+25 câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh điển hình nhất
Chia sẻ trên :
23-03-2023 3588 lượt xem
Để có thể chính thức trở thành một nhân viên kinh doanh, bạn thường phải trải qua vòng phỏng vấn và đối mặt với các câu hỏi do nhà tuyển dụng đặt ra. Do đó, trong bài viết này Govi sẽ giúp bạn chuẩn bị tinh thần trước bằng cách chia sẻ một số câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh thường gặp cũng như cách để trả lời sao cho thật mượt mà.
Quy trình tuyển dụng nhân viên kinh doanh
Để có thể thành công trong môi trường kinh doanh khắc nghiệt như hiện nay, mỗi một doanh nghiệp đều cần phải có cho riêng mình một quy trình tuyển dụng nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp, thành công cao để vừa đảm bảo công việc hiệu quả vừa giúp giảm thời gian và chi phí tuyển dụng lại. Dưới đây là quy trình tuyển dụng nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp, hiệu quả cao để bạn tham khảo.
Xây dựng tiêu chuẩn đối với ứng viên
Mỗi nhân viên kinh doanh lại thành công trong một môi trường làm việc khác nhau. Do đó việc xác định ứng viên phù hợp nhất cũng hết sức quan trọng. Các nhà tuyển dụng thường nhìn vào 5 yêu tố cơ bản là sự nhanh nhạy, ham học hỏi, thông minh, chăm chỉ và đạt được những thành tích nhất định trong công việc trước đây. Nếu doanh nghiệp cần tuyển nhiều vị trí nhân viên kinh doanh khác nhau thì cũng cần phải phân tích những đặc điểm cần thiết cho từng vị trí.
Lên kế hoạch phỏng vấn
Sau khi xây dựng xong bản tiêu chuẩn đối với ứng viên thì doanh nghiệp sẽ tiến hành lên kế hoạch phỏng vấn. Kế hoạch này làm sao để đảm bảo hoàn thành mục tiêu của cả hai bên. Cách phỏng vấn đơn giản và hiệu quả nhất chính là đạt ra các câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh về kỹ năng, kinh nghiệm, thành tích trước đây. Ngoài ra, nhà tuyển dụng cũng có thể đặt ra câu hỏi bằng tiếng Anh (với môi trường kinh doanh quốc tế) hoặc câu hỏi tình huống cụ thể và yêu cầu ứng viên xử lý.
Viết mô tả công việc chi tiết
Mô tả công việc được xem là nguồn cung cấp thông tin cho các ứng viên. Do đó, nội dung bên trong cần hấp dẫn, phù hợp với lĩnh vực doanh nghiệp yêu cầu thì mới thu hút được sự chú ý của ứng viên. Trong bản mô tả cần tránh một số lỗi sau để quy trình tuyển dụng nhân lực được thành công và tiết kiệm thời gian, chi phí:
Tránh copy mô tả công việc của các công ty khác
Ghi quá nhiều yêu cầu về kỹ năng và kinh nghiệm
Sử dụng những từ ngữ khó hiểu
Không nêu rõ ràng những công việc cụ thể mà ứng viên phải làm khi trúng tuyển
Tìm kiếm các kênh tuyển dụng tiềm năng
Việc đăng tin tuyển dụng lên khắp các trang đăng tin và đợi ứng viên đến ứng tuyển không phải là cách làm hiệu quả. Có thể doanh nghiệp sẽ đạt được mục tiêu về số lượng nhưng chất lượng ứng viên sẽ không tốt. Vậy nên doanh nghiệp chỉ nên tập trung vào một số kênh nhất định hoặc có thể nhờ sự trợ giúp từ các mối quan hệ.
Xét duyệt, đánh giá ứng viên
Quá trình này được thực hiện một cách cẩn thận, kỹ lưỡng sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian cho quá trình phỏng vấn diễn ra sau đó. Có nhiều hình thức để doanh nghiệp đánh giá ứng viên như thực hiện cuộc phỏng vấn ngắn qua điện thoại hoặc video call với ứng viên để test nếu như vẫn còn phân vân có nên mới họ đến phỏng vấn hay không.
Yêu cầu ứng viên làm demo
Kỹ năng thuyết trình đối với nhân viên kinh doanh cực kỳ quan trọng. Vì thế, nhà tuyển dụng có thể đưa ra một sản phẩm và yêu cầu ứng viên làm video demo giới thiệu sản phẩm đó và thuyết phục khách hàng sử dụng nó. Đây sẽ là một trong những căn cứ quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá khách quan và đưa ra quyết định cuối cùng.
Tiến hành phỏng vấn
Theo nghiên cứu chỉ ra rằng, cuộc phỏng vấn nếu không có sự chuẩn bị kỹ từ trước thì tỷ lệ thành công chỉ chiếm khoảng 20%. Điều này đồng nghĩa với việc phải có tới 5 cuộc phỏng vấn thì mới có thể tuyển dụng thành công 1 ứng viên theo đúng yêu cầu. Để cải thiện tỷ lệ thành công, hãy sử dụng một bộ câu hỏi tiêu chuẩn và bảng chấm điểm cho tất cả các cuộc phỏng vấn. Điều này giúp loại bỏ sự thiên vị trong quá trình phỏng vấn và giúp so sánh, tổng kết số điểm dành cho ứng viên cũng dễ dàng hơn.
