Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định mới nhất

Chia sẻ trên :
09-01-2023 353 lượt xem

Thuế thu nhập doanh nghiệp là khoản phí có vai trò quan trọng với doanh nghiệp. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp, công ty vẫn chưa nắm được hết quy định và cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp chính xác. Trong bài viết này, Govi sẽ chia sẻ cho các bạn các vấn đề liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp. Đồng thời hướng dẫn cách tính thuế theo quy định mới nhất 2022.

Doanh nghiệp nào phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp?

Các khoản thu từ kinh doanh, sản xuất hàng hóa sẽ phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Các khoản thu từ kinh doanh, sản xuất hàng hóa sẽ phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thuế thu nhập doanh nghiệp tên tiếng Anh là Profit Tax. Đây là khoản thuế trực thu, đánh trực tiếp vào khoản thu nhập chịu thuế từ doanh nghiệp. Trong đó bao gồm các khoản thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa và các dịch vụ, thu nhập khác theo quy định của pháp luật.

Dựa trên Khoản 1 Điều 2 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 thì các doanh nghiệp sau sẽ cần đóng thuế.

  • Những doanh nghiệp hình thành theo quy định của pháp luật như doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty hợp danh và công ty cổ phần.
  • Doanh nghiệp thành lập theo quy định pháp luật nhưng không có cơ sở tại Việt Nam hoặc được thành lập ở nước ngoài.
  • Tổ chức được thành lập trên cơ sở luật hợp tác xã.
  • Đơn vị sự nghiệp được thành lập dựa trên luật pháp Việt Nam.
  • Các tổ chức khác có thu nhập từ các hoạt động kinh doanh, sản xuất.

Như vậy, toàn bộ các doanh nghiệp thuộc đối tượng trên đều phải đóng đầy đủ thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định Nhà nước. Vậy cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp như thế nào?

Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định mới nhất

Dựa trên cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất hiện nay thì doanh nghiệp sẽ không cần phải làm tờ khai tạm tính theo quý. Thay vào đó chỉ cần tạm tính số tiền và nộp. Sau đó đến cuối năm thì sẽ tiến hành làm tờ khai quyết toán nộp thuế.

Tại điều 1 Thông Tư 96/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính đã quy định về công thức tính toán thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

Thuế thu nhập doanh nghiệp = (Thu nhập tính thuế – Khoản tiền lập quỹ khoa học công nghệ) x Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

Trong trường hợp doanh nghiệp không có khoản tiền trích thành lập quỹ khoa học công nghệ thì thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được tính như sau:

Thuế thu nhập doanh nghiệp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thu nhập doanh nghiệp

Lưu ý: Khoản tiền lập quỹ khoa học công nghệ chỉ được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm.

Thu nhập tính thuế

Thu nhập tính thuế của doanh nghiệp sẽ được tính dựa trên một công thức riêng.
Thu nhập tính thuế của doanh nghiệp sẽ được tính dựa trên một công thức riêng.

Thu nhập tính thuế của doanh nghiệp được xác định dựa trên công thức sau đây:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – (Thu nhập miễn thuế + Những khoản lỗ kết chuyển)

Trong đó:

  • Những khoản lỗ kết chuyển là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế. Tuy nhiên khoản này không bao gồm các khoản lỗ kết chuyển từ các năm trước đó. Sau khi doanh nghiệp quyết toán thuế mà lỗ thì phải chuyển tất cả số lỗ vào thu nhập chịu thuế của các năm sau. Thời gian chuyển lỗ không được quá thời hạn 5 năm kể từ năm tiếp sau phát sinh lỗ.
  • Thu nhập miễn thuế: Đây là những khoản thu nhập dành cho các doanh nghiệp đặc thù và sẽ không phải chịu thuế.
  • Thu nhập chịu thuế: Là những thu nhập từ hoạt động kinh doanh, sản xuất hàng hóa và các dịch vụ khác của doanh nghiệp. Thu nhập chịu thuế được xác định dựa trên tổng của hiệu số của doanh thu với các chi phí được trừ với các khoản thu nhập khác. Công thức: Thu nhập chịu thuế = (Doanh thu – Chi phí được trừ) + Thu nhập khác.

