Nguy cơ rủi ro tài chính và cách phân tích rủi ro tài chính

Chia sẻ trên :
09-01-2023 1154 lượt xem

Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì rủi ro tài chính là nguy cơ tiềm ẩn cực kỳ phổ biến. Rủi ro này đến từ nhiều yếu tố tác động trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Vậy rủi ro tài chính là gì, làm sao để phân tích rủi ro của doanh nghiệp. Hãy cùng nội thất Govi đi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Rủi ro tài chính là gì? Các loại rủi ro tài chính

Đầu tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu về khái niệm rủi ro tài chính là gì và ảnh hưởng của nó với doanh nghiệp.

Khái niệm

Các rủi ro liên quan tới tổn thất tài chính của doanh nghiệp có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố bên ngoài.
Các rủi ro liên quan tới tổn thất tài chính của doanh nghiệp có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố bên ngoài.

Rủi ro tài chính tên tiếng Anh là Financial Risk dùng để chỉ các rủi ro có liên quan tới tổn thất tài chính của doanh nghiệp. Những rủi ro này có thể bắt nguồn từ rất nhiều yếu tố bên ngoài. Ví dụ như sự biến động thị trường, quyết định tài chính bên trong doanh nghiệp,…

Tùy theo tình hình thực tế mà rủi ro tài chính có thể biến đổi dưới nhiều dạng khác nhau. Đồng thời đối tượng tác động của rủi ro cũng rộng hơn như là Chính phủ, thị trường tài chính chung,…

Hơn thế nữa, việc xác định rủi ro tài chính sẽ giúp doanh nghiệp lường trước các vấn đề có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh. Từ đó có thể hạn chế tối đa tác động xấu đến doanh nghiệp cũng như chuẩn bị mọi phương án giải quyết khi phát sinh vấn đề.

Các loại rủi ro tài chính thường gặp

Hiện nay trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có rất nhiều dạng rủi ro tác động đến tài chính. Vì thế sau đây là một số dạng rủi ro chính mà các doanh nghiệp thường gặp phải.

Rủi ro tài chính thị trường

Nhắc đến rủi ro tài chính thị trường chính là nói đến các rủi ro phát sinh từ thay đổi trên thị trường mà doanh nghiệp kinh doanh.

Cụ thể những thay đổi trong nền kinh tế hay báo cáo thu nhập từ các doanh nghiệp đầu ngành sẽ ảnh hưởng đến giá trị những khoản đầu từ. Đồng thời doanh nghiệp sở hữu cổ phiếu ngắn hạn hoặc dài hạn đều gặp phải rủi ro tài chính thị trường.

Các rủi ro tài chính thị trường phát sinh từ những thay đổi trên thị trường mà doanh nghiệp kinh doanh.
Các rủi ro tài chính thị trường phát sinh từ những thay đổi trên thị trường mà doanh nghiệp kinh doanh.

Rủi ro tín dụng

Bên cạnh đó, rủi ro tài chính về tín dụng cũng là dạng rủi ro phổ biến hiện nay. Rủi ro tín dụng phát sinh khi doanh nghiệp mở rộng tín dụng cho khách hàng. Ngoài ra, rủi ro tài chính của doanh nghiệp về tín dụng cũng được dùng đối với công ty cung cấp dịch vụ tín dụng. Rủi ro tín dụng tác động đến các mặt sau:

  • Rủi ro khi cung cấp tín dụng cho phép khách hàng sử dụng nhưng họ không có khả năng chi trả.
  • Rủi ro với quá trình nhận tín dụng của doanh nghiệp cung cấp, những doanh nghiệp không thể chi trả đúng thời hạn. Từ đó, phía doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có thể ngừng cung cấp dịch vụ hoặc ngừng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ấy.

Rủi ro thanh khoản

Rủi ro thanh khoản còn hay được nhắc đến là Liquidity Risk dùng để chỉ rủi ro khi thanh khoản nguồn vốn hoạt động của doanh nghiệp. Để dễ hiểu tức là đề cập tới mức độ dễ dàng mà công ty có thể chuyển đổi các tài sản thành tiền mặt khi có nhu cầu gấp.