Thông báo kết quả
Sau khi đã phỏng vấn nhân viên kinh doanh tiềm năng thì các nhà tuyển dụng sẽ đưa ra quyết định cuối cùng cùng danh sách các ứng viên được lựa chọn. Việc sa thải một ứng viên và tìm người thay thế sẽ tiêu tốn thời gian và tiền bạc hơn gấp nhiều lần tuyển dụng. Do đó, quyết định lựa chọn ứng viên phù hợp là điều hết sức quan trọng.
Rút kinh nghiệm
Dù là bất cứ công việc gì, sau khi hoàn tất việc tuyển dụng thì hãy dành thời gian nhìn lại toàn bộ quy trình tuyển dụng xem mình còn thiếu sót những gì, làm được những gì, có thể tối ưu hơn nữa không. Ví dụ, hầu hết các ứng viên tiềm năng đều đến từ một kênh tuyển dụng thì hãy chủ yếu tập trung vào kênh này và giảm chi phí đầu tư cho những kênh khác trong lần tuyển dụng tiếp theo.
Các câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh
Ngoài các câu hỏi phỏng vấn chung như những vị trí chức danh khác thì khi phỏng vấn vị trí nhân viên bán hàng có thể phải đối diện với các câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh phổ biến sau:
Bạn nghĩ gì về tầm quan trọng của việc học hỏi khi đảm nhận vị trí nhân viên kinh doanh?
Công việc ở vị trí kinh doanh đòi hỏi người làm phải thường xuyên cập nhật các sản phẩm hay xu hướng mới có mặt trên thị trường. Chính vì thế, việc học hỏi tron quá trình làm công việc nhân viên kinh doanh là một việc hết sức quan trọng.
Khi nào bạn biết cần ngừng theo đuổi một khách hàng nào đó của công ty?
Bạn cần chú ý đến thái độ của khách hàng để quyết định xem mình có nên tiếp tục theo đuổi khách hàng đó hay không. Nếu như họ không thiện chí muốn mua hàng, bạn cũng nên hỏi họ xem đâu là lý do mà họ không chọn sử dụng sản phẩm/dịch vụ của công ty. Khi đó, bạn sẽ khảo sát các thu thập này lại và phân tích, cuối cùng đưa ra hướng tiếp cận khách hàng mới trong tương lai.
Bạn nghĩ đâu là mẫu khách hàng lý tưởng của bạn và giải thích tại sao?
Đối với câu hỏi phỏng vấn sales này, bạn hoàn toàn có thể trả lời thật lòng về nhóm đối tượng khách hàng mà bạn mong muốn làm việc để doanh nghiệp có thể hiểu hơn về tính cách của bạn. Tuy nhiên, bạn cũng nên nói thêm về việc vẫn chào đón tất cả khách hàng dù họ có ra sao. Bởi việc tiếp xúc với nhiều kiểu khách hàng khác nhau sẽ giúp cho bản thân bạn trau dồi được nhiều kinh nghiệm bán hàng trong tương lai.
Trong quá trình bán hàng thì điều gì khiến bạn thích nhất?
Tương tự như các câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh khác thì ở câu hỏi này, bạn hoàn toàn được phép trả lời theo đúng sở thích của mình. Tuy nhiên, song song với đó vẫn thể hiện được nguyện vọng muốn làm tất cả các bước trong khâu bán hàng tại công ty. Trước khi đưa ra nguyện vọng này bạn cũng cần nắm rõ quy trình làm việc của một nhân viên kinh doanh thông thường.
Đâu là động lực của bạn trong việc bán hàng?
Bạn cần xác định xem đâu là động lực chính để bạn đến với công việc này. Đó có thể là vị thế, tiền bạc hay trải nghiệm làm việc với các khách hàng của bạn. Tùy thuộc vào động lực của bạn thì công ty có thể đánh giá bạn có thể đi đường dài cùng công ty không. Đồng thời câu hỏi cũng là muốn kiểm tra bạn có phù hợp với văn hóa của công ty hay không.
Bạn hãy mô tả về đích đến trong sự nghiệp của bạn?
Đối với câu hỏi phỏng vấn kinh doanh này, bạn cần mô tả đâu là hình tượng, vị trí mà bạn mong muốn có được trong tương lai. Đây cũng là cách bạn vẽ ra con đường đến với các mục tiêu đó như thế nào. Một mẹo để bạn ghi điểm trong mắt các nhà tuyển dụng chính là nói việc nhận được vị trí nhân viên kinh doanh tại công ty họ chính là một trong những bước trên con đường đến đích sự nghiệp của bạn.
Làm thế nào để bạn vẫn có thể niềm nở đón chào khách hàng, kể cả ngày đó không được vui?