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

Dựa trên cơ sở căn cứ tại Điều 111 Thông tư 78/2014/TT-BTC và Điều 11,12 Thông tư 96/2015/TT-BTC thì mức thuế suất được quy định với các ngành sẽ như sau:

  • Doanh nghiệp được thành lập trên cơ sở pháp luật Việt Nam sẽ chịu thuế suất 20%.
  • Doanh nghiệp hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm chịu thuế suất 32 – 50%. Tuy nhiên mức thuế suất chính xác của doanh nghiệp sẽ còn dựa trên vị trí khai thác.
  • Doanh nghiệp hoạt động thăm dò, tìm kiếm, khai thác mỏ tài nguyên quý hiếm áp dụng thuế suất 50%. Ví dụ: mỏ vàng, mỏ bạch kim, mỏ đá quý, đất hiếm,… Tuy nhiên một số trường hợp mỏ quý hiếm được quy định tại Nghị định 218/2013/NĐ-CP thì áp dụng thuế suất 40%.

Hướng dẫn các bước tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Vừa rồi chúng ta đã cùng tham khảo công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Tiếp sau đây Govi sẽ hướng dẫn chi tiết về các bước tính thuế.

Tổng hợp doanh thu để tính thu nhập chịu thuế

Doanh nghiệp cần xác định doanh thu, chi phí để tính thu nhập chịu thuế.
Doanh nghiệp cần xác định doanh thu, chi phí để tính thu nhập chịu thuế.

Trước hết doanh nghiệp cần xác định chính xác doanh thu, các khoản chi phí để từ đó tính toán thu nhập chịu thuế. Nguồn dữ liệu sẽ được lấy từ sổ sách kế toán và các tài khoản đã hạch toán cuối quý.

  • Doanh thu trong sổ sách sẽ được đánh dấu ở đầu 5 và đầu 7. Ví dụ kết chuyển doanh thu là Nợ 511 – Có 911, Kết chuyển doanh thu tài chính là Nợ 515 – Có 911,…
  • Chi phí sẽ được đánh dấu đầu 6 và đầu 8. Ví dụ Nợ 911 – Có 632 là kết chuyển chi phí giá vốn, Nợ 911 – 642 là kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp,…

Tuy nhiên các bạn cần lưu ý chỉ có những chi phí được trừ mới được đưa để tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Vì thế khi tính toán các bạn cần loại bỏ các khoản phí không được trừ.

Khi đã tổng hợp số liệu thì các bạn sẽ lấy toàn bộ khoản tiền đầu 5 và đầu 7 trừ đi tổng khoản tiền của đầu 6 và đầu 8.

  • Nếu kết quả nhỏ hơn 0 thì doanh nghiệp tạm thời không cần nộp thuế.
  • Nếu kết quả lớn hơn 0 thì doanh nghiệp cần nộp thuế theo trình tự các bước tiếp theo.

Tính thu nhập tính thuế

Khi đã xác định được các khoản lỗ kết chuyển lớn hơn 0 thì sẽ tiếp tục xem xét về các khoản lỗ kết chuyển từ kỳ trước. Nếu có thì bạn sẽ chuyển để giảm hoặc có thể không phải nộp thuế. Từ đó có thể xác định được thu nhập tính thuế dựa trên công thức sau:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập miễn thuế – Các khoản lỗ

Trong trường hợp thu nhập tính thuế nhỏ hơn 0 thì doanh nghiệp tạm thời không cần nộp thuế. Còn nếu thu nhập tính thuế lớn hơn 0 thì các bạn tiếp tục thực hiện bước 3.

Xác định Khoản tiền lập quỹ khoa học công nghệ

Nếu doanh nghiệp có khoản tiền lập quỹ khoa học công nghệ thì sẽ được xác định tại bước này. Còn trong trường hợp doanh nghiệp không có quỹ khoa học công nghệ thì sẽ bỏ qua và đến bước 4.

Xác định tiền thuế thu nhập doanh nghiệp

Nếu có khoản tiền trích lập quỹ khoa học công nghệ, doanh nghiệp sẽ được trừ khoản tiền đó khi tính thuế.
Nếu có khoản tiền trích lập quỹ khoa học công nghệ, doanh nghiệp sẽ được trừ khoản tiền đó khi tính thuế.