Với những trường hợp bất khả kháng hoặc các yếu tố đến từ môi trường vĩ mô thay đổi xấu có thể làm giảm doanh thu của doanh nghiệp. Vì thế doanh nghiệp có thể đối mặt với nhiều rủi ro lớn khi không đủ tiền mặt để chi trả các khoản phí hoạt động.

Rủi ro lãi suất

Ngân hàng thường là đối tượng của loại rủi ro lãi suất nhiều nhất.
Ngân hàng thường là đối tượng của loại rủi ro lãi suất nhiều nhất.

Rủi ro tài chính về lãi suất có thể được hiểu đơn giản là khoản tiền biến động bất lợi của lãi suất với giấy tờ có giá, sản phẩm phái sinh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài,… Đối tượng của loại rủi ro tài chính này thường là ngân hàng vì họ thường cho vay số tiền lớn.

Như vậy, để tránh hậu quả từ rủi ro tài chính thì doanh nghiệp luôn cố gắng lường trước các vấn đề có thể xảy ra. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng phương án ứng phó kịp thời để tránh thiệt hại nặng nề. Vậy làm sao để đo lường rủi ro tài chính doanh nghiệp? Cùng Govi tìm hiểu thêm ở mục sau của bài viết.

Phương pháp đo lường rủi ro tài chính

Để có thể đo lường rủi ro tài chính thì các bạn có thể thực hiện theo một số phương pháp sau đây.

Phương pháp thống kê

Dựa trên phương pháp thống kê sẽ giúp doanh nghiệp theo dõi các giai đoạn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh từ đó dự đoán các rủi ro xảy ra. Cùng với đó phương pháp thống kê cũng giúp xác định điểm tham chiếu từ đó cảnh báo cho người ra quyết định về các biện pháp phòng ngừa.

Tùy theo đặc điểm của từng doanh nghiệp mà sẽ xác định mức độ rủi ro khác nhau. Vì thế cần dựa trên nhiều yếu tố để có thể đánh giá rủi ro được chính xác nhất. Trong phương pháp thống kê sử dụng các số liệu như phân phối thống kê rủi ro, xác suất, độ lệch chuẩn, hồi quy và tương quan. Ngoài ra có không ít tổ chức sử dụng độ lệch chuẩn từ kết quả trung bình trong quá khứ để làm thước đo.

Tuy nhiên để sử dụng phương pháp này thì đòi hỏi cơ sở dữ liệu đáng tin cậy. Có làm được như vậy thì các nguy cơ rủi ro xác định mới được chính xác. Hơn thế nữa, cơ sở dữ liệu cần có hệ thống ghi lại để theo dõi các rủi ro bằng cách so sánh cụ thể.

Phương pháp này giúp doanh nghiệp theo dõi được các giai đoạn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh từ đó dự đoán các rủi ro xảy ra.
Phương pháp này giúp doanh nghiệp theo dõi được các giai đoạn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh từ đó dự đoán các rủi ro xảy ra.

Phương pháp phân tích

Cùng với đó phương pháp phân tích cũng được sử dụng hiệu quả để phân tích rủi ro của doanh nghiệp. Phương pháp này có ưu điểm không phụ thuộc vào các giả định về những việc xảy ra trong tương lai. Thay vào đó phương pháp phân tích sẽ tập trung vào những gì có thể đạt được hoặc mất đi trong tình huống cụ thể. Ví dụ, phương pháp phân tích rủi ro tài chính có thể dự đoán khả năng tăng hay giảm của số tiền trong tình huống cụ thể.

Phương pháp tình huống

Cách sử dụng phương pháp tình huống để phân tích rủi ro ưu tiên các giả định hơn là hành vị thị trường. Phương pháp này chủ yếu sử dụng các câu hỏi tình huống đặt vấn đề điều gì sẽ xảy ra và kết quả sẽ được định trước ở mỗi kịch bản. Tùy thuộc vào quy mô đầu tư mà độ sâu của kịch bản sẽ được xây dựng tương ứng.