Bạn cần thể hiện được khả năng kiểm soát cảm xúc cũng như tách biệt cuộc sống bên ngoài với công việc khi nhận được câu hỏi này. Một điều bạn cần phải lưu ý rằng, việc luôn giữ nụ cười trên gương mặt là một điều bạn phải làm khi đảm nhận công việc này.
Trong một đội ngũ bán hàng thì bạn nghĩ yếu tố hợp tác lẫn nhau có quan trọng hay không?
Trước khi trả lời câu hỏi, bạn cần xem xét văn hóa của công ty là như thế nào. Ví dụ nếu việc hợp tác giữa các nhân viên kinh doanh với nhau là việc cần thiết trong công ty thì bạn nên đánh giá cao vai trò của việc làm việc nhóm lên một bậc.
Theo bạn, truyền thông xã hội có vai trò gì trong việc thúc đẩy quá trình bán hàng của bạn?
Khi nhận được câu hỏi này nghĩa là doanh nghiệp cần biết bạn có kinh nghiệm gì liên quan tới việc tiếp cận khách hàng thông qua truyền thông xã hội hay chưa. Các doanh nghiệp sẽ đánh giá cao khi bạn có tầm nhìn tốt về việc sử dụng truyền thông xã hội. Đặc biệt là trong thời đại công nghệ đang phát triển như hiện nay.
Bài test nhân viên kinh doanh
Có rất nhiều công ty, doanh nghiệp đã ứng dụng bài test nhân viên kinh doanh để nâng cao hiệu quả tuyển dụng. Các bài test này nhằm bổ trợ cho buổi phỏng vấn trực tiếp. Và có khá nhiều dạng bài test được sử dụng để đánh giá năng lực của ứng viên. Chẳng hạn như test IQ, EQ, trắc nghiệm trí thông minh, kiểm tra kiến thức chuyên môn hoặc khả năng sử dụng ngoại ngữ. Bên cạnh đó, các bài test xác định tính cách cũng được sử dụng nhiều. Dưới đây là một số bài test tuyển dụng nhân viên kinh doanh mà bạn có thể tham khảo.
Với những thông tin chia sẻ về câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh ở trên, hy vọng sẽ hỗ trợ được cho bạn bí quyết phỏng vấn thành công. Đồng thời cũng giúp bạn đạt được cái nhìn về ngành nghề và cơ hội phát triển của công việc đó. Chúc các bạn luôn thành công với những lựa chọn của mình.
Là một người lãnh đạo, bạn luôn mong muốn có một không gian làm việc chuyên nghiệp, thể hiện đẳng cấp và tạo cảm hứng làm việc. Bàn giám đốc chữ L chính là lựa chọn hoàn hảo để đáp ứng những yêu cầu đó. Cùng Govi tìm hiểu về dòng sản phẩm này ngay […]
Trong không gian sống hiện đại, việc sắp xếp và bảo quản đồ đạc gọn gàng là điều vô cùng quan trọng. Và một trong những vật dụng hữu ích không thể thiếu đó chính là tủ gỗ nhỏ có khóa. Vậy tủ gỗ nhỏ có khóa là gì và tại sao nó lại trở […]
Bạn đang tìm kiếm một giải pháp làm việc hiệu quả mà không chiếm quá nhiều diện tích? Bạn muốn sở hữu một không gian làm việc hiện đại, tiện nghi ngay tại ngôi nhà của mình? Câu trả lời có thể nằm ở chiếc bàn làm việc treo tường. Vậy bàn làm việc treo […]
Xu hướng làm việc tại nhà và làm việc linh hoạt đang ngày càng phổ biến. Để tạo ra một không gian làm việc tiện nghi và hiệu quả tại nhà, nhiều người đã đầu tư vào các thiết bị hỗ trợ, trong đó có kệ màn hình máy tính. Vậy kệ màn hình có […]
Trong môi trường làm việc hiện đại, ghế xoay văn phòng không tay vịn ngày càng trở thành sự lựa chọn phổ biến của nhiều người. Với nhiều ưu điểm vượt trội, loại ghế này mang đến cho người dùng sự thoải mái nhưng vẫn đảm bảo yếu tố thẩm mỹ. Hãy cùng tìm hiểu […]
TƯ VẤN THIẾT KẾ TRỌN GÓI
Với hơn 10+ năm kinh nghiệm và tư vấn cho hơn 100.000 đối tác, Govi sẽ mang đến cho bạn thiết kế không gian 2D và định hướng không gian 3D miễn phí theo tiêu chí Phù hợp phong cách - Khẳng định chất riêng - Chi phí tối ưu - Đầy đủ tiện ích.
Govi chuyên cung cấp các loại bàn ghế, tủ tài liệu... hiện đại, chất lượng cao, đa dạng mẫu mã - kiến tạo không gian làm việc chuyên nghiệp và đẳng cấp.
Số 5 Nguyễn Khang, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà NộiXem bản đồ
53 Đinh Thị Thi, KĐT Vạn Phúc, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, Tp.HCMXem bản đồ