tay vịn ngày càng trở thành sự lựa chọn phổ biến của nhiều người. Với nhiều ưu điểm vượt trội, loại ghế này mang đến cho người dùng sự thoải mái nhưng vẫn đảm bảo yếu tố thẩm mỹ. Hãy cùng tìm hiểu […]
TƯ VẤN THIẾT KẾ TRỌN GÓI
Với hơn 10+ năm kinh nghiệm và tư vấn cho hơn 100.000 đối tác, Govi sẽ mang đến cho bạn thiết kế không gian 2D và định hướng không gian 3D miễn phí theo tiêu chí Phù hợp phong cách - Khẳng định chất riêng - Chi phí tối ưu - Đầy đủ tiện ích.
Govi chuyên cung cấp các loại bàn ghế, tủ tài liệu... hiện đại, chất lượng cao, đa dạng mẫu mã - kiến tạo không gian làm việc chuyên nghiệp và đẳng cấp.
Số 5 Nguyễn Khang, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà NộiXem bản đồ
53 Đinh Thị Thi, KĐT Vạn Phúc, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, Tp.HCMXem bản đồ