Để xây dựng phương pháp tình huống thì sẽ được thực hiện theo quy trình 5 bước như sau:

Bước 1: Đầu tiên doanh nghiệp sẽ cần xác định hoạt động ổn định cho tất cả tài sản của họ. Ví dụ như tiền mặt, trái phiếu cổ phiếu,…

Bước 2: Tiếp đến sẽ cần tiến hành xác định ma trận liên kết. Đây là mối quan hệ giữa thanh khoản của doanh nghiệp với lãi suất hay tỷ giá hối đoái,…

Bước 3: Sau đó sẽ tính toán khoảng thời gian chuyển đổi sang tính thanh khoản. Thời gian này không giới hạn có thể là một tuần, một tháng miễn là doanh nghiệp được bảo vệ không gặp rủi ro.

Bước 4: Khi đã hoàn tất bước 3 thì doanh nghiệp tiếp tục tính toán mức độ tin cậy thống kê (Số liệu có thể là 95% hoặc 99%).

Bước 5: Cuối cùng doanh nghiệp sẽ tính toán kết quả và hoàn tất xác lập.

Phương pháp dự đoán về thiệt hại lớn nhất

Doanh nghiệp có thể dễ dàng chấp nhận các khoản lỗ nhỏ thông qua phương pháp dự đoán này.
Doanh nghiệp có thể dễ dàng chấp nhận các khoản lỗ nhỏ thông qua phương pháp dự đoán này.

Ưu điểm của phương pháp dự đoán về thiệt hại lớn nhất là giúp cho doanh nghiệp chấp nhận các khoản lỗ nhỏ. Trên thực tế, phương pháp này đã dự đoán trường hợp xấu nhất xảy ra với thiệt hại lớn nhất. Thế nên với các khoản lỗ nhỏ hơn sẽ không khiến doanh nghiệp bất ngờ và tác động xấu đến hoạt động kinh doanh.

Bên cạnh các phương pháp kể trên thì doanh nghiệp cũng có thể áp dụng các mô hình nghiên cứu hoạt động để phân tích rủi ro. Dựa trên các mô hình này sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn phân tích tổng quát và đánh giá được chính xác nhất.

Cách phân tích rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp

Cùng với các phương pháp đo lường rủi ro thì không ít doanh nghiệp cũng thực hiện các cách phân tích rủi ro nhằm đưa ra quyết định chính xác hơn. Thông thường họ sẽ thực hiện thông qua 2 phương pháp chính như sau:

Phương pháp định tính

Phương pháp phân tích rủi ro của doanh nghiệp định tính là sự đánh giá khả năng và ảnh hưởng của rủi ro trên cơ sở xác định mức độ ảnh hưởng và tính quan trọng của rủi ro đó. Đây là phương pháp cực kỳ quan trọng để phân tích chuyên sâu về các rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Cách thực hiện của phương pháp tập trung vào việc đánh giá xác suất phát sinh và tác động của rủi ro đến dự án. Trên cơ sở ấy sẽ đưa ra bảng thứ tự ưu tiên của các rủi ro để doanh nghiệp tập trung giải quyết hiệu quả.

Tuy nhiên để đảm bảo thực hiện phương pháp này thì cần đảm bảo đầy đủ các yếu tố như kế hoạch quản lý, yếu tố môi trường doanh nghiệp, quy trình tổ chức dự án, phạm vi dự án và các đăng ký rủi ro.

Phương pháp định tính tập trung vào việc đánh giá xác suất phát sinh và tác động của rủi ro đến dự án.
Phương pháp định tính tập trung vào việc đánh giá xác suất phát sinh và tác động của rủi ro đến dự án.

Phương pháp định lượng

Thông qua sự xác định số lượng các rủi ro có thể phát sinh tác động đến dự án đang thực hiện. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể tính toán là dự án có tính khả thi trên thực tế hay không.