Tại bước này các bạn sẽ áp dụng công thức giới thiệu ở phần trên. Tuy nhiên cần chú ý chia trường hợp nếu có khoản tiền trích lập quỹ khoa học công nghệ.

Thuế thu nhập doanh nghiệp = (Thu nhập tính thuế – Khoản tiền lập quỹ khoa học công nghệ) x Thuế suất

Nếu không có khoản tiền lập quỹ khoa học công nghệ thì sẽ bỏ qua và áp dụng công thức:

Thuế thu nhập doanh nghiệp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

Khi đã xác định tiền thuế thu nhập doanh nghiệp thì các bạn tiếp tục thực hiện bước 5 sau đây.

Tính tiền thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm

Số tiền thuế TNDN được giảm sẽ được xác định dựa trên công thức:

Số tiền thuế giảm = Số tiền thuế phải nộp x 30%

Công thức trên là ví dụ áp dụng với các doanh nghiệp có doanh thu dưới 200 tỷ.

Xác định thuế TNDN phải nộp (sau khi giảm)

Cuối cùng các bạn sẽ xác định thuế TNDN cần phải nộp trên cơ sở công thức sau đây:

Số tiền thuế TNDN cần nộp = Số thuế phải nộp – Số thuế được giảm

Trong đó: Số thuế phải nộp được xác định ở bước 4 và số thuế được giảm được xác định ở bước 5.

Tuy nhiên các bạn cần để tâm đến thời hạn nộp tiền. Thời hạn chậm nhất phải nộp là 30 ngày tháng đầu của quý sau. Nếu nộp muộn thì sẽ bị phạt theo các mức tương đương.

Đối tượng nào được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp

Đối với một số đối tượng doanh nghiệp, Nhà nước đã áp dụng giảm thuế.
Đối với một số đối tượng doanh nghiệp, Nhà nước đã áp dụng giảm thuế.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề đặc thù thì Nhà nước đã áp dụng giảm thuế thu nhập doanh nghiệp với một số đối tượng doanh nghiệp. Trong đó bao gồm:

  • Doanh nghiệp thành lập dựa trên pháp luật Việt Nam.
  • Tổ chức thành lập dựa trên Luật hợp tác xã.
  • Đơn vị sự nghiệp thành lập dựa trên pháp luật Việt Nam.
  • Tổ chức khác thành lập dựa trên pháp luật Việt Nam có thu nhập.

Như vậy các đối tượng doanh nghiệp trên sẽ có thể nhận được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên để áp dụng giảm thuế thì cần có các điều kiện khác như là tổng doanh thu dưới 200 tỷ. Đây là nhóm doanh nghiệp dễ bị tổn thương và cần hỗ trợ để giúp họ có thể đảm bảo hoạt động kinh doanh, sản xuất.

Hướng dẫn kê khai giảm thuế thu nhập doanh nghiệp

Khi doanh nghiệp đã đủ điều kiện để xét giảm thuế thu nhập doanh nghiệp thì cần thực hiện theo trình tự sau để đảm bảo đúng theo trình tự pháp luật.

Khai báo thông tin doanh nghiệp

Để nộp hồ sơ xin xét giảm thuế thu nhập doanh nghiệp thì trước hết doanh nghiệp cần khai báo đầy đủ thông tin doanh nghiệp. Các thông tin cần thiết như là tên công ty, địa chỉ, số điện thoại liên hệ,…  

Khai thuế

Sau đó bạn sẽ chọn tiếp mẫu khai Thuế TNDN ở mẫu 03/TNDN. Tại đây bạn tiếp tục chọn vào PL 114/2020/NĐ-CP. Cuối cùng thì doanh nghiệp cần kê khai thông tin và kê khai thuế   để xét giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thủ tục kê khai, quyết toán và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

Thủ tục kê khai, quyết toán và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ diễn ra theo trình tự các bước sau đây:

Doanh nghiệp khai quyết toán thuế

Khai quyết toán thuế đối với doanh nghiệp là vô cùng cần thiết.
Khai quyết toán thuế đối với doanh nghiệp là vô cùng cần thiết.

Đầu tiên doanh nghiệp sẽ khai quyết toán thuế TNDN theo quy định của pháp luật tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP. Toàn bộ các doanh nghiệp có trong diện kê khai và quyết toán thuế đều cần thực hiện để đảm bảo đúng thời hạn.

Chuẩn bị hồ sơ

Tiếp đến doanh nghiệp sẽ cần chuẩn bị đầy đủ thành phần hồ sơ cần thiết để có thể thực hiện quyết toán. Trong đó phải gồm một số hồ sơ như: mẫu quyết toán thuế 03/TNDN, Báo cáo tài chính năm, phụ lục kèm theo.

Nếu doanh nghiệp có trong diện miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp thì cần chuẩn bị các hồ sơ có liên quan để đảm bảo hợp pháp.

Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

Cuối cùng doanh nghiệp sẽ tìm đến cơ quan thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp để nộp. Đồng thời cần đặc biệt lưu tâm đến thời hạn để tránh bị phạt.

Trên đây chúng tôi đã hướng dẫn cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định mới nhất. Cùng với đó là một số thông tin khác có liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp. Hãy đón chờ Govi ở những bài viết tiếp theo để cập nhật thêm nhiều thông tin mới nhất từ chúng tôi.

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Tin tức khác

Những tư vấn mới những xu hướng nội thất văn phòng 2024
Bất cứ tổ chức nào cũng cần xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp
Bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp | Các quy tắc cơ bản

Ở quá trình hình thành nền văn hóa của mỗi tổ chức, bất cứ nhà quản trị nào cũng sẽ phải xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp một cách cực kỳ cụ thể. Đến với bài viết ngày hôm nay, mời bạn hãy cùng theo chân Govi đi tìm hiểu chi […]

Sự ra đời của bản đồ chiến lược đã mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích
Bản đồ chiến lược | Cách vẽ Strategy Map chuẩn

Thay vì phải sử dụng những báo cáo phức tạp, sự ra đời của bản đồ chiến lược đã giúp doanh nghiệp thấy được mối liên kết giữa các mục tiêu chung của tổ chức một cách thống nhất. Đến với bài viết ngày hôm nay, Govi sẽ hướng dẫn bạn quy trình xây dựng […]

Work From Home được nhiều công ty ưa chuộng trong thời kỳ đại dịch Covid-19
Work From Home | Lợi ích và thách thức khi làm việc tại nhà

Trong thời kỳ dịch Covid-19 bùng phát, Work From Home đã nhanh chóng trở thành hình thức làm việc tại nhà được đông đảo doanh nghiệp ưa chuộng. Không chỉ góp phần giải quyết những vấn đề do dịch bệnh gây ra, WFH còn mang tới cho tổ chức nhiều lợi ích. Chi tiết hơn […]

Hiểu rõ Onboarding là gì giúp doanh nghiệp tiếp nhận nhân sự mới hiệu quả
Onboarding là gì? Quy trình Onboarding 03 bước cực hiệu quả

Khi hiểu rõ khái niệm Onboarding là gì, doanh nghiệp sẽ có thể áp dụng quy trình này một cách hiệu quả để giúp nhân sự mới làm quen và hòa nhập vào môi trường tập thể nhanh chóng hơn. Đến với bài viết ngày hôm nay, mời bạn hãy cùng Govi đi tìm hiểu […]

Nhà tuyển dụng luôn quan tâm tới việc viết thư từ chối ứng viên sao cho lịch sự
Mẫu thư từ chối ứng viên khéo léo, tinh tế và chuyên nghiệp

Làm sao để viết thư từ chối ứng viên khéo léo, tinh tế và chuyên nghiệp luôn là vấn đề quan trọng được đông đảo nhà tuyển dụng quan tâm để góp phần giữ gìn hình ảnh của doanh nghiệp. Nếu đang thắc mắc vì sao lại phải gửi email thông báo này tới ứng […]

TƯ VẤN THIẾT KẾ TRỌN GÓI

Với hơn 10+ năm kinh nghiệm và tư vấn cho hơn 100.000 đối tác, Govi sẽ mang đến cho bạn thiết kế không gian 2D và định hướng không gian 3D miễn phí theo tiêu chí Phù hợp phong cách - Khẳng định chất riêng - Chi phí tối ưu - Đầy đủ tiện ích.

Tư vấn ngay
homeTrang chủ
mapShowroom
call
messMessenger
zaloZalo
messHợp tác messMessenger zaloChat Zalo showrommShowroom callGọi ngay