Thông thường, phương pháp phân tích rủi ro tài chính định lượng sẽ thực hiện cùng với phương pháp định tính. Ngoài ra trong một số trường hợp cũng có thể thực hiện độc lập tùy thuộc vào hoạt động quản trị của dự án. Với các dự án có quy mô lớn thì sẽ ưu tiên thực hiện phương pháp định lượng để đưa ra các quyết định quan trọng.

Khi thực hiện thì doanh nghiệp cần đảm bảo đầy đủ các yếu tố như: kế hoạch quản lý rủi ro, quản lý chi phí, quy trình tổ chức dự án, yếu tố môi trường và các yếu tố về đăng ký rủi ro.

Dựa trên nguồn dữ liệu vào đa dạng thế nên quá trình đánh giá rủi ro bằng phương pháp này khá chính xác, khách quan. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp phân tích định lượng là tốn thời gian, chi phí và khó tiếp cần. Ngoài ra để thực hiện thì cũng đòi hỏi cần có phần mềm chuyên dụng để xây dựng và phân tích mô hình rủi ro.

Trên đây Govi đã chia sẻ các bạn về nguy cơ rủi ro tài chính và các phương pháp để đo lường và phân tích rủi ro. Cùng đón chờ Govi trong những bài viết tiếp theo để cập nhật liên tục thông tin mới nhất từ chúng tôi.

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Tin tức khác

Những tư vấn mới những xu hướng nội thất văn phòng 2024
Quỹ lương là gì?
Quỹ lương là gì? 5 Bước xây dựng quỹ lương doanh nghiệp

Trước khi đi vào hoạt động của một doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với câu hỏi liên quan đến nguồn ngân sách như: “Quỹ lương là gì?”. Đây là một vấn đề quan trọng, thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về bản chất và cách xây dựng quỹ lương […]

So sánh giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing
Inbound marketing là gì? So sánh với Outbound marketing

Hai phương pháp marketing phổ biến được các doanh nghiệp áp dụng kết hợp với nhau là Inbound Marketing và Outbound Marketing. Cho dù, hai phương pháp này phổ biến nhưng các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự hiểu rõ hai loại hình marketing này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông […]

Bất cứ tổ chức nào cũng cần xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp
Bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp | Các quy tắc cơ bản

Ở quá trình hình thành nền văn hóa của mỗi tổ chức, bất cứ nhà quản trị nào cũng sẽ phải xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp một cách cực kỳ cụ thể. Đến với bài viết ngày hôm nay, mời bạn hãy cùng theo chân Govi đi tìm hiểu chi […]

Sự ra đời của bản đồ chiến lược đã mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích
Bản đồ chiến lược | Cách vẽ Strategy Map chuẩn

Thay vì phải sử dụng những báo cáo phức tạp, sự ra đời của bản đồ chiến lược đã giúp doanh nghiệp thấy được mối liên kết giữa các mục tiêu chung của tổ chức một cách thống nhất. Đến với bài viết ngày hôm nay, Govi sẽ hướng dẫn bạn quy trình xây dựng […]

Work From Home được nhiều công ty ưa chuộng trong thời kỳ đại dịch Covid-19
Work From Home | Lợi ích và thách thức khi làm việc tại nhà

Trong thời kỳ dịch Covid-19 bùng phát, Work From Home đã nhanh chóng trở thành hình thức làm việc tại nhà được đông đảo doanh nghiệp ưa chuộng. Không chỉ góp phần giải quyết những vấn đề do dịch bệnh gây ra, WFH còn mang tới cho tổ chức nhiều lợi ích. Chi tiết hơn […]

TƯ VẤN THIẾT KẾ TRỌN GÓI

Với hơn 10+ năm kinh nghiệm và tư vấn cho hơn 100.000 đối tác, Govi sẽ mang đến cho bạn thiết kế không gian 2D và định hướng không gian 3D miễn phí theo tiêu chí Phù hợp phong cách - Khẳng định chất riêng - Chi phí tối ưu - Đầy đủ tiện ích.

Tư vấn ngay
homeTrang chủ
mapShowroom
call
messMessenger
zaloZalo
messHợp tác messMessenger zaloChat Zalo showrommShowroom callGọi ngay